Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 năm 2024 (45 đề)
Đề ôn tập hè lớp 4 lên 5
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 là tuyển tập 45 bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên 5 môn Tiếng Việt có đáp án cho các em học sinh khi ôn tập vào kì nghỉ hè. Tài liệu học hè môn Tiếng Việt lớp 4 sẽ có các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 4, giúp học sinh tự ôn luyện và so sánh đáp án, từ đó nắm vững kiến thức để làm nền tảng tốt khi học lên chương trình lớp 5. Sau đây là chi tiết Đề ôn tập Tiếng Việt lớp 4 có đáp án kèm file tải về, mời giáo viên, phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo.
Lưu ý: Do nội dung Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt 4 lên 5 tổng hợp lý thuyết và bài tập theo chủ đề, bộ đề thi từ cơ bản đến nâng cao có lời giải nên rất dài và nặng, HoaTieu.vn không thể show hết tại bài viết này. Vậy mời các bạn tải file về máy để xem đầy đủ nội dung nhé!
1. Đề cương ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt
MỤC LỤC
A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC
I. TIẾNG VÀ TỪ
II. TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
III. TỪ LOẠI
IV. CÂU
V. TRẠNG NGỮ TRONG CÂU
VI. DẤU CÂU
VII. GIẢI NGHĨA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
B. BÀI TẬP ÔN LUYỆN THEO CHỦ ĐỀ
I. TIẾNG VÀ TỪ, TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
II. TỪ LOẠI
1. Danh từ
2. Động từ
3. Tính từ
4. Ôn tập
III. CÂU
IV. MỞ RỘNG VỐN TỪ
V. TẬP LÀM VĂN
C. 14 BỘ ĐỀ ÔN TỔNG HỢP
I. TIẾNG VÀ TỪ
1. Tiếng: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh.
Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
VD:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
người | ng | ươi | huyền |
ao | ao | ngang |
- Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
VD:
- Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa )
- Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa )
Trong Tiếng Việt có 6 thanh để ghi các tiếng là: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
Dấu thanh đánh trên đầu âm chính.
2. Từ:là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Trong đó “từ” bao gồm từ đơn và từ phức. Mỗi từ mang đầy đủ một nghĩa nhất định.
Từ có 2 loại : - Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.
3. Cách phân định ranh giới từ:
- Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất ). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.
- Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay nhiều từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa.
Cách 1. Dùng thao tác chêm, xen:
Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
VD: tung cánh Tung đôi cánh
lướt nhanh Lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.
VD: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước
mặt hồ mặt của hồ
(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
Cách 2. Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.
VD : bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài ( tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ
Cách 3. Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn.
............
Tải file Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt 4 lên 5 về máy để xem tiếp nội dung
2. Bài tập ôn tập hè lớp 4 lên 5 môn Tiếng Việt có đáp án (14 đề)
2.1. Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt
ĐỀ 1
Câu 1. Cho những kết hợp sau :
Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp,thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.
Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân
Từ ghép có nghĩa tổng hợp | Từ ghép có nghĩa phân loại | Từ láy |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 2.
a, Em hãy điền một từ đồng nghĩa vào chỗ chấm dưới đây.
- thật thà:.......................................................
- nhanh nhẹn:................................................
- chăm chỉ:....................................................
- dũng cảm:...................................................
b, Hãy đặt 2 câu khiến bày tỏ mong muốn của mình với một bạn trong lớp.
Câu 3. Em hãy điền vào chỗ trống (...) l hoặc n để hoàn chỉnh hai câu thơ sau:
Một cây ...àm chẳng ...ên ...on
Ba cây chụm ...ại ...ên hòn ...úi cao.
Câu 4. Xác định CN, VN các câu sau đây:
a, Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều.
b, Miệng tê tê nhỏ, không có răng.
c, Lưỡi của nó dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm 3 nhánh. Thức ăn của nó là sâu bọ, chủ yếu là kiến.
d, Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa hương.
Câu 5. Em hãy tả một đồ vật mà em yêu quý (cặp sách, gấu bông, bàn học...).
2.2. Đáp án Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt
ĐỀ 1
Câu 1.Cho những kết hợp sau :
Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp,thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.
Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm :
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Vui mừng, đi đứng, chợ búa, tươi cười. ăn ở.
- Từ ghép có nghĩa phân loại : nụ hoa, vui lòng, uống nước, xe đạp, giúp việc, tia lửa, nước uống
- Từ láy : cong queo, san sẻ, ồn ào,,thằn lằn, học hành.
Câu 2.a, Em hãy điền một từ đồng nghĩa vào chỗ trống (...) dưới đây.
- thật thà: chân thật
- nhanh nhẹn: nhanh nhảu
- chăm chỉ: siêng năng
- dũng cảm: gan dạ
b, Hãy đặt 2 câu khiến bày tỏ mong muốn của mình với một bạn trong lớp.
