Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em

Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em - Câu 3 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức thuộc nội dung Tuần 1 - Luyện từ và câu Danh từ trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 KNTT. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý trả lời bài tập tìm danh từ chỉ người, danh từ chỉ đồ vật trong lớp học. Các em cùng tham khảo để mở rộng vốn từ và hoàn thành bài tập theo yêu cầu sách giáo khoa nhé!

1. Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em

- Danh từ chỉ người: thầy giáo, cô giáo, học sinh, bạn bè,…

- Danh từ chỉ đồ vật: bàn, ghế, cửa sổ, chậu cây, rèm cửa, bút, thước, tẩy, sách vở, đồng hồ, tranh ảnh, cặp sách, phấn, giẻ lau bảng, bình hoa, khăn trải bàn….

Giải Câu 3 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 KNTT
Giải Câu 3 trang 9 Tiếng Việt 4 tập 1 KNTT

2. Lý thuyết về Danh từ

2.1. Danh từ là gì?

Danh từ là những từ dùng chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị,...). Có 2 loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng.

2.2. Danh từ chung

Dùng để gọi chung tên của các sự vật. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

* Danh từ cụ thể: Là danh từ mô tả sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan như thính giá, thị giá, xúc giác,... 

Ví dụ:

- Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội,...

- Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,...

- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất,...

- Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm).

+ Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,...

+ Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút,...

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, khối, sải tay,...

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, xã, trường, lớp,...

+ Danh từ chỉ tập thể: cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,...

* Danh từ trừu tượng: Là những danh từ không thể cảm nhận bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác,... 

Ví dụ: ý nghĩa, tinh thần, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui,...

2.3. Danh từ riêng

Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh.

Ví dụ:

  • Chỉ tên người: Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền,...
  • Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Người, Bác Hồ,...
  • Từ chỉ sự vật được nhân hoá: Cún, Dế Mèn, Lúa,...
  • Từ chỉ tên địa phương: Hà Nội,SaPa, Vũng Tàu,...
  • Từ chỉ địa danh: Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,...
  • Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,...

2.4. Cụm danh từ

Do danh từ chính kết hợp với từ hoặc một số từ khác. Như vậy cụm danh từ là một tổ hợp gồm 2 hay nhiều từ kết hợp lại.

  • Cụm danh từ có danh từ chính đứng sau: Các từ đứng trước danh từ thường là những danh từ chỉ số lượng.
    • Ví dụ: mấy bạn học sinh, các thầy cô, những bông hoa, một chiếc ô tô,...
  • Cụm danh từ có danh từ chính đứng trước: Các từ đứng sau danh từ thường bổ sung về tính chất, đặc điểm của danh từ chính.
    • Ví dụ: áo đỏ, mưa rào, ghế nhựa, con nuôi, bố đẻ, cửa sắt, gà trống, ô tô con,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
18 4.900
0 Bình luận
Sắp xếp theo