(Siêu hay) Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc
(Siêu hay) Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc ở nhà. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu - Giải bài tập Câu 1, 2 trang 42 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều - Trao đổi: Em đọc sách báo. Mời các em cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập chi tiết dưới đây để cùng hoàn thành tốt bài tập theo yêu cầu SGK nhé!
Đề bài: Em đọc sách báo trang 42 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
1. Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc ở nhà
2. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b, Câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Câu 1, 2 trang 42 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
1. Câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước
Một số câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về đề tài xây dựng đất nước mà các em HS có thể tham khảo như: Đôi dép Bác Hồ, Ba chiếc ba lô, Hũ gạo cứu đói; Bài thơ Chú bộ đội, Đất Nước, Việt Bắc...
2. Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc ở nhà
Câu chuyện Đôi dép Bác Hồ
Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.
Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...
Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:
- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.
Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...
Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.
Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...
Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...
Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ.
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...
Câu chuyện Hũ gạo cứu đói
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới, nhà nước non trẻ phải đối diện với những “kẻ thù” đó là giặc đói, giặc dốt, ngân khố trống rỗng, thù trong giặc ngoài… tất cả đều đe dọa đến sự tồn vong của đất nước. Đặc biệt nạn đói năm Ất Dậu xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
Giữa lúc “quốc khố khánh kiệt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào “Hũ gạo cứu đói”. Người nêu ra biện pháp khắc phục: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”. Tiếp đó, để cổ vũ tinh thần cứu đói, Người đã viết bài “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên báo Cứu Quốc số 53 (28/9/1945) với nội dung như sau: “…Lúc chúng ta bưng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước. Cứ 10 ngày nhìn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng, đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên…”
Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai (khoảng ba, bốn tháng) sẽ mở một cuộc quyên góp. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người đói. Bác thực hiện đúng như vậy và tới lấy phần gạo của mình, tự tay đổ vào hũ gạo chống đói. Thời gian càng lùi xa càng thấy đây quả là một “phát minh” màu nhiệm. Ngày ấy, chủ trương vừa đưa ra, tại các thôn làng, đi khắp hang cùng ngõ hẻm đâu đâu cũng nô nức phong trào “Hũ gạo cứu đói”.
Hạt gạo lúc này rõ ràng quý hơn cả vàng bạc, châu báu. Ngày ngày, người nọ tự giác nhắc người kia mỗi bữa bớt một lẻ gạo, chỉ mong mau chóng được đầy hũ để mang đi cứu giúp những gia cảnh khó khăn. Qua phong trào “Hũ gạo cứu đói”, lịch sử lại được chứng kiến thêm một sự thật, một đỉnh cao vời vợi về lẽ sống “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
.....................
Bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)
- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
..................
3. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu
Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao
Em thích chi tiết:
"Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép.."
Chi tiết đó thể hiện lối sống giản dị, tiết kiệm và một nhân cách cao đẹp ở Bác Hồ.
Câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Câu chuyện Đôi dép Bác Hồ là một câu chuyện nhỏ, nhưng mang ý nghĩa lớn như một minh chứng sinh động về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức sang trọng. Chính cốt cách giản dị ấy đã góp phần làm tôn lên sự vĩ đại của Người. Cuộc đời của Người từ một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công - Poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn luôn giữ một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Suốt đời Người sống trong sạch vì dân, vì nước, vì con người, không gợn một chút riêng tư. Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ mãi là tấm gương sáng cho bao lớp người Việt Nam noi theo.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Cánh Diều mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
210 câu hỏi trắc nghiệm Toán 4 có đáp án cực kì chi tiết
Top 4 Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết trong đó có sử dụng mẫu câu ai thế nào?
(Siêu hay) Nêu cảm nghĩ của em về người lính đảo Trường Sa
Ma trận đề thi học kì Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Cả năm 2023-2024
Ma trận đề thi học kì môn Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Cả năm
Top 5 Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa
(Siêu hay) Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe lớp 4
(Siêu hay) Trình bày ý kiến về một người đã lao động, chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1
- Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?
- Cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa siêu hay 2024
- Bài chuẩn Em nghĩ như thế nào về nét riêng (ngoại hình, giọng nói, cách ăn mặc,....) của mỗi người
- Cực chuẩn Viết một câu giới thiệu bản thân hoặc bạn. Chỉ ra danh từ mà em đã sử dụng
- Top 6 mẫu Cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã nghe hoặc đã học
- Nêu cảm nghĩ về đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1
- Top 5 mẫu Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó
- Top 6 mẫu Viết đoạn văn (hoặc 4-6 dòng thơ) về Con giáp mà em thích 2024 hay nhất
- Top 6 mẫu Viết đoạn văn (hoặc 4-6 dòng thơ) về Con giáp là tuổi của em 2024 hay nhất
- (Mẫu chuẩn) Đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Chiếc lá
- Bài 2
- Luyện tập viết đơn trang 25 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh Diều
- (Siêu hay) Viết một đoạn văn ngắn 2-3 câu về quê hương em hoặc nơi em ở. Chỉ ra các danh từ chung và riêng
- (Siêu hay) Viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động
- (Siêu hay) Viết một đoạn văn về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp (giấu tên)
- (Siêu hay) Viết một đoạn văn hoặc chép một đoạn thơ, câu đố, câu hát về một con vật chăm chỉ
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5
- Bài 6
- (Siêu hay) Viết một đoạn văn ngắn 3-5 câu nói về những việc em thường làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường
- (Siêu hay) Viết một đoạn văn tưởng tượng cảnh Tin-tin và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu
- (Siêu hay) Tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời lớp 4
- Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về ước mơ
- Bài 7
- Bài 8
- Bài 9
- (Siêu hay) Viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó
- (Siêu hay) Viết đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào
- (Siêu hay) Viết đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào
- Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe
- (Siêu hay) Viết thư thăm hỏi người thân, thầy cô, bạn bè hoặc một người khác lớp 4
- Bài 11
- Trình bày ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 11
- Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng nhân ái trong đời sống
- Viết đoạn văn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập (hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao)
- Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo
- Bài 12
- Bài 13
- Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc
- Đóng vai một nhân vật trong Chuyện của loài chim, viết đoạn văn kể về một công trình xây dựng
- Viết đoạn văn kể về những đổi mới ở quê hương em hoặc nơi gia đình em ở
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm lớp 4
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13
- Bài 14
- Tả ngoại hình của một con vật
- Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở bài 14
- Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước lớp 4
- Viết một đoạn văn ngắn 4 - 5 câu về các chiến sĩ ở Trường Sa, có trạng ngữ lớp 4
- Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
- Viết đoạn văn (hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta
- Bài 15
- Bài 16
- Viết đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh
- Đóng vai chi đội trưởng, viết báo cáo kết quả thảo luận của chi đội gửi cô giáo (thầy giáo) Tổng phụ trách đội
- Bạn Lâm dự định viết một bản hướng dẫn trồng cây
- Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) em đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước hoặc những tấm gương trong chiến đấu, học tập, rèn luyện,... của thiếu nhi Việt Nam
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn lớp 4
- Viết đoạn văn nêu những điều em thích trong câu chuyện thiếu nhi cả nước làm kế hoạch nhỏ
- Bài 17
- Viết lời hướng dẫn các bước mặc áo phao phù hợp với mỗi hình
- Viết đoạn văn ngắn 3-5 câu tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa trong vườn hoa
- Viết lời hướng dẫn phù hợp với mỗi hình về cách lắp pin cho một chiếc điều khiển
- Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về một nhà thám hiểm
- Viết bài văn ngắn hướng dẫn các bạn sử dụng một cái bình tưới cây
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của em trong một buổi tham quan hoặc du lịch cùng lớp em (hoặc gia đình em)
- Bài 18
- Thuật lại một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em
- Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem
- Viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) giới thiệu về gia đình em, trong đó có tên trường em
- Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết
- Viết đoạn văn về một đội bóng (hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích
- Viết bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích
- Bài 19
Bài viết hay Lớp 4
Đề cương ôn thi Lịch sử Địa lý lớp 4 kì 1 Sách mới 2023-2024
(Siêu hay) Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện Thi nhạc
(Siêu hay) Viết 3 - 4 câu bày tỏ suy nghĩ của em về Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia
Top 3 Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em ngắn, siêu hay
Top 70 bài Tả một con vật mà em yêu thích ngắn gọn, hay nhất
(Siêu hay) Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước lớp 4