(Siêu hay) Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ

(Siêu hay) Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ gồm dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất, gợi ý cho các em học sinh nêu cảm nghĩ sau khi đọc đoạn thơ trong bài "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ theo đúng yêu cầu sách giáo khoa. Mời các em cùng tham khảo chi tiết trên HoaTieu.vn nhé!

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ (Câu 4 Chợ Tết trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo).

Cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ của Đoàn Văn Cừ
Câu 4 trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo

1. Gợi ý Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ

Em viết bài cảm nhận về bài thơ theo gợi ý như sau:

A. Mở đoạn: Giới thiệu về bài thơ (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, viết về điều gì,...)

B. Thân đoạn: Cảm nhận về bài thơ trên phương diện nội dung, nghệ thuật qua đó làm nổi bật thông điểm ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.

Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê.

C. Kết đoạn: Cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ: Cảm thấy quen thuộc, thân thương, yêu thích...

2. Cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ số 1

Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ

3. Cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ số 2

Bức tranh dân gian “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ mang vẻ đẹp vừa bình dị thân thuộc, vừa rực rỡ sắc màu. Tác giả đã làm sống lại cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê đậm đà màu sắc văn hóa dân gian với tất cả tấm lòng yêu thương nồng hậu. Đoạn thơ cũng như bài thơ với việc sử dụng nghệ thuật tài tình của sự phối hợp màu sắc, từ láy, đa dạng các biện pháp tư từ: so sánh, nhân hóa, liệt kê, thể thơ tám chữ… đã góp phần làm nên thành công của bài thơ. Đọc đoạn thơ, ta như được đắm mình trong không khí vui tươi, nhộn nhịp, được đi chợ Tết cùng bà con các làng quê xưa. Ở đây tác giả ít tập trung miêu tả việc mua bán mà chủ yếu miêu tả khung cảnh của chợ Tết. Bởi đi chợ Tết đâu chỉ là để mua sắm mà còn để ngắm chợ, chơi chợ, thưởng ngoạn chợ và đông vui như hội chợ. Ở đây, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh quê rất sinh động, nhưng cũng rất đỗi thân quen của một phiên chợ Tết những năm xưa và cả chợ Tết ở những làng quê ngày nay đâu đây, có nơi vẫn còn lưu giữ. Đó cũng chính là cái hay và cái tài tình của nhà thơ!

4. Cảm nghĩ của em về bài thơ chợ Tết

Thời gian chảy trôi, nhưng những hương sắc của dân tộc một thời vẫn còn vẹn nguyên trong những vần thơ bình dị, tươi vui ấy; để đến hôm nay, mỗi khi nhắc đến thơ Tết không thể không nhắc đến “Chợ Tết”. Bài thơ là bức tranh rực rỡ màu sắc, đầy rẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Ta cảm nhận rõ trong đó một hồn quê, một không khí dân tộc đậm đà, lắng đọng. Nó thể hiện trước hết ở khung cảnh thiên nhiên chan hoà, từ khi sương còn giăng mắc không gian, đến lúc bình minh đã thức dậy mang theo những tia nắng chan hoà. Một thiên nhiên sống động với “mây”, sương”, “nắng”, “núi”; lung linh với đủ các sắc màu: trắng, đỏ, hồng xanh; ...Tất cả hoà quyện đan chéo nhau tạo nên một bức tranh ngồn ngộn nhựa sống. Thiên nhiên sống động ấy là nền cho bức tranh về cuộc sống sinh hoạt náo nhiệt trong buổi chợ Tết nơi vùng núi. Đoàn Văn Cừ đã theo sát bước chân của những cư dân miền núi, từ lúc “Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”, cho đến lúc kết thúc một ngày, khi “những người quê lũ lượt kéo nhau về”. Tất cả đã tạo nên một không khí sinh hoạt nhộn nhịp, tấp nập trong ngày cuối năm. Một khung cảnh hết sức chân thực, một bức tranh sống động, không chỉ có màu săc, hoạt động mà người dọc như còn cảm nhận được cả không khí, cả tâm trạng của những con người trong tranh.  Trong những bước chạy “lon xon” của các cậu bé là cả một tâm trạng háo hức, một niềm vui bồng bột và ngây thơ của trẻ nhỏ trong ngày chợ Tết, được mặc áo mới, được chơi thoả thích. Cái “che môi cười lặng lẽ” của những “cô yếm thắm” là cái cười e lệ, duyên dáng, ý tứ của các cô gái quê. Trong bức tranh ấy còn có cả sự thâm trầm trong những bước chống gậy “lom khom” cảu các cụ già, có cái tất bật, vội vã của những người buôn bán.... Chỉ ở một ngòi bút tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc sống nơi thôn dã mới có được cái nhìn ấy, có được những nét vẽ có hồn dường vậy. Và tâm trạng ấy theo họ vào chợ Tết, tạo nên một buổi chợ phiên tấp nập, rộn ràng. Cả một phiên chợ quê nơi vùng núi cao trong ngày giáp tết được Đoàn Văn Cừ đưa vào bài thơ một cách rất tự nhiên, dung dị mà vẫn đong đầy chất thơ. Một đoạn thơ ngắn mà dựng nên cả một bức tranh chân thực sinh động của một phiên chợ quê trong ngày Tết. Phiên chợ ấy tập hợp tất cả con người quê: từ già đến trẻ, từ gái đến trai, từ dân thường đến quan lại, từ người buôn bán đến cụ đồ nho. Tất cả đều có chung một tâm trạng: háo hức, vui vẻ. Mỗi lần đọc “Chợ Tết” là một lần được sống lại với không khí Tết của ông cha ngày nào, thêm yêu những nét văn hoá cổ truyền của dân tộc.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
6 1.499
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm