(Mẫu chuẩn) Lập dàn ý bài văn tả một cây bóng mát lớp 4 ngắn gọn, chi tiết nhất
(Mẫu chuẩn) Lập dàn ý bài văn tả một cây bóng mát lớp 4 gồm TOP 10 Dàn ý tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở ngắn gọn, chi tiết nhất. Đây là tài liệu hữu ích để các em HS tham khảo nhằm nắm được cấu trúc những ý cần có trong bài văn tả cây che bóng mát. Từ đó triển khai và hoàn thiện bài tập làm văn của mình cho thật hay, ấn tượng, đạt điểm cao. Các em cùng tham khảo nhé!
Lập dàn ý tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
Cấu trúc bài văn tả một cây bóng mát lớp 4
1. Mở bài:
Giới thiệu cây (hoặc tả bao quát về cây bóng mát). Có thể mở bài bằng một trong những cách sau:
a. Giới thiệu ngay cây cần tả (mở bài trực tiếp).
b. Nói về những chuyện có liên quan để dẫn đến giới thiệu cây cần tả (mở bài gián tiếp).
2. Thân bài:
- Tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kì phát triển của cây. (Nếu mở bài chỉ giới thiệu, không tả bao quát về cây thì trong phần thân bài, em sẽ tả bao quát trước khi tả các bộ phận của cây).
a. Tả bao quát:
- Tầm cao, tán lá đặc biệt nổi bật của cây khi mới nhìn hoặc nhìn từ xa.
b. Tả chi tiết lần lượt từng bộ phận của cây khi mới nhìn hoặc tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây.
- Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên): + Rễ cây có đặc điểm gì?
+ Gốc cây to hay nhỏ?
+ Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
+ Lá: hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
+ Hoa: màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa?
+ Quả (nếu có): những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả? - Hoặc tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây (Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả)?
- Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người...
3. Kết bài: Có thể kết bài theo một trong những cách sau:
a. Nêu cảm nghĩ về cây (kết bài không mở rộng).
b. Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết bài mở rộng).
Sơ đồ tư duy tả một cây bóng mát
I. Lập dàn ý cho bài văn tả cây bóng mát lớp 4 chi tiết nhất
1. Dàn ý tả cây bóng mát lớp 4 Cây phượng
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng được miêu tả
Thời học sinh qua đi, mỗi người đều mang trong tim những bóng hình để thương để nhớ. Là người bạn cùng bàn, là dáng thầy vững chãi, là dáng cô mềm mại, là dãy bàng phủ bóng mát, và cũng là hàng phượng vĩ nở hoa rực sắc sân trường. Cây phượng đã vẽ nên cả một bầu trời chói lọi màu hoa đỏ cho những tháng ngày đến trường của tôi và bạn bè tôi.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát về cây phượng
- Nằm ở góc sân trường, chiếm một phần không gian khá rộng trên sân.
Xung quanh gốc cây là bồn cây hình tròn, cao tầm bằng một chiếc ghế đỏ cỡ trung bình.
Là địa điểm ưa thích cho tôi cũng như nhiều bạn học sinh khác vào giờ ra chơi của những tiết đổi giờ mùa hạ, nào là nhảy dây, đá cầu, cầu lông, hay chỉ là ngồi gốc cây để ngắm nhìn sắc xanh thiên thanh của trời hòa với màu đỏ rực của những chùm hoa.
b. Miêu tả thân và rễ cây
- Cây cao khoảng năm mét.
- Thân rộng khoảng ba mét.
- Bao bên ngoài thân là lớp vỏ cây sần sùi, nhưng bên trong chính là mạch nhựa sống vẫn hừng hực ngầm chảy đưa nước và muối khoáng đến từng ngọn lá nhành hoa.
