(Siêu hay) Lập dàn ý thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn lớp 4

(Siêu hay) Lập dàn ý thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn lớp 4 gồm 4 mẫu dàn ý chi tiết nhất, gợi ý cho các em học sinh cách Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức). Mời các em cùng tham khảo chi tiết trên HoaTieu.vn.

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó (Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống).

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc trang 61
Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc trang 61 Tiếng Việt 4 KNTT

1. Gợi ý Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn

Các em có thể lựa chọn sự việc bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn như: thăm viện bảo tàng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương binh – liệt sĩ, tặng quà người già, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam,... Em nhớ lại những hoạt động, việc làm chính và sắp xếp theo đúng trình tự.

2. Lập dàn ý thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn

Lập dàn ý thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn

Dàn ý thuật lại một chuyến đi tham quan và tưởng nhớ nghĩa trang liệt sĩ

1. Mở bài

- Dẫn dắt về lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ

- Giới thiệu một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ

2. Thân bài

- Thời gian, địa điểm việc làm đó diễn ra: Vào ngày 27/7, ngày đầu xuân năm mới...; tại nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm...

- Hoàn cảnh: trong buổi lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ,...

- Diễn biến sự việc: em được chứng kiến hay tham gia?

+ Em đã làm việc gì, cùng với ai?

+ Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

3. Kết bài

- Cảm nhận của em về việc làm biết ơn thương binh, liệt sĩ.

Dàn ý thuật lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng

Dàn ý dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

- Mở bài:

Truyền thống uống nước nhớ nguồn từ lâu đã là một đức tính tốt đẹp được truyền qua các thế hệ người Việt. Chính vì vậy cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm hàng triệu người con đất Việt lại trở về đền Hùng để cùng tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Và thật may mắn, trong dịp lễ hội đền Hùng năm ngoái em đã có dịp đến thăm đất tổ thông qua chuyến du lịch thăm quan trải nghiệm do nhà trường tổ chức.

- Thân bài:

  • Sáng hôm đó em dạy rất sớm, mang theo chiếc balo đã được mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và vật cần thiết cho chuyến đi.
  • Đúng 6h30 phút sáng, đoàn xe thăm quan của trường bắt đầu chuyển bánh. Trên xe thầy cô và các bạn ai ai cũng vui mừng khi sắp được đến thăm quan đền Hùng.
  • Đến 8h30 cả đoàn đã đến cổng khu di tích lịch sử đền Hùng. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân xuống vùng đất địa linh nhân kiệt thờ tự 18 đời vua Hùng là gì?
  • Điểm thăm quan đầu tiên cả đoàn bước vào là khu di tích Đền Hạ tương truyền là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng...
  • Tiếp theo, chúng em lại tiếp tục di chuyển đến đền Thượng,...
  • Sau khi thăm quan đền Thượng thì chúng em được tự do thăm quan trong khu di tích đền Hùng.
  • Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.

- Kết bài: Chuyến đi đền Hùng đã kết thúc tốt đẹp. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ đối với em cùng các bạn học sinh để tìm hiểu thêm về cội nguồn của mình cũng như nhiều thông tin bổ ích về khu dic tích đền Hùng cũng như con người và vùng vũng đất Phú Thọ.

Dàn ý thuật lại một chuyến đi tham quan bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Dàn ý dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

- Mở bài:

Năm vừa rồi, trường tổ chức cho chúng em một chuyến tham quan đến bảo tàng chứng tích chiến tranh tại TP.HCM.

- Thân bài:

+ Bảo tàng được xây dựng từ năm 1975, khi đất nước được giải phóng khỏi tay đế quốc Mĩ.

+ Chúng em đã đi tham quan cả ba tầng của bảo tàng, mỗi tầng có chủ đề và những hiện vật riêng.

+ Một trong những điểm dừng chân nổi bật em ấn tượng nhất ở tầng 1 đó chính là “Chuồng cọp” – một kiểu giam giữ của nhà tù Côn Đảo.  Chuồng cọp được coi là một nơi tra tấn khủng khiếp nhất của quân Mỹ đối với những tù nhân yêu nước.

  • Nêu cảm xúc: Được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm ở những nơi khủng khiếp như vậy em mới thấy ý chí của những người con Việt Nam quật cường và kiên định đến nhường nào...

+ Tầng 1 còn là nơi trưng bày những hiện vật lớn như máy bay chiến đấu, xe tăng...

+ Tiếp đến hai tầng trệt của bảo tàng là thế giới của những hình ảnh, những dốc mốc lịch sử tải hiện lại cả một quãng thời gian lịch sử đầy máu lửa.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.

- Kết bài: Sau chuyến tham quan, chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thời kì lịch sử của dân tộc, sống lại tinh thần yêu nước hừng hực bùng cháy một thuở ấy!

Dàn ý thuật lại một chuyến viếng lăng Bác

- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.

- Thân bài:

+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng.

+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây.

+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.

+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.

+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.

+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.

- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.

3. Bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
477 49.109
0 Bình luận
Sắp xếp theo