3 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều (Có đáp án, ma trận) năm 2024

Top 3 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Có đáp án, ma trận 3 mức độ biên soạn theo chuẩn cấu trúc Thông tư 27 của Bộ, giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra khảo sát cuối năm học 2023-2024.

Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên triển khai Bộ SGK Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều. Do đó Bộ Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều file .doc được HoaTieu.vn chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên tham khảo khi biên soạn đề Đề kiểm tra học Tiếng Việt lớp 4 theo chương trình mới. Mời các bạn tải miễn phí file Word/PDF Đề kiểm tra học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh Diều tại bài viết này.

1. Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều số 1

Ma trận đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CHK2.

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đọc hiểu văn bản

Câu số

1; 2

3;4

5,10

5

1

Số điểm

1

1

2

2,0

2,0

2. Kiến thức Tiếng Việt

Câu số

6

7

8; 9

1

3

Số điểm

1

1

2

1

3

Tổng điểm phần đọc hiểu

Số câu

3

1

2

2

2

5

5

Số điểm

2

1.0

1

2.0

2.0

3,0

5,0

Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 20232024

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4

(Thời gian làm bài 70 phút)

I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (2 điểm)

- GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 4 - Tập 2.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. (Câu hỏi ở mức 1)

2. Đọc hiểu (8 điểm)

ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

(trích)

Thoáng cái, tôi đã đặt chân lên bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này?

Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân, trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt. Những con rùa vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tắp như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy chiếc giỏ cần xé. Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủ còn nguyên chưa lột da bày giữa đống thịt đỏ hỏn trên một tấm lá chầm. Cua biển cũng có, ếch cũng có, nghêu sò cũng có. Còn cá tôm thì nhiều lắm, đủ các loại cá, loại tôm, không kể xiết.

Có tiếng chim gì mổ nhau kêu quang quác trong chiếc lồng kẽm chỗ tôi tối: ngọn đèn vừa bị cánh chim đánh nhau quạt tắt, người chủ bán chưa kịp thắp lên. Một chú khỉ con cứ nhảy qua nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy tôi đi qua, nó nhe răng khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi giùm tại sao ông ta không thả mối dây xích cổ ra để nó được tự do đi chơi như tôi…

(theo Đoàn Giỏi)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1: (M1 - 0,5 điểm) Bài đọc kể về hành trình khám phá địa điểm nào của nhân vật tôi?

A. Một trường học B. Một khu rừng

C. Một khu chợ D. Một dòng sông

Câu 2: (M1 - 0,5 điểm) Chi tiết nào sau đây miêu tả đặc điểm của những con rùa vàng?

  1. To gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân
  2. To gần bằng cái tô, nằm rụt cổ trong mấy chiếc giỏ cần xe
  3. Kêu quang quác trong chiếc lồng kẽm chỗ tối tối
  4. Nhảy qua nhảy lại lia lịa chờn vờn trèo lên đống bí ngô

Câu 3: (M1 - 0,5 điểm) Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung thông tin gì cho câu?

Trước ông cụ, một con ba ba đang nằm lật ngửa, bốn cái chân hơi ngọ nguậy.

  1. Bổ sung thông tin về địa điểm
  2. Bổ sung thông tin về thời gian
  3. Bổ sung thông tin về nguyên nhân
  4. Bổ sung thông tin về mục đích

Câu 4 :(M1 - 0,5 điểm) Liệt kê các loài vật được bày bán ở khu chợ.

Câu 5: (M1 - 1 điểm) Điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong các câu văn sau:

a) Chuyến du lịch Hà Nội Hải Phòng kéo dài 3 ngày đã kết thúc.

b) Con tàu di chuyển theo lộ trình Huế Đà Nẵng chuẩn bị cập bến.

Câu 6: (M2 - 1 điểm) Tìm từ ngữ miêu tả dặc điểm bên trong chiếc lồng kẽm có nhốt mấy chú chim. Vì sao bên trong chiếc lồng lại có đặc điểm như vậy?

Câu 7: (M2 - 1 điểm) Nêu nội dung chính của bài đọc.

Câu 8: (M2 - 1 điểm) Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau:

Bài thơ “Mùa xuân em đi trồng cây” của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng vừa hay lại ý nghĩa.

Câu 9 :(M3 - 1 điểm) Đặt câu giới thiệu về một cảnh đẹp ở quê hương em, trong câu có sử dụng dấu ngoặc đơn.

Câu 10: (M2 - 1 điểm) Tìm 4 từ ngữ nói lên ý chí, nghị lực của con người.

Viết (10 điểm - 35 phút)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một buổi tham quan của lớp em.

Đáp án đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

ĐÁP ÁN – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 HK 1.