- Nuôi cây lớn, cho thân cây vững chãi chính là nhờ bộ rễ chùm ăn sâu xuống đất, bám vào lòng đất mẹ để lấy những gì tinh túy cho lá cho hoa. Có những chiếc rễ lâu năm, nổi cả lên mặt đất thành những vết lồi lõm rõ ràng như muốn phá thủng lớp đất mà chồi lên.
c. Miêu tả cành, lá, hoa và quả phượng
- Cành phượng đâm trổ từ thân chính ra xung quanh như những chiếc tay vươn ra để vẫy gọi với nắng với gió
- Cành khoác lên mình chiếc áo màu xanh tươi mát, ấy là màu của lá cây. Lá phượng không phải lá bản to như bàng mà là loại lá lông chim, từ nhánh chính có những nhánh nhỏ hơn mọc ra, và trên những nhánh phụ ấy là từng chiếc lá nhỏ tí mọc so le nhau. Lá phượng nhìn như đuôi con chim phượng hoàng, cái tên “phượng vĩ” cũng từ đó mà ra.
- Hoa phượng là loài hoa đặc biệt, không lẫn với bất kì loài hoa nào. Hoa phượng chỉ gồm năm cánh mỏng như cánh bướm, ôm lấy phần nhụy ở bên trong. Trong năm cánh sắc thắm ấy sẽ có một cánh pha trộn thêm những vệt trắng, tưởng như lạc loài nhưng thực ra lại thật hài hòa, tạo cho bông phượng điểm nhấn ấn tượng.
- Khi tiếng ve kêu ra rả cũng lá lúc hoa nở nhiều nhất và rực rỡ nhất. Cây phượng già lại bừng lên sức trẻ, khơi dậy trong lòng lũ học sinh chúng tôi những niềm vui đón đất trời vào mùa nắng.
- Hoa phượng được thân yêu gọi bằng cái tên “hoa học trò”, là biểu tượng cho quãng thời gian đi học, hiện hữu trong giấc mơ về thời áo trắng, là những cánh phượng khô phẳng phiu trong trang giấy học trò.
- Hết mùa hoa, phượng lại cho quả. Quả phượng khi non thì xanh, khi già thì mang sắc nâu đậm, đung đưa như những trái bồ kết khổng lồ.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận về đối tượng được miêu tả
Cây phượng vĩ không chỉ cho bóng mát mà còn cho tôi nhiều kỉ niệm, cho tôi những hồi ức đẹp để nhớ về tháng ngày áo trắng tinh khôi. Những chùm hoa phượng đỏ rực trên nền trời xanh, những cánh phượng li ti bay như cơn mưa thanh mát mỗi luồng gió thổi, đó là những sắc màu rực rỡ của tuổi thanh xuân.
- Ghi chép những điều em quan sát về một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
- Bài văn biểu cảm về cây phượng
2. Lập dàn ý tả cây bàng lớp 4
1. Mở bài: Giới thiệu loài cây bóng mát - cây bàng
Trong các loài cây bóng mát như: bằng lăng, phượng vĩ, ...em thích nhất là cây bàng.
2.Thân bài:
a.Tả bao quát cây bàng:
- Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.
- Cây cao khoảng mười mét, cây được trồng cách đây khoảng hơn hai mươi năm là cây nhiều tuổi nhất trường được trồng ở cổng sân trường.
b.Tả chi tiết cây bàng:
- Thân cây sần sùi màu thâm đen, phải hai đến ba người ôm mới xuể.
- Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía. Lá cây to như bàn tay màu xanh, mặt trên lá trơn bóng, mặt dưới lá sần sùi hơn. - Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây. Lá cây cũng là nơi trao đổi khí lấy khí cacbonic và thải khí oxi vào buổi sáng, vào ban đêm thì ngược lại.
- Vào mùa xuân, lá cây mọc lên tươi non căng tràn sức sống, hạ sang lá đậm màu hơn, thu đến lá dần chuyển sang màu vàng, đông về lá chuyển dần sang màu đỏ và rụng dần để lại những cành cây khô khốc, gầy guộc. Hoa bàng mọc lên có màu trắng li ti. Cuối hạ đầu thu, những chùm quả mọc lên xanh thẫm, theo thời gian quả dần chín và ngả sang màu vàng.
- Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát đầu lưỡi.
- Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan. Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu. Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về cây bàng
- Em rất yêu thích cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm hồn em.
3. Dàn ý bài văn tả cây bằng lăng
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu loài cây mà em yêu thích (cây bằng lăng)
- Nhắc đến mùa hè, không ai là không nhắc đến tiếng ve rả rích trong vòm lá xanh, sắc đỏ tươi như mâm xôi gấc của phượng nơi sân trường, gắn bó với những kỉ niệm học trò. Nhưng thật thiếu sót biết bao nếu không nhắc đến bằng lăng với sắc hoa tím biếc thủy chung của nó.
2. Thân bài:
a. Miêu tả đặc điểm của cây
- Rễ cây không to lắm, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt.
- Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Thân cây không to, một vòng tay người ôm cũng xuể.
- Từ thân tỏa ra nhiều nhánh to và từ những nhánh to lại phát triển nhiều nhánh nhỏ, có nhánh chỉ bằng ngón tay người.
- Những chiếc nhánh vươn mình ra tứ phía để đón ánh nắng mặt tròi, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ.
- Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp, rất nhẵn
- Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn.
- Mùa đông, cây khẳng khiu trụi lá. Nhưng khi mùa xuân sang, những chồi non lộc biếc mọc ra xanh mơn mởn. Đến khi hè về, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn.
- Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc, màu tím thủy chung như tình nghĩa của cây.
- Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm.
- Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng.
- Người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây "học trò".
- Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng.
- Hoa bằng lăng thường nở từng chùm, kết thành nhiều bó trên cành như tô một nét vẽ vào bức tranh thiên về màu vàng, màu đỏ rực rỡ.
- Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa.
- Hoa bằng lăng tàn rất nhanh. Khi hoa tàn hết thì cây bắt đầu ra quả. Quả có nhiều múi, trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti.
b. Ý nghĩa của cây
- Hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách, vì vậy những cô cậu học trò cuối cấp thường yêu biết bao sắc tím biếc ấy.
- Học trò thường rủ nhau lấy cánh hoa ép vào trang vở như cánh bướm để lưu giữ kỉ niệm học trò.
- Giờ ra chơi, học sinh lại ngồi dưới gốc bằng lăng, trò chuyện đọc sách, để bằng lăng giương cao tán lá, che mát cho sân trường.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích
- Đã ai đi xa mà không thấy nhớ, thấy yêu sắc tím biếc bằng lăng. Dù chóng đến, chóng tàn nhưng bằng lăng vẫn là loài cây gợi nhiều kỉ niệm mơn man về tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch.
4. Dàn ý bài văn tả cây đa
1. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu về cây cổ thụ (cây đa)
"Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ” - Cây đa cổ kính không chỉ mang vẻ đẹp của một cây cổ thụ mà còn là biểu tượng văn hóa của làng em.
2. Thân bài:
a. Tả chi tiết đặc điểm cây đa
- Cây đa hơn một trăm tuổi rồi.
- Nhìn từ xa cây đa sừng sững như một chiếc ô lớn che mát cả một khoảng đất rộng.
- Thân cây to đến nỗi bốn năm người ôm không xuể.
- Những vết khắc cùng những u những bướu nhô lên bên trên thân cây là dấu ấn thời gian của cả một thế kỷ đã trôi qua.
- Mọc ra từ thân là cành cây khẳng khiu mọc đầy lá xanh chĩa ra các phía.
- Tán lá cây mọc đan xen nhau tạo thành một mảng xanh um trông thật thích mắt.
- Nằm trong tán lá là những chú chim lích chích chuyền cành đang ríu rít bài ca vui tươi.
