(Siêu hay) Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn

(Siêu hay) Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn hay đặc sắc nhất, gợi ý cho các em HS cách hoàn thiện bài văn đạt điểm cao 9, 10. Mời các em cùng tham khảo trên HoaTieu.vn.

Đề bài: Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó. (Câu 1 trang 62 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống).

Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn lớp 4
Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn lớp 4

1. Tìm ý Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn

- Các em học sinh có thể chọn sự việc đã tham gia hoặc chứng kiến thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn, ví dụ như: thăm viện bảo tàng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương binh – liệt sĩ, tặng quà người già, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam,...

- Nhớ lại những hoạt động, việc làm chính và sắp xếp theo đúng trình tự.

2. Dàn ý Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn

Chọn Thuật lại một sự việc Thăm nghĩa trang liệt sĩ.

1. Mở bài

- Dẫn dắt về lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ

- Giới thiệu một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ

2. Thân bài

- Thời gian, địa điểm việc làm đó diễn ra: Vào ngày 27/7, ngày đầu xuân năm mới...; tại nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm...

- Hoàn cảnh: trong buổi lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ,...

- Diễn biến sự việc: em được chứng kiến hay tham gia?

+ Em đã làm việc gì, cùng với ai?

+ Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

3. Kết bài

- Cảm nhận của em về việc làm biết ơn thương binh, liệt sĩ.

3. Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó

Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn: Thăm nghĩa trang liệt sĩ (8 mẫu)

Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn lớp 4
Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn lớp 4

Để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, trường em phát động phong trào thi đua tháng 12 với chủ đề "Uống nước nhớ nguồn": mỗi thầy cô, học sinh sẽ thực hiện việc tốt có ý nghĩa để thể hiện thể hiện lòng biết ơn với các chiến sĩ bộ đội, các thương binh, liệt sĩ.

Các hoạt động ý nghĩa như: viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi; về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ... được các khối lớp thực hiện rất tích cực và hăng hái. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy Chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi. Tổ em được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy Đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng rất khang trang. Đến thăm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về.

Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn: Thăm khu di tích lịch sử đền Hùng

Nội dung bài viết thuộc bản quyền Hoatieu.vn.

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng 3"

Truyền thống uống nước nhớ nguồn từ lâu đã là một đức tính tốt đẹp được truyền qua các thế hệ người Việt. Chính vì vậy cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm hàng triệu người con đất Việt lại trở về đền Hùng để cùng tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Và thật may mắn, trong dịp lễ hội đền Hùng năm ngoái em đã có dịp đến thăm đất tổ thông qua chuyến du lịch thăm quan trải nghiệm do nhà trường tổ chức.

Tối hôm trước ngày đi thăm quan đền Hùng, cả đêm em đã không ngủ được vì hồi hộp khi mình sắp được đặt chân đến vùng đất linh thiêng đền Hùng. Sáng hôm đó em dạy rất sớm, mang theo chiếc balo đã được mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và vật cần thiết cho chuyến đi. Đúng 6h30 phút sáng, đoàn xe thăm quan của trường bắt đầu chuyển bánh. Trên xe thầy cô và các bạn ai ai cũng vui mừng khi sắp được đến thăm quan đền Hùng.

Đến 8h30 cả đoàn đã đến cổng khu di tích lịch sử đền Hùng. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân xuống vùng đất địa linh nhân kiệt thờ tự 18 đời vua Hùng là một cảm xúc tự hào khôn tả. Bao quanh khu di tích là cảnh núi non hùng vĩ với nhiều cây đại thụ vững chãi như: thiên tuế, đa, trò, thông…

Điểm thăm quan đầu tiên cả đoàn bước vào là khu di tích Đền Hạ tương truyền là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Tiếp theo, em cùng thầy cô và các bạn leo tiếp để khu di tích đền Trung tương truyền xưa kia Vua Hùng bàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên, núi sông cùng các Lạc tướng, Lạc Hầu. Nhìn ngôi đền đứng uy nghiêm giữa núi non đại ngàn trong tâm trí em như vang vọng lại tiếng nói của ngàn xưa, những buổi họp quan bàn việc nước của các vua Hùng. Tiếp theo, chúng em lại tiếp tục di chuyển đến đền Thượng, là nơi nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Thời xưa, vua Hùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiện nghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Sau khi thăm quan đền Thượng thì chúng em được tự do thăm quan trong khu di tích đền Hùng. Buổi chiều, đúng 3h cả đoàn lại lên xe trở về trường.