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I . Đọc thành tiếng : 2 điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (80 - 85 tiếng/phút): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ; giọng đọc có biểu cảm (không đọc sai quá 5 tiếng) : 0,5 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 0,5 điểm

(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)

* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25

Nội dung bài KT đọc: Các bài đọc SGK TV4 tập 1, câu hỏi sau bài đọc

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (8 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ý đúng

C

B

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

1

1

1

1

1

1

Câu 4:

TL: Các loài vật được bày bán ở chợ: ba ba, rùa vàng, cua biển, ếch, nghêu sò, cá tôm, chim, khỉ

Câu 5:

TL: Điền dấu gạch ngang như sau:

a) Chuyến du lịch Hà Nội -Hải Phòng kéo dài 3 ngày đã kết thúc.

b) Con tàu di chuyển theo lộ trình Huế - Đà Nẵng chuẩn bị cập bến.

Câu 6:

TL: - Từ ngữ tả đặc điểm trong chiếc lồng kẽm: tôi tối

- Giải thích: vì chiếc lồng được thắp sáng bằng ngọn nến nhưng ngọn nến đã bị cánh chim đánh nhau quạt tắt mà người chủ chưa kịp thắp lên lại

Câu 7:

TL: Nội dung chính bài đọc: miêu tả sự đa dạng, sinh động của hàng hóa tại khu chợ (hoặc Miêu tả tự đa dạng, sinh động của khu chợ).

Câu 8:

TL: - Tác dụng: đánh dấu tên bài thơ (hoặc đánh dấu tên tác phẩm)

Câu 9:

- HS thực hiện đúng mỗi yêu cầu đạt 0,5 điểm)

Câu 10: TL: - 4 từ ngữ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết tâm, bền lòng, vững lòng, kiên nhẫn.

B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm):

I- Chữ (2 điểm):

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, chữ viết đẹp, đúng cỡ: 1 điểm

- Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài.

II- Nội dung bài viết (8 điểm):

HƯỚNG DẪN CHẤM VIẾT SÁNG TẠO (10 điểm)

1. Nội dung (6 điểm)

Nội dung

Nội dung cụ thể

Điểm

Mở bài

- Giới thiệu buổi tham quan

(Viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp)

Thân bài

- Diễn biến của buổi tham quan

+ Kể các hoạt động theo trình tự thời gian

+ Hoặc kể các hoạt động theo trình tự không gian

- Kết quả của buổi tham quan

Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về buổi tham quan vừa tả theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

2. Kĩ năng (2 điểm):

Nội dung cụ thể

Điểm

Hướng dẫn chấm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp.

0,25 đ

- Bài viết sai 1 lỗi trừ 0,1 điểm.

- Viết đúng chính tả

0, 25đ

- Sai từ 1 lỗi: Không trừ điểm;

- Sai từ 2-3 lỗi: Trừ 0,5 điểm;

- Sai từ 4 - 5 lỗi: Trừ 0,75 điểm;

- Sai từ 6 - 7 lỗi: Trừ 1 điểm;

- Sai từ 8 - 9 lỗi: trừ 1,25 điểm;

- Sai trên 9 lỗi không ghi điểm).

* Các lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần của lỗi đó

- Dùng từ, đặt câu chính xác, phù hợp.

0,5đ

- Dùng từ, đặt câu không chính xác, phù hợp: 1 câu trừ 0,25 điểm.

- Bài viết sáng tạo

- Có hình ảnh, biện pháp tu từ hấp dẫn

- Có các liên tưởng thú vị, độc đáo

2. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều số 2

Ma trận đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều

Ma trận đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều

Trường: Tiểu học……..
Lớp:.............
Họ và tên:...........................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Năm học: 2023-2024
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. Đọc hiểu

Đọc bài tập đọc sau:

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Những đám mây trắng được miêu tả như thế nào? (0,5đ)

A) bồng bềnh huyền ảo

B) trông rất quái lạ

C) xanh lam huyền bí

D) nhìn rất kì thú

Câu 2: Tác giả miêu tả các con ngựa có những màu sắc nào? (0,5đ)

A) đen láy, trắng muốt, đỏ thắm

B) đen huyền, trắng tuyết, đỏ son

C) đỏ tía, nâu vàng, xanh lam

D) đen tuyền, nâu vàng, trắng tinh

Câu 3: Ở Sa Pa có những em bé dân tộc nào: (0,5đ)

A) Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.

B) Ba-na, Tu Dí, Kinh.

C) Hmông, Tu Dí, Phù Lá.

D) Kinh, Chăm, Khơ - me.

Câu 4: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà diệu kì của thiên nhiên”? (0,5đ)

A) Vì phong cảnh của Sa Pa không hấp dẫn.

B) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

C) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

D) Vì Sa Pa là nơi có nhiều mây.