- Lá đa hình bầu dục to như cái quạt ba tiêu. Em thường ngắt mấy cái lá đa làm thành con trâu lá đa- món đồ chơi tuổi thơ của biết bao thế hệ.
- Từ đầu cành cây rủ xuống là chiếc rễ dài như sợi dây thừng. Bọn trẻ con chúng em thường hò nhau đu lên sợi dây ấy đùa nghịch một cách thích thú.
- Rễ đa to như những con rắn bò ngoằn ngoèo trên nền đất. Có chiếc rễ nổi hẳn lên mặt đất, có chiếc rễ lại cắm sâu xuống bên dưới hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.
b. Ý nghĩa và kỉ niệm về cây đa
- Cây đa đã tồn tại và chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của quê hương qua hàng thế kỉ.
- Ông em kể lại rằng, ngày xưa, cứ mỗi lần ra quân, các bà các mẹ lại bịn rịn tạm biệt người chồng, người cha, người con lên đường tòng quân đánh giặc.
- Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình thì gốc đa là nơi sinh hoạt của người dân làng quê.
- Các bác nông dân sau một ngày làm đồng vất vả ngồi dưới gốc đa uống miếng nước, bàn câu chuyện nhà nông.
- Bọn trẻ con chúng em coi gốc đa như một căn cứ để tụ tập chơi bắn đi, nhảy dây, chơi chắt chơi chuyền...
- Dưới bóng mát của cây đa, con trâu đen thảnh thơi đủng đỉnh nhai mấy bó cỏ non.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về cây đa
- Cây đa đầu làng đã cho em biết bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Sau này dù có đi đâu về đâu, gốc đa vẫn mãi ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí em.
5. Dàn ý bài văn tả cây xà cừ
1. Mở bài:
- Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.
2. Thân bài:
* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ
- Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng
- Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.
- Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
- Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
- Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.
- Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyền sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.
- Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hằn lên trên mặt đất.
* Tác dụng của cây xà cừ
- Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó
- Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.
3. Kết bài:
- Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.
- Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
6. Lập dàn ý tả một cây bóng mát hoa sữa
a) Mở bài
Em thích nhất cây hoa sữa ở trước cổng nhà em, mà ông em trồng rất lâu rồi
b) Thân bài
• Cây hoa sữa cao tầm khoảng 10 m
• Thân cây to khoảng một vòng tay người lớn
• Thân thẳng và to có màu nâu sẫm, vỏ sần sùi
• Cành và tán lá xòe ra các phía để đón ánh nắng mặt trời
• Lá hoa sữa dài và to có màu xanh nhạt, có những đường xương cá chạy ngang dọc
• Hoa sữa nhỏ li ti có màu trắng ngà mọc thành từng chùm ở kẽ lá, hoa nở rộ vào mùa thu có mùi hương thơm nồng nàn
• Quả sữa dài giống như quả đỗ kết thành từng chùm trông rất đẹp
• Cây hoa sữa được trồng làm cây bóng mát, bọn em thường rủ nhau nô đùa dưới gốc cây Mùa hè đến cây còn là điểm đến của những chú ve sầu kêu rả rích suốt ngày
c) Kết bài
Em rất yêu, thích cây hoa sữa nó gợi nhớ cho em có một mùa thu, mùa của hoa sữa thơm nồng nàn
II. Dàn ý tả cây che bóng mát lớp 4 ngắn gọn
1. Lập dàn ý tả cây bàng lớp 4 ngắn gọn
1. Mở bài
Giới thiệu về cây bàng (Cây bàng được trồng ở đâu?)
2. Thân bài
* Đặc điểm (Có thể nhận biết cây bàng qua những đặc điểm nào?)
- Cây bàng cao lớn, cành lá sum suê
- Thân cây sần sùi
- Rễ cây bám sâu vào mặt đất
- Tán lá rộng như chiếc ô khổng lồ
- Hoa bàng trắng, nhỏ li ti
- Quả bàng màu xanh, khi chín có màu vàng tươi.
