(Siêu hay) Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết

(Siêu hay) Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết gồm những bài văn mẫu lớp 4 giới thiệu về những lễ hội mùa xuân tiêu biểu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam như: lễ hội chùa Hương, Lễ hội Yên Tử, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương... ngắn gọn, chọn lọc hay nhất do HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp để gửi đến các em HS. Mời các em cùng tham khảo để có thêm tư liệu hoàn thiện bài giới thiệu của mình nhé!

Đề bài: Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (Khởi động - Đi hội chùa Hương trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống).

1. Những lễ hội mùa xuân tiêu biểu ở 3 miền Việt Nam

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết

- Lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc: Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội Khai ấn đền Trần, Lễ hội Yên Tử, Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội chùa Dâu, Lễ hội chùa Hang...

- Lễ hội mùa Xuân nổi tiếng ở miền Trung: Lễ hội Đền vua Mai, Hội vật làng Sình, Lễ hội Cầu Ngư,...

- Lễ hội mùa Xuân nổi tiếng ở miền Nam: Lễ hội núi Bà Đen, Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, Lễ hội đền Đức Thánh Trần...

2. Tìm ý Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết

Gợi ý Giới thiệu một lễ hội mùa xuân
Gợi ý Giới thiệu một lễ hội mùa xuân

Gợi ý Giới thiệu một lễ hội mùa xuân:

- Đó là lễ hội gì?

- Diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

- Trong lễ hội có các hoạt động nào?

3. Giới thiệu lễ hội mùa xuân: Hội chọi gà Ngũ Xã

Bài viết về lễ hội mùa xuân dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Hội chọi gà Ngũ Xã quê em được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

Trận đấu gà chọi nảy lửa thu hút đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Cuộc đấu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà lao vào nhau chiến đấu rất hăng chiến, tung cánh bay lên cho đối thủ những đòn cước mạnh mẽ, nhanh như cắt. Sau một hồi đấu, chú gà mang số 01 đã giành chiến thắng.

Em rất thích xem các trận đấu gà vì đây là dịp để những người mê gà, có tinh thần thượng võ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm luyện gà; là dịp để những chú gà chọi phô diễn khả năng.

4. Giới thiệu lễ hội mùa xuân: Lễ hội chùa Hương

Hàng năm vào dịp Tết đến xuân về, các du khách từ khắp nơi đổ về, nô nức tham gia lễ hội Chùa Hương quê em. Nếu như các bạn chưa biết thì Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Hương Sơn, là một quần thể danh lam thắng cảnh tọa lạc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nơi đây được coi là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam, đồng thời cũng là biểu tượng tín ngưỡng Phật giáo của thủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.

Lễ hội chùa Hương quê em là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, thường thu hút đông đảo du khách do thời điểm này cảnh sắc và thời tiết đẹp nhất để du khách có thể vãn cảnh.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như hát chèo, hát văn bên cạnh đó còn có các cuộc thi mang tính thể thao như leo núi, đua thuyền,...Xưa kia, người dân mở hội chùa Hương với ý nghĩa khai sơn, mở rừng. Ngày nay, lễ hội chùa Hương còn mang ý nghĩa khai chùa, mở chùa để người dân đến đây cầu tài cầu lộc cầu bình an cho gia đình.

5. Giới thiệu lễ hội mùa xuân lớp 4: Lễ hội Yên Tử

6. Giới thiệu lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương

Chắc hẳn người Việt Nam không ai là không biết đến câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Câu ca thân thương nhắc gợi nhắc về Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10/3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa dân gian và kết thúc vào ngày 10/3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Năm 2007, Quốc Hội đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi, trên toàn thế giới vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

7. Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (10 mẫu)

Tham khảo chi tiết tại đây:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
5 110
0 Bình luận
Sắp xếp theo