Câu 5: Chủ ngữ trong câu “Nắng phố huyện vàng hoe.” là: (0,5đ)

A) Phố huyện

B) Nắng phố huyện

C) Nắng phố

D) Vàng hoe

Câu 6: Câu “Bông hoa này đẹp quá!”? (0,5đ)

A) Bông hoa.

B) Bông hoa này.

C) Đẹp quá.

D) Này đẹp quá.

Câu 7: Hãy đặt dấu ngoặc đơn cho phù hợp”? (1đ)

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Vào thời điểm hoàn thành năm 2010, đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.

Câu 8: Nối câu ở cột A với trạng ngữ ở cột B cho phù hợp.(1đ)

Hôm qua, mẹ em đi chợ.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ngoài sân, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 9: Trời mưa em không đi học bằng xe đạp được, phải đi bộ. Em hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ (1đ)

………………………………………………………………………………………….……………………

………………………………………………………………………………………….……………………

B. VIẾT

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Gạch dưới câu chủ đề trong đoạn văn sau:

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Câu 2 (1,0 điểm). Gạch dưới từ viết sai và sửa lại cho đúng

Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính.

Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.

II. VIẾT (7 điểm): Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều

A. Đọc hiểu: (6 đ)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (3đ)

Câu123456
Đáp ánABCBBD
Điểm0,50,50,50,50,50,5

Câu 7: (1đ)

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội). Vào thời điểm hoàn thành (năm 2010), đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.

Câu 8: Mỗi ý nối đúng được 0,5đ

Câu 9: Tùy câu của HS đặt mà GV chấm điểm (chú ý đầu câu phải viết hoa cuối câu có dấu chấm).

VD: Hôm nay, trời mưa em phải lội bộ đi học.

B. VIẾT:

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm).

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Câu 2 (1,0 điểm).

Công ty Du lịch Cánh Buồm Nâu; Câu lạc bộ Em yêu khoa học.

Câu 3 (1,0 điểm).

Cây đa nghìn năm / là cả một tòa cổ kính.
CN VN

Chín, mười đứa bé chúng tôi / bắt tay nhau ôm không xuể.
CN VN

II. Viết (7 điểm)

Nội dung (4 điểm): Viết được bài văn miêu tả gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài (4 điểm). Tuỳ theo nội dung học sinh viết có thể trừ dần 4->3,5->3,0->2,5….

Kỹ năng (3 điểm):

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. (Mắc từ 6 – 7 lỗi trừ 0.5 điểm. Mắc trên 8 lỗi: trừ 1 điểm).

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót khi dùng từ, đặt câu, GV cho các mức điểm: 0.5 – 0).

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo (diễn đạt đầy đủ ý, câu văn hay; cách sắp xếp câu văn hợp lí, sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp, … ): 1 điểm.

Tham khảo thêm:

.............

3. Đề đọc thành tiếng thi HK2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều

KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (2 điểm)

Học sinh bốc thâm đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1- 3 phút/ em)

- Bài đọc 1: Chiến công của những du kích nhỏ (từ “Trước khi đi” đến “giấy ra đọc” (trang 71, Tiếng Việt lớp 4, Tập 2, Cánh Diều)

(?) Câu hỏi: Lượt đã tìm thấy một mảnh giấy cuộn tròn ở đâu? Lượt đã đọc mảnh giấy đó ở đâu?

- Bài đọc 2: Em bé Bảo Ninh (3 khổ thơ đầu) (trang 75, Tiếng Việt 4, Tập 2, Cánh Diều)

(?) Câu hỏi: Công việc của bạn nhỏ là gì? Tìm câu thơ miêu tả sự nguy hiểm trong công việc của bạn nhỏ.

- Bài đọc 3: Phong trào kế hoạch nhỏ (phần Nguồn gốc, Hình thức thực hiện, Sử dụng các nguồn thu) (trang 77, Tiếng Việt 4, Tập 2, Cánh Diều)

(?) Câu hỏi: Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện bằng cách nào? Nguồn thu của phong trào này được sử dụng cho việc gì?

- Bài đọc 4: Mùa xuân em đi trồng cây (3 khổ thơ đầu) (trang 81, Tiếng Việt 4, Tập 2, Cánh Diều)

(?) Câu hỏi: Các bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì? Tìm câu thơ miêu tả hoạt động đó.

Tải Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều về máy để xem bản đầy đủ

Trên đây là Bộ Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức có đáp án mới nhất năm 2024 được HoaTieu.vn tuyển chọn để gửi đến bạn đọc. Nội dung bộ đề được biên soạn phù hợp với năng lực của học sinh tiểu học, bám sát chương trình mới, hứa hẹn sẽ là tài liệu ôn tập cuối kì 2 hữu ích cho giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Cánh Diều mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
9 4.278
0 Bình luận
Sắp xếp theo