Top 2 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức (Có đáp án)
Đề thi kiểm tra học kỳ II môn Tiếng Việt 4 KNTT năm 2024
TOP 2 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức Có đáp án theo chuẩn cấu trúc chương trình GDPT 2018 được HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này giúp học sinh ôn tập, nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4 để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối năm học 2023-2024. Sau đây là nội dung chi tiết Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức có lời giải chi tiết kèm file tải word/pdf miễn phí. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức số 1
Ma trận đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2023 -2024
Mạch kiến thức kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
| TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Phần kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi
|
|
|
|
|
|
|
| 3 | |
Phần đọc hiểu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 4 |
|
1 |
|
| 1 |
5 | 1 |
Số điểm | 2 |
|
0,5 |
|
| 1 |
2,5 | 1 | |
| câu số | 1,2,3,4 |
| 5 |
|
| 11 |
|
|
Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 2 | 1 | 2 |
1 |
4 | |||
Số điểm | 1 | 0,5 | 2 | 0,5 | 3 | ||||
Câu số | 7,8 | 6 | 9, 10 |
|
| ||||
Tổng: | Số câu | 4 | 2 | 2 | 2 |
| 1 | 6 | 5 |
Số điểm | 2 | 1 | 1 | 2 |
| 1 | 3 | 4 |
Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4
Năm học: 2023 – 2024
B. Đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
1. Đọc hiểu, Luyện từ và câu (7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
(Theo Tâm huyết nhà giáo)
Câu 1: Nết là một cô bé thế nào ? (0.5đ)
- Thích chơi hơn thích học.
- Có hoàn cảnh bất hạnh với bàn chân bị tàn tật.
- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
- Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt ? (0.5đ)
- Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
- Gia đình Nết khó khăn nên không cho bạn đến trường.
- Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
- Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn ? (0.5đ)
- Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.
- Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
- Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
- Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)
- Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
- Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
- Mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
- Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 5 : Nghe cô giáo kể về chị, Na có cảm xúc gì? (0,5 điểm)
- Xấu hổ vì có người chị tàn tật.
- Na vui và tự hào về chị mình .
- Buồn vì chị không được đi học
- Tủi thân vì có người chị tàn tật.
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu : Na giải thích:“Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. có tác dụng gì? (0,5 điểm)
- Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu
- Đánh dấu lời đối thoại
- Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp
d.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 7: Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau:
Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Câu 8: Gạch dưới vị ngữ trong câu sau:
Nết ước mơ được đi học như Na.
Câu 9. Tìm trạng ngữ trong câu sau. Trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu?
Tối hôm ấy, cô giáo đến thăm Nết. (1điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 10 “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” có mấy động từ? (1 điểm)
- 1 động từ, đó là : …………………………………………………………………..
- 2 động từ, đó là : …………………………………………………………………..
- 3 động từ, đó là : …………………………………………………………………..
- 4 động từ, đó là : …………………………………………………………………..
Câu 11: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên ? (1điểm) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. VIẾT: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả hoặc một cây cho bóng mát.
Đáp án đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
A. Bài kiểm tra đọc:10 điểm
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc to, rõ tiếng, tốc độ 90 chữ/ phút. Ngắt nghỉ hơi đúng: 2 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm
II. Đọc hiểu: 7 điểm
Câu | Đáp án đúng | Điểm |
1 | B | 0,5 điểm |
2 | A | 0,5 điểm |
3 | B | 0,5 điểm |
4 | C | 0,5 điểm |
5 | B | 0,5 điểm |
6 | B | 0,5 điểm |
7 | Na vui và tự hào về chị mình lắm. | 0,5 điểm |
8 | Nết ước mơ được đi học như Na. | 0.5 điểm |
9 | - Trạng ngữ: Tối hôm ấy - Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nhắc đến trong câu | 1 điểm |
10 | C. vẽ, cầm, đứng | 1 điểm |
11 | HS tự nêu: VD: - Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; - Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành . | 1 điểm |
B. Bài kiểm tra Viết 10 điểm
+ Viết được bài văn tả cây cối đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài : Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn kể chuyện. 8 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
* Điểm chung toàn bài: (Điểm Đọc + điểm Viết ): 2
2. Đề thi cuối kì 2 Tếng Việt 4 Kết nối tri thức số 2
Trường: Tiểu học…….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cây đa quê hương” (trang 80) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY
Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên:
– Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé!
– Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa.
Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía.
Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa.
Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn:
– Con đừng dại dột như thế nữa nhé!
Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ.
(Theo Phong Thu)
Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? (0,5 điểm)
A. Được mẹ cưng hơn.
B. Được xuống mặt đất.
C. Được chuyền quanh gốc.
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.
Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? (0,5 điểm)
A. Chim em bị ngã xuống đất.
B. Chim em bị thương.
C. Chim em bị mẹ quở trách.
D. Chim em bị rơi xuống vực.
Câu 3. Câu chuyện muốn khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm)
A. Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà.
B. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều.
C. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, có ngày gặp nguy hiểm.
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng: (1 điểm)
Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
................................................................................................
b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng.
................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
................................................................................................
................................................................................................
Câu 7. Dựa vào bức tranh bên dưới, em hãy đặt câu theo yêu cầu: (1,5 điểm)
a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người.
................................................................................................
b. Chủ ngữ là danh từ chỉ sự vật.
................................................................................................
c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NGỰA BIÊN PHÒNG
(Trích)
Chúng em trong bản nhỏ
Phơi thật nhiều cỏ thơm
Để mùa đông đem tặng
Ngựa biên phòng yêu thương...
Phan Thị Thanh Nhàn
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích.
