Bài ôn tập hè Toán, Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5

Tải về

Bài ôn tập hè Toán, Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 dành cho các em học sinh chuẩn bị lên lớp 5, phụ huynh và các thầy cô có thể tải tài liệu Bài ôn tập hè Toán - Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 theo đường dẫn trong bài viết của Hoatieu.vn nhé.

1. Hướng dẫn ôn tập hè cho các em học sinh

Nghỉ hè là khoảng thời gian các em học sinh được nghỉ học tại trường trong 3 tháng hè. Để tránh tình trạng các bé sa đà vào các trò chơi, điện tử, phim ảnh thì cha mẹ nên phân bổ lại thời gian để các con có thể vừa học tập vừa vui chơi. Hãy giành thời gian để các con ôn tập lại kiến thức, nắm được phần kiến thức trọng tâm, cần thiết cho năm học mới thì việc ôn tập sẽ trở nên dễ dàng, tốn ít thời gian hơn. Bên cạnh đó, các con vẫn được vui chơi, giải trí, những hoạt động vui chơi hè sẽ không đơn giản chỉ mang tính chất giải trí, nó còn là những dịp rất tốt để giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng mềm và khám phá những kiến thức bên ngoài đời sống.

Việc phân bổ thời gian hợp lý còn thể hiện ở chỗ dành bao nhiêu thời gian cho việc ôn tập kiến thức các môn học. Hãy để nó chỉ chiếm một nửa thời gian học so với những ngày học thông thường để chúng ta có cảm giác được “nghỉ hè” mà không phải là nghỉ học ở trường để đến học ở một nơi khác.

2. Bài ôn tập hè Toán - Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5

2.1 Bài ôn tập hè Toán - Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 Tuần 1

a. Ôn tập hè môn Toán lớp 4 lên lớp 5

ÔN TẬP HÈ TOÁN – TV LỚP 4 LÊN 5

Tuần 1, Thứ hai ngày … tháng … năm ……20…..

Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1.Viết các số tự nhiên sau:

  1. Ba trăm mười sáu nghìn bốn trăm lẻ hai:………………………………………..
  2. Một triệu sáu trăm lẻ năm nghìn chín trăm tám mươi:…………………………..
  3. a nghìn b chục:………………………………………………………………….

Bài 2 Đọc các số tự nhiên sau:

200321

1002405

20020

Bài 3: Phân tích số tự nhiên sau: 1234; 56827; 262056; 98345 thành:

  1. Các nghìn, trăm, chục, đơn vị:
  2. Các trăm và đơn vị
  3. Các chục và đơn vị

Bài 4: Số tự nhiên X gồm mấy chữ số

X có chữ số hàng cao nhất thuộc hàng nghìn:

X có chữ số hàng cao nhất thuộc lớp nghìn:

X đứng liền sau một số có ba chữ số:

X đứng liền trước một số có ba chữ số:

Bài 5: Tìm X là số bé nhất thỏa mãn:

X ở giữa 5 và 15:

X lớn hơn 193:

X bé hơn 126:

Bài 6: Cho 3 chữ số 3, 5, 6. Hãy lập tất cả các số có hai chữ số từ ba chữ số trên.

Bài 7: Cho 4 chữ số 2, 5, 0, 6 . Hãy lập tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ ba chữ số trên.

Bài 8:Tìm chữ số a biết:

  1. < 45671:
  2. > 278569:

Bài 9: Cho số 1960. Số này sẽ thay đổi như thế nào? Hãy giải thích?

  1. a) Xoá bỏ chữ số 0:
  2. b) Viết thêm chữ số 1 vào sau số đó:
  3. c) Đổi chỗ hai chữ số 9 và 6 cho nhau:

Bài 10 : Tìm một số có hai chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 4 vào bên trái số đó ta được số mới gấp 9 lần số phải tìm. (Giải bằng hai cách)

Bài 11:Tìm số có 4 chữ số, biết rằng nếu ta xóa đi chữ số tận cùng bên trái của số đó thì ta được số mới bằng số phải tìm. Cho biết chữ số bị xóa là chữ số 2.

Bài 12 :Tìm các số tròn chục X biết

a.X < 50:

b.33 < X < 77:

Bài 13 : Tìm số tự nhiên X biết

  1. X < 10 :
  2. X là số có 2 chữ số và X > 95:

b. Ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5

Thứ ba ngày ………. tháng ………. năm ……..

