(Siêu hay) Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 - 2 danh từ tìm được ở bài tập 3

Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 - 2 danh từ tìm được ở bài tập 3 - là nội dung Câu 4 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 1: Luyện từ và câu: Danh từ trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 KNTT mà các em học sinh phải hoàn thành. Dưới đây là gợi ý giải bài tập Câu 4 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 KNTT, mời các em cùng tham khảo để nhanh chóng hoàn thành bài tập nhé!

Gợi ý giải Câu 4 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 KNTT được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 - 2 danh từ tìm được ở bài tập 3
Giải Câu 4 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 KNTT

1. Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 - 2 danh từ tìm được ở bài tập 3

  • Các bạn học sinh đã sắp xếp bút, thước, sách vở gọn gàng trên bàn học.
  • Cô giáo giao bài tập về nhà cho học sinh.
  • Giáo viên phát đề thi cho học sinh.
  • Trước khi cô giáo vào lớp, các bạn học sinh tổ hai đã lau bảng sạch sẽ.
  • Thầy giáo đang dùng phấn viết lên bảng tên bài học hôm nay: Luyện từ và câu: Danh từ.
  • Bàn, ghế, sàn nhà được các bác lao công dọn dẹp sạch sẽ.
  • Học sinh xếp gọn đồ dùng học tập vào cặp sách để chuẩn bị ra về.
  • Cô giáo đang viết lên bảng mẫu chữ in hoa.
  • Lớp trưởng đi đến từng bàn để phát bài kiểm tra toán.
  • Đầu giờ học, lớp phó học tập đi thu vở bài tập của cả lớp.
  • Trong giờ kiểm tra hôm nay, em cho bạn Lan mượn bút và tẩy.
  • Em dùng thước kẻ, que tính để làm toán.
  • Em dùng bút mực nắn nót viết từng hàng chữ đều tăm tắp.
  • Hết giờ học, em cất gọn hộp bút, sách vở vào cặp sách để chuẩn bị ra về.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Đặt câu chứa danh từ lớp 4, giúp các em HS có thêm ý tưởng để biết cách đặt câu có chứa danh từ thật hay và đạt điểm cao nhé.

2. Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em

Mời các bạn tham khảo gợi ý giải Câu 3 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức: Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em thuộc nội dung bài tập Luyện từ và câu: Danh từ lớp 4.

3. Danh từ là gì?

Danh từ là từ thường được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm. Đây là một trong những loại từ thông dụng nhất của Tiếng Việt. Danh từ luôn thay đổi và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người trong quá trình giao tiếp.

4. Các loại danh từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có 4 loại danh từ chính như sau:

a. Danh từ chỉ sự vật: Đây là loại danh từ thường đại diện cho tên gọi, bí danh, địa danh, sự vật. Danh từ chỉ sự vật được chia thành hai nhóm là danh từ chung và danh từ riêng

- Danh từ chung: Là những danh từ chỉ tên gọi hay dùng để mô tả sự vật, sự việc mang tính khái quát, rất nhiều nghĩa mà không chủ ý nói đến một sự vật duy nhất nào. Danh từ chung được chia thành 2 loại sau:

  • Danh từ cụ thể: Là danh từ mô tả sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan như thính giá, thị giá, xúc giác,... Ví dụ: đũa, thìa, bát,...
  • Danh từ trừu tượng: Là những danh từ không thể cảm nhận bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác,... Ví dụ: ý nghĩa, tinh thần,...

- Danh từ riêng: Là danh từ chỉ tên riêng của người, sự vật, hay địa danh cụ thể. Ví dụ: Hà Nội (tên thành phố), Nguyễn Ái Quốc ( tên người),... Đây là những danh từ có tính đặc trưng và tồn tại duy nhất.

b. Danh từ chỉ đơn vị: Đây cũng là danh từ chỉ sự vật, nhưng có thể được định lượng, trọng lượng hoặc ước lượng. Loại này rất đa dạng và có thể được chia thành các nhóm sau:

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Đơn vị tự nhiên hiểu một cách đơn giản là đơn vị thường dùng trong giao tiếp để biểu thị số lượng sự vật, con vật. Ví dụ: mảnh, cái, hòn,...

- Danh từ đơn vị chính xác: Đây là những đơn vị xác định trọng lượng, kích thước và khối lượng hoàn toàn chính xác. Ví dụ: tấn, tạ, yến,...

- Danh từ chỉ thời gian: Đây là những danh từ dùng để chỉ khoảng thời gian. Ví dụ: thế kỷ, thập ký, năm, tháng, giờ, phút, giây,...

- Danh từ đơn vị ước lượng: Loại danh từ này không chỉ số lượng cố định. Nó được sử dụng để đếm những thứ xuất hiện trong các tổ hợp như: nhóm, tổ, đàn,...

- Danh từ tổ chức: Đây là loại danh từ dùng để chỉ các tổ chức, đơn vị hành chính như: huyện, ấp, quận, thành phố,...

c. Danh từ chỉ khái niệm: Các danh từ này mô tả theo nghĩa trừu tượng hơn là mô tả trực tiếp một sự vật, sự kiện cụ thể. Khái niệm ra đời và tồn tại trong nhận thức, ý thức của con người. Điều này có nghĩa là những khái niệm này không tồn tại trong thế giới thực, đôi khi còn được gọi là tâm linh, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như thị giác, thính giác,...

d. Danh từ chỉ hiện tượng: Đây là loại danh từ dùng để chỉ các dạng hiện tượng do thiên nhiên sinh ra, do con người tạo ra trong môi trường không gian và thời gian. Loại này được chia thành các nhóm nhỏ như sau:

- Hiện tượng tự nhiên: Những hiện tượng này tự sinh ra trong tự nhiên mà không chịu bất kì tác động nào từ ngoại lực. Ví dụ: Mưa, gió, sấm, chớp, bão,...

- Hiện tượng xã hội: Đây là những hiện tượng xã hội, hành động, sự việc do con người tạo ra. Ví dụ: Chiến tranh, nội chiến,...

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
13 4.684
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm