(Siêu hay) Trình bày ý kiến về một người đã lao động, chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên

(Siêu hay) Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người gồm gợi ý và 14 bài văn mẫu ngắn gọn, hay đặc sắc, độc đáo nhất, giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài tập theo yêu cầu SGK. Các em cùng theo dõi chi tiết tại bài viết sau của HoaTieu.vn nhé!

Câu 1 trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người (Câu 1 Những tấm gương sáng trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức).

1. Gợi ý Trình bày ý kiến về một người đã lao động, chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người

Trình bày ý kiến về một người đã lao động, chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người

2. Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người

Suốt hai năm cả nước gồng mình chống dịch, giữa trăm ngàn gian lao, vất vả thì có lẽ điều ai cũng cảm thấy ấm lòng chính là nghĩa tình đồng bào tỏa sáng khắp nơi, là hình ảnh của các lực lượng trên tuyến đầu, của hàng nghìn nhân viên y tế trên khắp mọi miền đất nước đang dốc hết sức “chiến đấu” với đại dịch. Và Đất mỏ Quảng Ninh tự hào vì có những y bác sĩ như thế, những người luôn sẵn sàng bước vào “tuyến lửa”, sẵn sàng cống hiến vì sức khỏe và hạnh phúc nhân dân.

Hai năm qua, toàn ngành đã huy động hàng nghìn nhân viên y tế tham gia công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, đợt bùng phát dịch thứ 3 đầu năm 2021, tình hình dịch ở Quảng Ninh bước vào giai đoạn căng thẳng nhất. Khi ấy, Khoa xét nghiệm của các đơn vị y tế đâu đâu cũng sáng đèn 24/24 giờ, nhân viên y tế làm việc xuyên trưa, thâu đêm. Máy móc, trang thiết bị và con người đã chạy hết công suất để có kết quả sớm nhất, chính xác nhất. Mỗi cán bộ y tế phải làm việc bằng hai khi vừa đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn, vừa sẵn sàng tham gia công tác phòng chống dịch. Không kể ngày đêm, mưa nắng hay gió rét, không phân biệt biên giới hay hải đảo, họ luôn kịp thời có mặt ở những điểm nóng nhất của dịch, kiên cường bám trụ nhanh chóng để truy vết, điều tra, khoanh vùng, dập dịch, quyết tâm cùng nhân dân chiến đấu với dịch bệnh.

Nhiệm vụ này nối tiếp nhiệm vụ kia, bước vào chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 diện rộng lớn nhất từ trước đến nay trong toàn tỉnh, ngành Y tế tiếp tục huy động tổng lực tham gia. Đội ngũ nhân viên y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được điều động, hỗ trợ tăng cường liên tục giữa các địa phương, làm việc không có ngày nghỉ để hoàn thành chiến dịch một cách nhanh nhất, sớm tạo “lá chắn” bảo vệ cộng đồng trước diễn biến phức tạp của dịch. Qua 30 đợt tiêm vắc-xin phòng Covid-19, từ tháng 4/2021 đến ngày 17/2/2022, Quảng Ninh đã có 1.129.950 người được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Trong đó, gần 900.000 người dân đã được tiêm liều tăng cường mũi 3, đạt 80%.

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ chống dịch tại tỉnh, gần 600 “chiến sĩ” áo trắng của Quảng Ninh một lần nữa chẳng quản ngại gian khó, hiểm nguy, sẵn sàng lên đường “chia lửa” với các tỉnh bạn. Khi lên đường vào Bình Dương các y bác sỹ đều đã chuẩn bị tâm thế làm hết việc chứ không hết giờ và cũng không hẹn trước ngày về. Gác lại gia đình, mọi nỗi niềm riêng, hành trang họ mang theo là niềm tin, khát khao cống hiến bởi hơn lúc nào hết, mỗi y bác sĩ đều nguyện gánh vác thêm gian khổ trên vai để sát cánh cùng cả nước kiên cường chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh.