* Sự thay đổi của cây bàng qua các mùa:
- Mùa xuân cây bàng đâm chồi tươi tốt
- Mùa hạ bàng ra quả, kết trái
- Mùa thu lá bàng đỏ rực
- Mùa đông cây bàng rụng lá, cành cây trơ trọi.
3. Kết bài
Tình cảm, sự gắn bó của em với cây bàng:
- Mỗi lần nhìn lại thêm yêu quý cây bàng
- Cây bàng là người bạn gần gũi, thân thiết
2. Dàn ý tả cây phượng ngắn gọn
1. Mở bài
Giới thiệu về cây phượng (Cây phượng được trồng ở đâu? Em thấy khi nào?).
2. Thân bài
- Tả đặc điểm của cây phượng:
+ Kích thước (Chiều cao, chiều rộng).
+ Thân cây phượng sần sùi màu nâu đậm.
+ Bộ rễ khổng lồ bám chặt xuống lòng đất, những nhánh rễ nổi trên bề mặt uốn lượn như những con rắn khổng lồ.
+ Lá của cây phượng rất nhỏ, chúng mọc thành cành.
+ Hoa phượng có màu đỏ rực, mọc theo chùm và thường nở vào mùa hè.
- Ý nghĩa của cây phượng:
+ Che nắng, che mưa.
+ Gắn liền với những hoạt động vui chơi của học trò.
+ Biểu tượng cho tuổi học trò.
3. Kết bài
Tình cảm của em với cây phượng
3. Dàn ý tả cây bằng lăng ngắn gọn
1. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài bằng lăng
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.
- Tán cây rộng che chở chúng em.
b. Tả chi tiết
- Cây bằng lăng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây xù xì, thô ráp
- Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.
- Lá bằng lăng to bằng nửa lá bàng, xanh đậm. Tán cây tỏa rộng có nhiều bóng mát.
- Hoa bằng lăng mọc thành từng chùm màu tím rất đẹp, cánh hoa to, uốn lượn, viền cong trông rất điệu đà
- Trái bằng lăng hình tròn, màu xanh nhạt, cứng và không ăn được như trái bàng
- Gốc bằng lăng là nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.
c. Lợi ích của cây bằng lăng
- Cây bằng lăng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.
- Che nắng, che mưa.
- Bằng lăng cũng giống như phượng, hoa nở rực rỡ là báo hiệu mùa hè, mùa chia tay
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về cây bằng lăng.
4. Dàn ý tả cây đa ngắn gọn
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)
- Được trồng ở đâu? (Đầu làng em.)
2. Thân bài:
Hình dáng:
- Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.
- Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.
- Ngọn đa cao vượt khỏi lũy tre làng.
- Bóng đa tỏa mát một khoảng đất rộng.
- Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.
- Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghỉ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ...
Cây đa với cuộc sống của dân làng:
- Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.
- Dân làng thường gặp gỡ trao đổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em:
- Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
- Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.
III. Lập dàn ý tả cây cối lớp 4 ngắn gọn
1. Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả
2. Lập dàn ý tả cây chuối lớp 4
3. Lập dàn ý tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn
4. Lập dàn ý tả một cây hoa
IV. Bài văn Tả cây bóng mát lớp 4 hay chọn lọc
- Bài văn Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích
- Top 18 bài tả cây bàng trên sân trường em hay và chọn lọc
- Tả cây cổ thụ ngắn, hay
- Tả một giàn cây leo
- Đoạn tả lần lượt từng bộ phận của cây
- Đoạn văn Tả cây cam
- Tả một loại cây mà em yêu thích
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Siêu hay) Trình bày ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 11
(Siêu hay) Viết đoạn văn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập (hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao)
(Siêu hay) Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng nhân ái trong đời sống lớp 4
(Siêu hay) Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện, bài thơ đã đọc, đã nghe
(Siêu hay) Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Tuần 1
- Chia sẻ về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân (4 mẫu)
- Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?