- Bạn có thể giảng bài toán này giúp mình được không ?
- Bạn chuyển hộ mình quyển sách này cho Mai nhé.
Câu 3.Em hãy điền vào chỗ trống (...):l hoặc n để hoàn chỉnh hai câu thơ sau:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Câu 4.Xác định CN, VN các câu sau đây:
a, Bộ vẩy của tê tê / màu đen nhạt, giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều.
CN VN
b, Miệng tê tê / nhỏ, không có răng
CN VN
c, Lưỡi của nó / dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm 3 nhánh. Thức ăn của nó / là sâu bọ, chủ yếu là
CN VN CN VN
kiến.
d, Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân/ đua nhau tỏa
CN VN
hương.
Câu 5.Em hãy tả một đồ vật mà em yêu quý (cặp sách, gấu bông, bàn học...).
3. Đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 4 có đáp án sách mới
3.1. Bộ 35 đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức
>>> Link tải miễn phí tại đây: 35 Đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 4 Tập 1+2 Kết nối tri thức (Có đáp án)
3.2. TOP 3 Đề ôn tập hè lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều
Đề ôn luyện hè Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh Diều gồm 3 bộ đề có lời giải chi tiết để các em HS tự kiểm tra, đối chiếu đáp án ngay sau khi làm. Do bộ bài tập ôn hè lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều khá dài nên HoaTieu.vn chỉ show một số nội dung. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ Bài tập ôn hè lớp 4 lên 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều.
>>> Xem thêm: Bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều
4. Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 lên 5 Sách cũ
4.1. Đề ôn hè lớp 4 lên 5 môn Tiếng Việt số 1
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
Trạng bẩm:
- Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ?
Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.
Bữa ấy, chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:
- “Mầm đá” đã chín chưa?
Trạng đáp:
- Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:
- Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.
Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:
- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau.
Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói lên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế?
- Bẩm, là tương ạ!
- Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” là nghĩa làm sao?
- Bẩm, “đại phong” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.
Chúa bật cười:
- Lâu nay ta không ăn, quên cả vị. Sao tương ngon thế?
- Bẩm chúa, lúc đói, ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
(Mầm đá, SGK Tiếng Việt 4, tập 2)
1. Trạng Quỳnh đã giới thiệu cho chúa Trịnh món ăn gì?
A. Nem công chả phượng
B. Mầm đá
C. Bánh chưng bánh giầy
2. Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
A. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh.
B. Trạng Quỳnh về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Khi chúa đã đói lả mới đem lọ tương cho chúa ăn.
C. Cả 2 đáp án trên.
3. Vì sao chúa ăn tương vẫn cảm thấy ngon miệng?
A. Vì chúa đã quá đói.
B. Vì tương rất ngon
C. Cả 2 đáp án trên
4. Trạng Quỳnh là một người như thế nào?
A. thông minh, nhanh trí
B. hài hước, dí dỏm
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tại Hoàng mà chúng tôi không được vào đội bóng.
b. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần thường xuyên tập thể dục.
c. Cô giáo dặn dò chúng em bằng một giọng nói nhẹ nhàng.
d. Ngày kia, chúng em có bài kiểm tra môn Toán.
Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: hoa huệ, con mèo, lấp ló, xao xuyến, chập chờn, lịch sử, bài thơ, hộp bút, thấp thoáng, sách vở, mênh mông, bút chì, Việt Nam, công cốc, cảnh sát.
Câu 4. Viết thư thăm hỏi chúc mừng sinh nhật bạn.
Đáp án
1. Trạng Quỳnh đã giới thiệu cho chúa Trịnh món ăn gì?
A. Mầm đá
2. Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
B. Cả 2 đáp án trên.
3. Vì sao chúa ăn tương vẫn cảm thấy ngon miệng?
A. Vì chúa đã quá đói.
4. Trạng Quỳnh là một người như thế nào?
A. thông minh, nhanh trí
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tại Hoàng.
b. Để bảo vệ sức khỏe.
c. bằng một giọng nói nhẹ nhàng.
d. Ngày kia.
Câu 3.
· Từ ghép: hoa huệ, con mèo, lịch sử, bài thơ, hộp bút, sách vở, bút chì, Việt Nam, cảnh sát.
· Từ láy: lấp ló, xao xuyến, chập chờn, thấp thoáng, mênh mông, công cốc
Câu 4. Học sinh tự viết.
4.2. Đề ôn hè lớp 4 lên 5 môn Tiếng Việt số 2
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tết Trung thu, cu Chắt được …. Đó là một chàng ... rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng ... mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng Đất em nặn lúc đi chăn trâu.
Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ …. với nàng công chúa:
- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ ….