Chuyến đi đền Hùng đã kết thúc tốt đẹp. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ đối với em cùng các bạn học sinh để tìm hiểu thêm về cội nguồn của mình cũng như nhiều thông tin bổ ích về khu dic tích đền Hùng cũng như con người và vùng vũng đất Phú Thọ.

Tham khảo thêm:

Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn: Thăm quan bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (4 mẫu)

Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàn tích do chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian. Là một học sinh lớp 4 với niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn Lịch sử, chuyến trải nghiệm thăm quan Viện bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã để lại rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi.

Như bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”, hiểu được đạo lý đơn giản đấy giúp tôi ngày càng yêu thích tìm hiểu lịch sự và biết ơn sâu sắc đối với tấm lòng yêu nước và sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước.

Thông qua chuyến đi tham quan và tận mắt chứng kiến những hình ảnh, những đồ vật,.. liên quan trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tôi cảm nhận sâu sắc được sự khốc liệt, tội ác, hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân Việt Nam. Từ đó để thấy được từ trong nghiệt ngã, đớn đau về cả tinh thần lẫn thể xác là sự khát khao, ý chí kiên cường vươn lên, hướng tới hòa bình ngày càng mãnh liệt.

Chúng tôi tới thăm Viện bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Bảo tàng là một sự diễn đạt lịch sử trực tiếp về chặng đường tiến tới nền độc lập của Việt Nam – một chặng đường đẫm máu đầy những chết chóc và bom mìn kéo dài gần hết cả thế kỷ 20 và được bắt đầu với cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Pháp. “Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập” – Hồ Chí Minh đã từng viết.

Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày trong bảo tàng là minh chứng cho tội ác của thực dân và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Chiếc máy chém sắc lạnh gợi những nỗi ám ảnh nặng nề cho người thăm. “Chuồng cọp”, “địa ngục trần gian” được phục chế theo mô hình ở nhà tù Côn Đảo được tái hiện chân thực, phản ánh đầy đủ sự dã man, tàn ác tra tấn các chiến sỹ cộng sản của bọn tàn ác. Mỹ ngụy áp dụng những biện pháp tra tấn chiến sỹ cộng sản hết sức tàn độc. Mỗi ngăn chuồng cọp dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét và cao 3 mét. Mùa nóng nhốt từ 5 tới 14 người, ngược lại mùa lạnh chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt.

Bị đầy đọa trong chuồng cọp, sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật rồi hàng loạt bức hình dội bom, tàn phá khắp các miền quê được tái hiện, gây cảm giác đau lòng, buồn bã cho người xem.

Đó là hình bom dội tàn phá khắp các miền quê từ Nam ra Bắc, giết chết biết bao nhiêu là người già, trẻ em vô tội, có những trận bom dội hủy diệt cả những ngôi trường nơi trẻ em đang học, tàn phá làng mạc quê hương. Hình ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng gào thét trên đường quê mịt mù khói sương với vết phỏng bom napal của Mỹ tứa máu trộn đất, phủ khắp toàn thân.

Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/09/1975 Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được đổi tên thành nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990). Trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (ngày 04/07/1995).

Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 35 năm nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn đau và đầy tự hào cho dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một quá khứ đáng hổ thẹn cho đế quốc Mỹ. Đối với thế giới, chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại – một căn bệnh chết người và hết sức dai dẳng.

Tôi - một học sinh Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên, tự do, luôn ghi nhớ rằng bản thân thật may mắn vì cuộc sống hòa bình ấy được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hùng dân tộc.

Tham khảo thêm:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
1.389 164.080
4 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Long Nguyễn

    nnnnjkjjnj

    Thích Phản hồi 17:30 09/03
    • 🖼️
      Mi Vũ thị

      Văn hay quá hahahhahahahahhahahhahahahhahagahhahahahaggaga

      Thích Phản hồi 18:54 14/03
      • 🖼️
        Cuộc sống quanh ta

        Có bài văn nào ngắn hơn không gợi ý cho tôi vài bài văn ngắn hơn với tôi đang rất cần xin cảm ơn

        Thích Phản hồi 19:12 17/03
        • 🖼️
          Nguyen Bichnga

          hông


          Thích Phản hồi 19:13 18/03
      • 🖼️
        phend kis

        no

        Thích Phản hồi 21:09 31/03
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
        Chia sẻ
        Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
        Đóng