- Ghi lại một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất siêu hay
- Nói về 1 - 2 cuộc thi viết, vẽ,... dành cho thiếu nhi mà em biết siêu hay
- Top 10 Đặt 2-3 câu có các danh từ: buổi sáng, ánh nắng, con đường, học sinh hay, điểm cao 2024
- Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tính trung thực hay nhất (8 mẫu)
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện trang 17 lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Tuần 2
- Tuần 3
- Viết đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện về lòng dũng cảm hoặc trí thông minh
- (Siêu hay) Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động thiện nguyện mà em chứng kiến hoặc tham gia
- (Siêu hay) Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Tuần 13
- Tìm đọc một bản tin viết về: Một người dũng cảm, sáng tạo, tài năng
- (Siêu hay) Viết thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình em
- (Siêu hay) Kể lại bài thơ Chuyện cổ tích về loài người bằng lời của em
- (Siêu hay) Viết đoạn văn từ 4-5 câu nói về tài năng của một nhân vật mà em đã học lớp 4
- (Siêu hay) Viết thư điện tử cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để thăm hỏi
- Tuần 14
- Tuần 15
- (Siêu hay) Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ
- (Siêu hay) Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 2 - 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên
- (Siêu hay) Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4
- (Siêu hay) Tưởng tượng mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc khi Hạt giống nảy mầm, Cây lên xanh tốt
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Đặt 1 – 2 câu có chủ ngữ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ cây cối, chỉ loài vật
- (Siêu hay) Viết đoạn kết bài không mở rộng cho bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật (gốc, thân, lá,…) của một cây bóng mát lớp 4
- Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết
- Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với du khách một món ăn ở địa phương em
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Việt Nam quê hương em
- Viết một đoạn văn tả một loại quả mà em thích
- Viết đoạn văn tả hoa của một cây hoa em thích, có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa lớp 4
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn văn từ câu chủ đề dưới đây
- Viết bài văn tả một cây hoa em thích, trong bài văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa
- Tuần 25
- Tuần 26
- Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ
- Tìm đọc một bài văn viết về: Cuộc sống, sinh hoạt của con người, Vẻ đẹp quê hương đất nước
- Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp của chợ quê
- Viết đoạn văn (từ 4 – 5 câu) nói về cảnh đẹp hoặc tình cảm của em với quê hương lớp 4
- Viết 2 – 3 bước hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm đơn giản
- Sáng tác 4 – 6 dòng thơ hoặc viết 2 – 3 câu văn về một cảnh đẹp mà em thích vào sổ tay
- Tuần 27
- Tuần 28
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật trong truyện Cậu bé gặt gió
- Viết 1-2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng hoặc hoạt động, thói quen của một con vật em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa
- Quan sát một con vật nuôi trong nhà mà em thích và ghi chép lại những điều em quan sát được
- Tuần 29
- Tuần 30
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Vòng tay thân ái
- Đặt 2-3 câu tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật em thích, trong đó có một câu sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện
- Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích
- Bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích
- Tuần 34
- Tuần 35
- Viết 2 – 3 câu nói về một hoạt động góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, trong đó có giới thiệu tên trường
- Cùng bạn tranh luận, bày tỏ ý kiến của em về câu nói: Sức khỏe là vốn quý của con người
- Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích một bài đọc ở lớp Bốn, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, trạng ngữ
- Viết bài văn tả một con vật hoặc loài thông minh mà em biết
- Viết bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở
Bài viết hay Lớp 4
(Siêu hay) Thuật lại một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em lớp 4
(Siêu hay) Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em đối với người thân
06 Đề thi học kì 2 Công nghệ 4 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án, ma trận)
Viết đoạn văn nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt
(Siêu hay) Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng nhân ái trong đời sống lớp 4
Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Có đáp án năm 2024