Tiếng Việt

ÔN TẬP: CẤU TẠO CỦA TIẾNG; TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC

Bài 1: Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng của câu tục ngữ sau;

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Vào bảng sau:

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Bài 2: Khoanh tròn số thứ tự những dòng phân tích đúng các bộ phận cấu tạo của tiếng.

TT

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

1

Oan

oan

Ngang

2

Uống

u

ông

Sắc

3

Yến

y

ấn

Sắc

4

Oanh

o

Anh

Ngang

5

ương

ương

ngang

Các tiếng này có gì đặc biệt?

Bài 3: Những tiếng nào trong các câu thơ dưới đây không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh?

Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm

Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền…

...Bỗng đâu vang tiếng sấm rền

Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.

Bài 4:

Tìm từ có 2 tiếng trong các câu sau:

  • Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
  • Đồng lúa rộng mênh mông.
  • Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.

Bài 5:

Tìm các từ phức trong các kết hợp được in đậm dưới đây:

Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,...Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng ,...

Bài 6:

Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao.

Bài 7:

Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho thật đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

Bài 8 :

Dùng gạch ( / ) tách từng từ và tìm từ phức trong các câu sau:

Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh ...Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Bài 9 :

Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau và tìm các từ phức trong đoạn văn sau:

Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.

Bài 10 :

Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau :

Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.

Bài 11

Dùng ( / ) tách các từ và tìm từ phức trong đoạn văn sau :

Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.

Bài 12: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong đoạn thơ sau. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau.

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha can mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng, lại đa tình da mang.

Bài 13: Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ:

Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được đọc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Chính tả

Phân biệt : r/d/gi vần ân/ âng

Viết chính tả

Đồng vàng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim măt cười

Quêt gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả-trăm mặt trời vàng mơ.

Tháng giêng đến tự bao giờ

Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.

Đỗ Quang Huỳnh

2.

Gió còn ngủ tận thung xa

Để con chim ngủ la đà ngọn cây

Núi cao ngủ giữa tầng mây

Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường

Bắp ngô vàng ngủ trên nương

Mệt rồi, tiếng sáo ngủ vườn trúc xinh

Chỉ còn dòng suối lượn quanh

Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.

Quang Huy

Bài tập 1: Điền gi/ d/ r :

dạy ỗ, ….ìu ắt, ….áo dưỡng, ….ung ….inh, ….òn ….ã, dóng ả, ực rỡ, …ảng giải, ….óc rách, ….an ối, òng ….ã.

Bài tập 2: Điền d/ r/ gi :

  • ….ây mơ rễ má. - út ây động ừng.
  • ….ấy trắng mực đen. - ….ương đông kích tây.
  • ….eo gió gặt bão. - ….ãi ….ó ….ầm mưa.
  • ….ối ….ít tít mù. - ….ốt đặc cán mai.
  • ….anh lam thắng cảnh.

Bài tập 3: Tìm những từ ngữ có chứa tiếng rong, dong, giong để phân biệt sự khác nhau giữa chúng.

Bài tập 4: Tìm 3-5 từ có chứa tiếng: gia, da, rả, giả, dã, rã, dán, gián, dang, giang, danh, giành, rành, dành, giao, dò, dương, giương, rương.

2.2 Bài ôn tập hè Toán - Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 Tuần 2

a. Ôn tập hè môn Toán lớp 4 lên lớp 5

Tuần 2

Thứ … ngày… tháng … năm 20…

Toán

Ôn tập bốn phép tính với số tự nhiên (tiếp)

Bài.1, Tổng của hai số là 82. Nếu gấp số hạng thứ nhất lên 3 lần thì được tổng mới là 156. Tìm hai số đó.

- Tổng của hai số là 123. Nếu gấp số hạng thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 315. Tìm hai số đó.

Bài 2, Hiệu của hai số là 234. Nếu gấp số bị trừ lên 3 lần thì được hiệu mới là 1058. Tìm hai số đó.

- Hiệu của hai số là 387. Nếu gấp số trừ lên 3 lần thì được hiệu mới là 113. Tìm hai số đó.

- Hiệu của hai số là 57. Nếu viết thêm chữ số 0 vào tận bên phải số bị trừ thì được hiệu mới là 2162. Tìm số bị trừ và số trừ.

- Hiệu của hai số là 134. Nếu viết thêm một chữ số vào tận bên phải số bị trừ thì được hiệu mới là 2297. Tìm số bị trừ , số trừ và chữ số viết thêm.

Bài 3, Tổng của hai số là 79. Nếu tăng số thứ nhất lên 4 lần và tăng số thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 370. Tìm hai số đó.