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra Mới đến chái bếp, gặp trời
đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và …. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.
(Chú đất nung, Tiếng Việt 4, tập 1)
(phàn nàn, công chúa, khoan khoái, cánh đồng, món quà, kị sĩ, thủy tinh)
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a. Những cuốn sách nằm in trên bàn.
b. Bức thư của em đã được gửi đi từ tuần trước.
c. Bố sẽ đi công tác vào ngày mai.
d. Em là một học sinh chăm chỉ.
e. Chiếc áo này mới mua vào hôm qua.
Câu 3. Các từ sau thuộc từ ghép hay từ láy: con gà, mát mẻ, que kem, vở kịch, môn toán, thỉnh thoảng, hương thơm, lấp lánh, xa xôi, bức tranh, cười nói, mờ mịt, nắng mưa, xinh đẹp.
Câu 4. Kể lại truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
Đáp án
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng Đất em nặn lúc đi chăn trâu.
Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:
- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a. Những cuốn sách/ nằm in/ trên bàn. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ)
b. Bức thư của em/ đã được gửi đi/ từ tuần trước. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ)
c. Bố/ sẽ đi công tác /vào ngày mai. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ)
d. Em/ là một học sinh chăm chỉ. (chủ ngữ - vị ngữ)
e. Chiếc áo này/ mới mua/vào hôm qua. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ)
Câu 3.
· Từ ghép: con gà, que kem, vở kịch, môn toán, hương thơm, bức tranh, cười nói, nắng mưa, xinh đẹp.
· Từ láy: mát mẻ, thỉnh thoảng, lấp lánh, xa xôi, mờ mịt.
Câu 4. Học sinh tự viết.
4.3. Đề ôn hè lớp 4 lên 5 môn Tiếng Việt số 3
Câu 1. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào?
a. Mẹ em rất dịu dàng.
b. Tuần trước, chúng em đã tổng vệ sinh toàn lớp học.
c. Hoa là một học sinh chăm chỉ.
d. Em đã làm xong bài tập về nhà.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Một hôm () Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông? Tô Hiến Thành không do dự, đáp ()
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông () sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường () còn hỏi người tài ba giúp nước () thần xin cử Trần Trung Tá ()
(Một người chính trực, Tiếng Việt 4, tập 1)
Câu 3. Đặt câu có:
a. trạng ngữ chỉ thời gian
b. trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 4. Tả chiếc cần trục bến cảng.
Đáp án
Câu 1. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào?
a. Ai thế nào?
b. Ai làm gì?
c. Ai là gì?
d. Ai làm gì?
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông? Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
(Một người chính trực, Tiếng Việt 4, tập 1)
Câu 3. Đặt câu có:
a. Sáng nay, em đã ăn một chiếc bánh mì rồi.
b. Chiếc cầu được xây dựng để mọi người đi lại dễ dàng.
Câu 4. Học sinh tự làm.
........................
Tải file Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt 4 lên 5 để xem bản đầy đủ
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
Nhận làm bài tập hè chất lượng, khoa học, biên soạn bám sát chương trình mới. Liên hệ Zalo: 0936.120.169
Tham khảo thêm
Top 4 Đề thi học kì 2 Khoa học lớp 4 năm 2024 có đáp án (Sách mới)
Top 10 Tả ngoại hình của một con vật siêu hay
Top 5 Kể chuyện về một người vui tính mà em biết hay nhất
Viết mở bài gián tiếp Tả con vật (10 mẫu)
Top 8 Tả con cá lớp 4, 5 hay nhất
Top 2 Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 năm 2024 Có đáp án (Sách mới)
Vì sao phải tiết kiệm nước?
Viết đoạn văn có chứa câu mở đoạn đã cho: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp (2 mẫu)
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(Siêu hay) Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành
-
(Siêu hay) Viết thư điện tử cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để thăm hỏi
-
(Siêu hay) Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh lớp 4
-
(Siêu hay) Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về ước mơ
-
Top 7 Kể lại từng đoạn câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể chọn lọc
-
(Siêu hay) Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Những ước mơ xanh
-
Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
-
Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Kết nối tri thức (Đủ 35 tuần)
-
(Mẫu chuẩn) Đọc một câu chuyện kể về mơ ước. Viết phiếu đọc sách theo mẫu - Lớp 4
-
Kể về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết hay nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 4
(Siêu hay) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết lớp 4
Top 16 Kể về tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất mà em đã được xem hoặc tham gia
(Siêu hay) Viết đoạn văn kể lại hoạt động của em trong một buổi tham quan hoặc du lịch cùng lớp em (hoặc gia đình em)
Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án (35 tuần)
(Siêu hay) Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết
Tả đồ dùng học tập mà em yêu thích (20+ mẫu)