Những ý bác sỹ tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung chính là những tấm gương sáng người về lao động, chiến đấu, hi sinh hết mình, chẳng quản ngại khó khăn, gian khổ để kiểm soát và dập tắt hiệu quả dịch Covid-19, góp phần đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho nhân dân cả nước.

Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người
Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người

3. Trình bày ý kiến về một người đã lao động, chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người số 2

Cách đây 6 tháng, mạng xã hội tràn ngập lời chia sẻ, thương tiếc và tri ân 3 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy tại quán karaoke trên đường Quan Hoa (Hà Nội) làm lòng em lại nao nức những điều tri ân, biết ơn vô cùng. Và hôm nay, em muốn nói về nghề lính cứu hỏa.

Chiều 1/8/2022, nhận được tin báo cháy tại Quan hoa, ít ai nghĩ, đó là lần làm nhiệm vụ cuối cùng của ba người chiến sĩ anh hùng. Đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau khi giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra. Sáng cùng ngày, cũng chính các anh, đã giải cứu 2 nạn nhân trong một vụ cháy nhà dân gần đó. Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống. Nhưng lòng em lại nghẹn ngào làm sao về nghề lính cứu hỏa. Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người. Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.

Rồi mai đây, cuộc sống sẽ lại bình yên trở lại, sự hy sinh của các anh mãi mãi luôn là điều thường trực trong trái tim mỗi người dân. Biết ơn vô cùng, nghề lính cứu hỏa.

4. Ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh số 3

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.

Có lần, lang thang trên hè phố, em bắt gặp một chị lao công đang cặm cụi quét từng mảnh rác trên đường, chị kể với tôi rằng: Làm nghề này lắm lúc khóc thầm không ai hay. Bởi nghề lao công lương thấp nhưng đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, và áp lực thời gian rất lớn, nguy hiểm luôn rình rập nhưng lại bị ánh mắt xem thường của mọi người.

Chị bảo, mùa nào cũng có vất vả của nó. Mùa hè đi làm nắng nôi, vất vả, mồ hôi ướt đẫm áo, chỉ được mát một chút vào buổi tối nhưng mùi rác ngày nóng lại nồng nặc rất khó chịu. Vào những ngày đông, đêm hôm lạnh giá, vắng vẻ, mưa phùn, nên dễ bị ốm hơn, ấy vậy mà chị vẫn cót két đẩy xe đi trong cái vắng, cái sợ… rồi cũng thành quen. Điều duy nhất an ủi chị chính là con cái không bao giờ coi thường nghề của mẹ. Còn người đi đường, có đôi khi vô cớ chửi "Con quét rác" khiến chị cảm thấy tủi thân!

Làm nghề khác có thể xin nghỉ phép được chứ nghề lao công thì rất khó, bởi rác thải chỉ cần một ngày không dọn dẹp là ngập ngụa đường phố, muốn kiếm người thay cũng không dễ vì ai cũng có phần công việc của mình. Khi làm, phải canh thời gian quét cho kịp xe rác tới, mà rác thì lúc nhiều lúc ít không thể kiểm soát được.

Đã gắn bó với cái nghề này thì đành chấp nhận không có ngày lễ, tết trọn vẹn. Nhiều lúc nhìn gia đình người ta cùng dắt díu nhau đón giao thừa, xem pháo hoa, sum họp bên mâm cỗ cúng đầu năm, chị chỉ có thể ứa nước mắt mà nghĩ về hai đứa con thơ đang buồn buồn tủi tủi ở góc nhà, nhà cửa ai cũng tinh tươm còn nhà mình thì chưa sửa soạn gì cho ra hồn.

Nghe chị tâm sự mà em thấy khoé mắt mình cay cay. Em ước gì những ngày lễ, ngày tết, ai ai khi đi chơi hay tụ họp đều có thể đem rác bỏ vào thùng và không xả vương vãi ra đường, để những người lao công như chị đỡ vất vả, đi làm về sớm sum họp cùng gia đình.

Hãy biết ơn và tôn trọng họ. Vì bạn biết không, nghề nào cũng đáng được trân quý. Những đêm thức trắng trong tiếng chổi khuya của họ đã giúp cho cuộc của chúng ta thêm dễ dàng. Không khí trong lành và những rác bẩn không thể làm phiền người trong thành phố.Thành phố của chúng mình trở nên xinh đẹp hơn nhờ những con người thầm lặng ấy.

5. Trình bày ý kiến về một người đã lao động, chiến đấu, hi sinh (10 mẫu)

Có lẽ rằng thế hệ chúng ta đã quen những bài học, những câu chuyện kể về người lính chiến trên đất liền với biết bao gian khó vất vả thời chống Pháp, chống Mỹ hào hùng, đầy máu và nước mắt. Thì ngày hôm nay chúng ta phải công tâm hơn khi giành thêm nhiều tình yêu thương và lòng trân trọng đặc biệt đối với những chiến sĩ đang ngày đêm canh gác nơi đảo xa, chiến đấu ngay cả trong thời bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, bảo vệ hạnh phúc, bình yêu cho nhân dân. Họ chiến đấu không chỉ là với sóng dữ, bão giật liên miên mà còn là với những thế lực thù địch luôn mang trong mình âm mưu bành trướng trên vùng biển của nước ta một cách trắng trợn.

Hẳn chúng ta đã nghe và vẫn còn nhớ ngày 14/3/1988 lịch sử tại đảo đá Gạc Ma, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh anh dũng trên vùng biển của quê hương để bảo vệ từng hòn đá, hòn sỏi của dân tộc. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, một cuộc chiến mà chưa cần đánh họ đã biết rằng bản thân mình lần này "một đi không trở lại", thế nhưng trong lịch sử dân tộc người lính Việt Nam chưa từng lùi bước dù chỉ một lần. Trong tâm hồn những con người bất khuất ấy luôn vững vàng một suy nghĩ dù là đất liền hay biển đảo cũng đều là máu thịt quê hương, họ quyết hy sinh máu thịt của mình để bảo vệ từng tấc đất, từng hạt muối của dân tộc, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù độc ác và phi nghĩa. Trận chiến Gạc Ma dù đã đi qua 32 năm, thế nhưng nỗi đau về sự hy sinh và mất mát của những người con anh hùng vẫn còn mãi in dấu trong tấm lòng những đồng chí, đồng đội, thân nhân của họ và tất cả những người dân Việt Nam. Đồng thời đó cũng là sự nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của đất nước, giặc dữ không làm gì được ta trên đất liền, thì chúng lại ngấp nghé vùng biển cả. Và nhiệm vụ của người lính hải quân lại càng trở nên trọng yếu và nặng nề. Hãy nhớ rằng, khi chúng ta yên giấc say nồng, thì ngày đêm vẫn có những con người đứng nơi đầu sóng ngọn gió, căng mắt nhìn về vùng biển xa xăm, dõi theo từng biến động của biển cả. Vì Tổ quốc, vì nhân dân người lính hải quân đã hy sinh quá nhiều, đó là những hy sinh chúng ta sẽ chẳng bao giờ tưởng tượng nổi. Một người lính chấp nhận rời bỏ quê hương êm ấm, vòng tay mẹ già, người vợ mới cưới, những đứa em thơ để lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng ấy là bảo vệ biển cả. Ở nơi đảo xa ấy, cuộc sống khó khăn muôn bề, ngày đêm hứng chịu sóng, gió đại dương, màu da ai nấy cũng nhuộm màu nâu, nồng đượm hơi thở của khơi xa. Cuộc sống luôn căng thẳng khi phải liên tục đối diện nhiều hiểm nguy từ những trận bão rung giật nhà giàn, từ những đợt lượn phướn, xâm phạm bằng tàu của kẻ thù. Người chiến sĩ miền biển luôn phải chuẩn bị cho mình một tinh thần thép, một sự hy sinh vì Tổ quốc có thể ập đến bất cứ lúc nào, thậm chí đó là những cái chết đớn đau, thảm thiết, thân thể mãi làm bạn với biển khơi. Tuy vậy họ có sợ hãi không? Không? Đã làm người lính, họ không được phép sợ hãi hay run rẩy trước kẻ thù, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc luôn nồng cháy trong tim đã cho họ một tinh thần quả cảm và kiên cường hơn tất cả mọi kẻ thù bất nghĩa. Thế nhưng sau bao nhiêu những hy sinh chịu đựng ấy họ đã nhận lại được những gì? Một lời ca tụng tán dương, một vài tấm bằng khen hay mức lương hưu chục triệu nhiều người mơ ước? Không, bấy nhiêu ấy làm sao có thể bù đắp cho quãng đời người lính. Tôi đã từng nghe ở đâu đó một câu rằng "Không có hạnh phúc nào cho người lính", lúc ấy tôi đã nghĩ rằng có lẽ câu nói ấy là để dành cho những người lính trong thời chiến, nhưng bây giờ tôi mới thấm thía rằng, ngay cả trong thời bình, người lính vẫn chưa từng có hạnh phúc cho riêng mình. Đơn giản vì họ không được phép ích kỷ, thế nên cuộc đời họ lắm lúc cay đắng. Đặc biệt là với người lính hải quân, cả một đời gắn bó với biển cả, vài năm với được nghỉ phép một lần, nhưng sự sum họp ngắn ngủi ấy làm sao bù đắp được cho họ và gia đình những ngày tháng cách biệt trùng trùng. Cha mẹ già mỏi mắt trông con, đến khi họ nhắm mắt mà đứa con ngoài khơi xa cũng không thể kịp về gặp lần cuối, người vợ trẻ dành hết thanh xuân để chờ chồng, nếu có con họ lại vò võ nuôi con một mình, có lẽ so với góa bụa họ chỉ hơn được một nỗi ấy là niềm tin về người chồng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc. Rồi những đứa trẻ sinh ra nhưng số lần gặp cha chỉ đếm trên đầu ngón tay, thiếu thốn những cái ôm ấp bế bồng, thiếu thốn tình cảm của cha, thiệt thòi biết bao nhiêu. Rồi nói về người lính hải quân, họ chịu nhiều gian khổ, cuộc sống nơi biển đảo, vừa thiếu thốn vật chất cũng lại thiếu hụt cả về tinh thần. Mà đôi lúc trái tim thép của họ cũng nhiều buồn tủi, chua xót. Có lần tôi đọc câu chuyện của một người chiến sĩ hải quân, anh đã đến gần chục năm không về thăm nhà, mà luôn xin ở lại trực Tết, người ta vẫn luôn thấy lạ lùng, nhưng có ai thấu hiểu được nỗi đau của một người lính công tác xa mà người vợ ở nhà lại không thể giữ được lòng chung thủy. Bỗng chốc anh chẳng còn nhà, biết về đâu, thì thôi đành ở lại với anh em. Và còn biết bao câu chuyện lỡ dở tình duyên khác nữa của người lính, đặc biệt là người chiến sĩ hải quân, tôi bỗng thấy càng thương và trân trọng họ nhiều hơn nữa.

Biển đảo chính là máu thịt không thể tách rời của quê hương, mất đi một phần chính là nỗi đau đớn của toàn dân tộc. Thế nên thế hệ trẻ chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trên mọi phương diện, ra sức thi đua học tập thật tốt để góp phần kiến thiết đất nước mai sau. Làm sao cho xứng đáng với những con người vẫn ngày đêm canh giữ nơi đảo xa, bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của dân tộc, cho chúng ta một cuộc sống yên bình tốt đẹp. Những nỗi vất vả, hy sinh và nỗi đau của người lính xứng đáng nhận được sự thấu hiểu, trân trọng và yêu thương của chúng ta hơn bao giờ hết.

Tham khảo thêm:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
30 4.580
0 Bình luận
Sắp xếp theo