- Tổng của hai số là 270. Nếu tăng số thứ nhất lên 2 lần và tăng số thứ hai lên 4 lần thì tổng mới tăng thêm 370 đơn vị. Tìm hai số đó.

Bài 4, Tích của hai số là 1932. Nếu thêm vào thừa số thứ nhất 8 đơn vị thì được tích mới là 2604. Tìm hai số đó.

- Tích của hai số là 1692. Nếu bớt ở thừa số thứ hai 17 đơn vị thì được tích mới là 893. Tìm hai số đó.

Bài 5 - Khi cộng một số tự nhiên với 107, một bạn học sinh đã chép nhầm 107 thành 1007 nên được kết quả là 1996. Tìm tổng đúng của phép cộng.

- Khi cộng 2009 với một số tự nhiên, một bạn học sinh đã chép nhầm 2009 thành 209 nên được kết quả là 684. Tìm số hạng chưa biết.

Bài 6, Khi trừ một số có 3 chữ số cho một số có 1chữ số, do đãng trí, một bạn học sinh đã đặt số trừ thẳng với chữ số hàng trăm nên đã được kết quả là 486 mà lẽ ra kết quả đúng phải là 783. Tìm số bị trừ và số trừ.

Bài 7, Khi nhân một số tự nhiên với 6789 do lúng túng, bạn Hoa đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả là 296280. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó.

Bài 8, Khi nhân một số tự nhiên với 235 do sơ ý, bạn Cúc đã viết tích riêng thứ hai và thứ ba thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả là 10285. Em hãy tìm tích đúng giúp bạn.

Bài 9- Khi nhân một số tự nhiên với 142 do lúng túng, bạn Lan đã viết lộn thừa số thứ hai nên đã làm cho kết quả tăng 27255. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó.

- Khi nhân một số tự nhiên với 103 do lúng túng, bạn Huệ đã viết thiếu chữ số 0 nên đã làm cho kết quả giảm 37080. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó.

Bài 10, Khi nhân 234 với một số tự nhiên, do chép nhầm, bạn Ngọc đã làm đổi chỗ chữ số hàng nghìn với chữ số hàng chục; chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng trăm của thừa số thứ hai nên đã được kết quả là 2250846. Em hãy giúp bạn Ngọc tìm tích đúng của phép nhân đó.

Bài 11, Lan thực hiện một phép nhân, do viết nhầm chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ hai từ 2 thành 8 nên đã được kết quả là 2034 mà đáng lẽ phải là 1356. Em hãy tìm các thừa số ban đầu của phép nhân đó.

Bài 12, Khi nhân 254 với một số có hai chữ số giống nhau, bạn Hồng đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả kém tích đúng là 16002. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó.

b. Ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5

Thứ … ngày … tháng … năm….

Chính tả

Phân biệt l /n

A) Ghi nhớ:

- L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (VD: loan, luân, loa,...) / N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa).

- Trong cấu tạo từ láy:

+ L/n không láy âm với nhau.

+ L có thể láy vần với nhiều phụ âm khác (VD: lệt bệt, la cà, lờ đờ, lò dò, lạnh lùng,..)

+ N chỉ láy âm với chính nó (no nê, nợ nần, nao núng,...)

Viết chính tả

Mùa thu rộng bao la

Trời xanh cao chót vót

Bãi mở hết tầm nhìn

Đồng lúa xa tít tắp

Bình yên qua mùa lũ

Đê uốn mình thảnh thơi

Lúa lặng im làm hạt

Áng mây chiều êm trôi

2. Người Hà Nội có lẽ không ai là không biết tới các làng hoa. Hàng chục làng hoa cho hương, cho sắc của Ngọc Hà đã làm đắm say Hà Nội hàng mấy trăm năm nay.

B) Bài tập thực hành:

Bài tập 1: Điền l / n:

...o ...ê, ...o ...ắng, ...ưu ...uyến, ...ô ...ức, ...ão ...ùng, ...óng ...ảy, ...ăn ...óc, ...ong ...anh, ...ành ...ặn, ...anh ...ợi, ...oè ...oẹt, ...ơm ...ớp.

Bài tập 2: Điền l / n:

Hoa thảo quả ...ảy dưới gốc cây kín đáo và ...ặng ...ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa ...ửa, chứa ...ắng

Bài tập 3: Điền l /n:

Tới đây tre ...ứa ...à nhà

Giò phong ...an ...ở nhánh hoa nhuỵ vàng

Trưa ...ằm đưa võng, thoảng sang

Một ...àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.

...án đêm, ghé tạm trạm binh

Giường cây ...ót ...á cho mình đỡ đau...