Đáp án đề thi cuối kì 2 Tếng Việt 4 Kết nối tri thức số 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm” vì cây đa ấy đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.
Câu 2. (0,5 điểm)
A. Chim em bị ngã xuống đất.
Câu 3. (1 điểm)
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 4. (1 điểm)
Câu 5. (1 điểm)
Câu 6. (1 điểm)
Sáng sớm , các bác nông dân đã dắt trâu đi cày.
Câu 7. (1,5 điểm)
a. Các bạn nhỏ đang chơi thả diều.
b. Những con diều bay lượn trên bầu trời.
c. Buổi chiều, gió thổi lồng lộng.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Tập làm văn (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả cây xà cừ mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài tham khảo
Ở sân trường em có rất nhiều loại cây cho bóng mát nhưng dường như cây xà cừ kia là to lớn hơn cả. Chính vì to lớn cho nên mới cho nhiều bóng mát. Ai ai cũng yêu quý cây xà cừ và mỗi ngày đi học chúng em lại tụ tập ở quanh cây để vui đùa cho mát mẻ.
Đã bao nhiêu năm trôi đi không ai là không thắc mắc cây xà cừ đã bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Em được cô giáo nói chắc rằng cây xà cừ này đã được trồng cách đây gần trăm năm rồi. Và khi em nhìn từ xa, cây xà cừ như một người khổng lồ đội chiếc mũ màu xanh thẫm. Cho đến khi em tiến gần, nổi bật trước ta là thân cây to cao, sần sùi với những tán lá dày đặc. Đặc biệt hơn nữa thì ở dưới gốc, mấy chiếc rễ lớn chồi lên như mời gọi chúng tôi ngồi trên đó để tránh nắng. Thế rồi cũng nhìn từ trên cao, cành cây chĩa ra thành nhiều nhánh, không đếm xuể.
Cho đến khi mà mùa hạ đến, xà cừ cũng ra hoa. Em cũng thật là ấn tượng với hoa xà cừ nhỏ li ti như những đốm sáng thật là đẹp biết bao nhiêu. Thế rồi ta như cũng phải tinh mắt lắm mới nhận ra được. Thực sự những nụ hoa xanh mướt như chồi non mới nhú, đồng thời ta như thấy được chính sự tròn vo giống những hạt tấm lớn màu vàng nhạt. Hoa đã tàn thì đã có trái, nhận thấy được quả xà cừ xù xì, màu nâu xám to như vốc tay, đồng thời loại quả này dường như lại tròn như quả bóng bàn đung đưa. Quả già rụng xuống thường vỡ làm ba, bốn mảnh.
Dễ nhận thấy điểm hay của cây xà cừ khi mà quan sát thấy được rằng, cây xà cừ trút lá vào mùa xuân, lúc vạn vật đang đâm chồi, nảy lộc thêm xanh tốt và đẹp đẽ biết bao nhiêu. Và ta như thấy được rằng cũng chỉ một hai tuần thôi là cây xà cừ đã thay hết lá. Đặc biệt hơn đó chính là khi chiếc lá vàng cuối cùng rụng xuống thì trên những cành cây khẳng khiu kia vô số chồi non đã giăng đầy rồi.
Cây xà cừ chính là một trong những cây mà em yêu thích nhất, bởi cây đã gắn bó với tuổi thơ của lũ trẻ chúng em. Mai này đi xa em cũng không bao giờ quên được cây xà cừ.
Trên đây là Bộ Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức có đáp án mới nhất năm 2024. Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
Tham khảo thêm
(Siêu hay) Thuật lại một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em lớp 4
Đề thi Học kì 2 Tin học 4 Cánh Diều năm 2024 (có đáp án, ma trận)
(Mới nhất 2024) 6 Đề thi Học kì 2 Toán 4 Kết nối tri thức năm 2024 (Có đáp án, ma trận)
Top 2 Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 năm 2024 Có đáp án (Sách mới)
(Mới 2024) 11 Đề thi Học kì 2 Toán lớp 4 Cánh Diều Có đáp án, ma trận
Ma trận đề thi học kì 2 Toán lớp 4 theo Thông tư 27 năm 2024
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Kết nối tri thức PDF
05/04/2024 4:11:22 CH
Gợi ý cho bạn
-
Top 10 Tả cây xoài trong vườn nhà em ngắn gọn, hay chọn lọc
-
(Siêu hay) Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương. Đặt câu với từ ngữ tìm được
-
(Siêu hay) Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích lớp 4
-
(Mới nhất 2024) 6 Đề thi Học kì 2 Toán 4 Kết nối tri thức năm 2024 (Có đáp án, ma trận)
-
Top 47 bài Tả một đồ vật mà em yêu thích lớp 4 hay nhất
-
(Siêu hay) Viết một đoạn văn tưởng tượng cảnh Tin-tin và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu
-
(Siêu hay) Đóng vai người con trai, kể cho người bố nghe về hành trình trên biển của mình
-
Kể về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết hay nhất
-
Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học 4 Cánh Diều có đáp án năm 2024
-
(Siêu hay) Viết thư thăm hỏi người thân, thầy cô, bạn bè hoặc một người khác lớp 4
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 4
(Siêu hay) Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài báo,…) về lòng dũng cảm
5 Đề thi học kì 2 Tiếng Anh 4 Kết nối tri thức 2024 (Có đáp án, File nghe mp3)
Top 26 Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2024 (KNTT, CTST, CD)
Lập dàn ý tả cây chuối lớp 4 ngắn gọn
Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?
(Siêu hay) Đoạn văn tả đặc điểm nổi bật hình dáng của con vật nuôi trong nhà mà em thích