(Tố Hữu)

Bài tập 4: Điền tiếng có chứa phụ âm đầu l /n:

a) ... trường Tam Đảo chạy quanh quanh

Dòng ... qua nhà lấp ... xanh

Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng ...

Đàn cừu ... gặm cỏ yên ...

(Vĩnh Mai)

b) Trăng toả ... từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững ... trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm ... ban phát từng ... hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng ..., ... nức.

(Đức Huy)

*Đáp án :

  1. a) nông, nước, lánh, lượn, non, lành.
  2. b) lan, lờ, lặng, làn, nàn, náo.

Bài tập 5:

Tìm 4-5 từ có tiếng : la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.

*Đáp án:

- la: la bàn, la cà, la đà, la hét, la liệt, la ó, bao la, dò la,...

- lạc: lạc đà, lạc đề, lạc đường, lạc hậu, lạc quan,...

- lạm: lạm dụng, lạm phát, lạm quyền, tiêu lạm,...

- nam: nam nữ, gió nam, Miền Nam, phương Nam,...

- lam: lam lũ, lam nham, danh lam thắng cảnh, màu lam, tham lam,...

- lan: lan man, lan tràn, sà lan, tràn lan,...

- nan: nan cót, nan rổ, nan hoa xe đạp, quạt nan, thuyền nan,...

- nanh: nanh ác, nanh nọc, nanh cọp, nanh độc, nanh lợn, nanh vuốt, răng nanh,...

- lao: lao công, lao động, lao xao, gian lao,...

- lát: lát cắt, lát bánh, lát gạch, lát sàn, đan lát, chốc lát, giây lát,...

- lăm: lăm le, lăm lăm, mười lăm, hăm lăm,...

- lăng: lăng miếu, lăng mộ, lăng kính, lăng tẩm, xâm lăng,...

- năng: năng suất, năng động, năng khiếu, chức năng, siêng năng, tài năng,...

- lập: lập công, lập dị, lập đông, lập hạ, lập luận, sáng lập, tự lập, thành lập,...

- neo: neo thuyền, gieo neo, thả neo, neo đậu, neo lại,...

- nép: nép chặt, nép mình, nép vào, nem nép, khép nép,...

- linh: linh kiện, linh thiêng, anh linh, tâm linh, thần linh, vong linh, lung linh,...

- nòng: nòng cốt, nòng nọc, nòng súng, đạn lên nòng,...

- lóng: lóng lánh, lóng ngóng, nói nóng, tiếng nóng,...

- lỗi: lỗi lầm, lỗi thời, mắc lỗi, xin lỗi, thứ lỗi, sửa lỗi, tội lỗi,...

- lung: lung linh, lung lay, lung tung, mông lung,...

- nương: nương náu, nương rẫy, ruộng nương, lên nương, làm nương,...

3. Bài tập ôn hè môn Toán lớp 4

Tải Đề ôn tập hè lớp 4 lên 5 môn Toán theo đường link sau:

4. Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4

Tải 28 Đề ôn tập hè lớp 4 lên 5 môn TIếng Việt theo đường link sau:

Ngay khi được nghỉ hè, cha mẹ hãy cùng với con xác định mục tiêu cụ thể mà con muốn đạt được trong mùa hè. Có thể là cải thiện kỹ năng đọc, viết, tính toán, hoặc nắm vững kiến thức của một môn học cụ thể. Đặc biệt, nên lập kế hoạch hợp lý dựa trên mục tiêu đã xác định và phải bao gồm cả các mặt sinh hoạt, học tập, giải trí hằng ngày. Kế hoạch này phải chi tiết, cụ thể, có sự cam kết, thỏa thuận của trẻ, có sự khuyến khích để con thực hiện và phải theo dõi, kiểm tra.

Về học tập, phụ huynh không nên quá nặng nề, song không được bỏ rơi trẻ. Nên dành một khoảng thời gian ôn tập lại kiến thức cũ, nhất là những môn con còn yếu. Cho trẻ tiếp xúc với chương trình mới nhưng không nên học trước chương trình. Đây là thời gian rất tốt để trẻ rèn luyện ngoại ngữ, phát triển một môn năng khiếu, nghệ thuật nào đó. Hè là thời gian tuyệt vời để con bắt đầu học một ngôn ngữ mới hoặc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ hiện có. Có thể đăng ký con vào các khóa học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, hoặc sử dụng các ứng dụng học ngoại ngữ trực tuyến để hỗ trợ con trong việc học.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
20 5.817
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm