Top 5 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều (Kèm đáp án) năm 2024

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ TOP 5 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều 3 mức độ theo Thông tư 27 có kèm theo đáp án, lời giải chi tiết giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, làm quen với cấu trúc đề mới để hoàn thành tốt bài kiểm tra đánh giá định kỳ giữa HK2 tới đây. Sau đây là nội dung chi tiết Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều giữa học kì 2. Mời các em cùng tham khảo.

I. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều số 1

1. Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2023 - 2024

TT

Chủ đề

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm


Mức 1


Mức 2


Mức 3


Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc thành tiếng

3,0

2

Đọc hiểu văn bản

- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc.

- Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

- Nêu được bài học rút ra từ văn bản.

Số câu

2

1

1

1

1

Câu số

1, 2

3

4

5

6

Số điểm

1,0

1,0

0,5

0,5

1,0

4,0

3

Kiến thức tiếng Việt

- Nhận biết tính từ, danh từ riêng, trạng ngữ.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

- Đặt được câu có trạng ngữ.

Số câu

2

1

1

Câu số

7,8

9

10

Số điểm

1,5

1,0

0,5

3,0

Tổng

Số câu

4

1

1

2

2

10

Số điểm

2,5

1,0

0,5

1,5

1,5

7,0

4

Viết (Viết bài văn)

10,0

TỔNG

20,0

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2023 - 2024

Thời gian: 70 phút

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm - 35 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII.

Ông là người thông minh, học rộng. Khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y. Lên kinh đô nhưng không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê “đóng cửa để đọc sách”; vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân.

Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.

Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị. Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông. Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm. Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,...

Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.

(Nguyễn Liêm)

Câu 1: (M1-0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông là ai?

A. Là nhà bác học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII

B. Là nhà quân sự nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII

C. Là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII

D. Là một thầy giáo nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII

Câu 2: (M1-0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông được nhận định là người như thế nào?

A. Có sức mạnh hơn người

B. Thông minh, học rộng

C. Tài năng xuất chúng

D. Biết nhiều kiến thức

Câu 3: (M1-1đ) Khi còn trẻ, Hải Thượng Lãn Ông gặp phải điều gì?

Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao ông quyết định học nghề y?

A. Vì để chữa bệnh cứu mẹ

B. Vì để thỏa mãn đam mê, ước mơ của mình

C. Vì nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời

D. Vì để được mọi người trọng dụng, kính mến

Câu 5: (M2-0,5đ) Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?

Câu 6: (M3-1đ) Điều tác giả muốn nói qua bài đọc là gì?

Câu 7: (M1-0,5đ) Đâu là tính từ?

A. thông minh

B. đi lại

C. thầy thuốc

D. dầu đèn

Câu 8: (M1-1đ)

a) Danh từ riêng trong câu “Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông.’’ là:

A. đứa trẻ

B. người

C. Hải Thượng Lãn Ông

D. người thuyền chài

b) Trạng ngữ trong câu “Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị.’’ là:

A. Một người thuyền chài nghèo

B. Có lần

C. Đứa con nhỏ

D. không có tiền chữa trị

Câu 9: (M2-1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.

Câu 10: (M3-0,5đ) Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm - 35 phút)

Tả một con vật được nuôi ở nhà em.

3. Đáp án đề kiểm tra giữa HK2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2023 - 2024

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

* GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập giữa học kì II (tuần 27).

+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc (ngoài SGK) do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng.

+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Cách đánh giá, cho điểm:

a) Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1đ

b) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ

c) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1: (0,5đ) C

Câu 2: (0,5đ) B

Câu 3: (1đ) Khi còn trẻ, ông bị ốm nặng và được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi.

Câu 4: (0,5đ) C

Câu 5: (0,5đ) Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông còn nghiên cứu, viết nhiều sách có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử nên ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.

Câu 6: (1đ) Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một người thầy thuốc hết lòng thương yêu và chăm sóc người bệnh mà còn là một tấm gương sáng về ý thức tự học để trở thành thầy thuốc giỏi, một bậc danh y của nước ta.

Câu 7: (0,5đ) A

Câu 8: (1đ) Khoanh đúng mỗi câu ghi 0,5đ: a) C b) B

Câu 9: (1đ) Trả lời đúng chủ ngữ 0,5đ, vị ngữ 0,5đ.

Chủ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông

Vị ngữ: cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử

Câu 10: (0,5đ) HS đặt câu theo đúng yêu cầu ghi 0,5đ.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm:

- HS viết được bài văn tả một con vật được nuôi ở nhà em.

- GV cho điểm thành phần như sau:

+ Bài viết đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) theo yêu cầu đã học: 5đ

+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2đ (Nếu HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên thì mỗi lỗi trừ 0,25đ).

+ Dùng từ, đặt câu: 2đ

+ Sáng tạo: 1đ.

II. Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều số 2

1. Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Nhà bác học Niu-tơn” (trang 107) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc gì?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

THỎ CON VÀ MÙA XUÂN

Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con rất dễ thương. Thỏ con yêu mùa xuân lắm bởi mùa xuân luôn làm cho vườn hoa của chú rực rỡ sắc màu. Nhưng mùa xuân thường không ở lại được lâu. Vì thế Thỏ con rất buồn mỗi khi thấy mùa xuân đi qua. Ngay sau mùa xuân là mùa hè với cái nắng gay gắt khiến các bông hoa trong vườn của Thỏ con không thể nở được. Khi đi dạo trong vườn, Thỏ con thường nghe các loài hoa than thở: “Nóng quá bạn Thỏ ơi! Có cách nào giúp chúng tôi không?”.

Nhìn các loài hoa khổ sở mệt nhoài vì nắng, Thỏ con thương lắm. Nhưng biết làm sao bây giờ?

Một hôm, Thỏ con quyết định đi tìm Thần Mưa để cầu cứu. Nghe nói, Thần Mưa thường núp sau các đám mây đen trên đỉnh núi cao. Đường đi thật gian nan nhưng Thỏ con không nản chí. Thế rồi Thỏ con leo lên được đỉnh núi cao rồi đấy! Ngước nhìn những đám mây đen, lúc đầu Thỏ con cũng thấy sờ sợ vì chúng có vẻ hung dữ quá. Nhưng hình ảnh về những nụ hoa đang cố nhú ra mà không được vì nắng đã khiến Thỏ con can đảm hẳn lên.

- Xin Thần Mưa hãy tưới mát cho các loài hoa trong vườn được khoe sắc! - Thỏ con hít một hơi dài rồi nói thật lớn.

- Chào Thỏ con! Cháu thật can đảm và đáng yêu. Hãy về với các loài hoa trong vườn của cháu đi! Ta sẽ làm mưa ngay thôi! - Thần Mưa ôn tồn nhận lời.

Sưu tầm

Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều

Câu 1. Vì sao Thỏ con yêu mùa xuân? (0,5 điểm)

A. Vì mùa xuân rất đẹp.

B. Vì mùa xuân làm vườn hoa của Thỏ rực rỡ.

C. Vì mùa xuân bắt đầu một năm.

D. Vì mùa xuân Thỏ được đi chơi khắp nơi.

Câu 2. Các loài hoa than thở với Thỏ con điều gì? (0,5 điểm)

A. Đất hẹp quá không có chỗ cho các bạn phát triển.

B. Đất rộng quá khiến các bạn không thể bảo vệ nhau.

C. Trời mưa nhiều quá khiến các bạn luôn ẩm ướt.

D. Trời nắng quá khiến các bạn bị nóng.

Câu 3. Qua bài học trên, em thấy Thỏ con có tính cách như thế nào? (0,5 điểm)

A. Thỏ con rất yêu thương các loài hoa và dũng cảm vượt qua khó khăn để đạt

được mục đích.

B. Thỏ con rất tinh ý và hay giúp đỡ các loài vật.

C. Thỏ con rất dũng cảm, dám nêu lên ý kiến của mình.

D. Thỏ con rất khéo léo và có tài thuyết phục người khác.

Câu 4. Em hãy gạch một gạch vào danh từ chỉ vật và gạch hai gạch vào danh từ chỉ thời gian trong các câu sau: (1 điểm)

a) Sau này, khi chuyển sang ngôi nhà mới, những chiếc ghế đan bằng tre vẫn được mẹ em sử dụng mỗi ngày.

b) Chiếc xe đạp đã gắn liền với em trong suốt bốn năm cấp một.

c) Trước ngày khai giảng, học sinh háo hức mua sách vở và đồ dùng học tập mới.

Câu 5. Em hãy nối các động từ sau sao cho phù hợp với từng bức tranh: (1 điểm)


leo

Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều

hút phấn


nhảy

cầm

bay

lượn

Câu 6. Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Bài “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “Quê nội”. “Quê nội” (1974) cùng với “Tảng sáng” (1976) là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập hai, năm 2014)

Câu 7. Em hãy sắp xếp lại các từ trong câu dưới đây để tạo thành câu mới có chủ ngữ là phần được in đậm: (1,5 điểm)

a) Thầy cô giáo luôn yêu thương học sinh .

b) Dòng sông quê em có một màu xanh biếc.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

CẦU TRE

(trích)

Cầu tre gối nhịp đất lành,

Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.

Cầu tre làm chiếc đò ngang,

Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau.

Kiên Giang

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn tả một bụi tre (hoặc một rặng tre).

2. Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc làm đồng hồ dựa vào bóng nắng.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

B. Vì mùa xuân làm vườn hoa của Thỏ rực rỡ.

Câu 2. (0,5 điểm)

D. Trời nắng quá khiến các bạn bị nóng.

Câu 3. (0,5 điểm)

A. Thỏ con rất yêu thương các loài hoa và dũng cảm vượt qua khó khăn để đạt

được mục đích.

Câu 4. (1 điểm)

a) Sau này , khi chuyển sang ngôi nhà mới, những chiếc ghế đan bằng tre vẫn được mẹ em sử dụng mỗi ngày .

b) Chiếc xe đạp đã gắn liền với em trong suốt bốn năm cấp một.

c) Trước ngày khai giảng , học sinh háo hức mua sách vở và đồ dùng học tập mới.

Câu 5. (1 điểm)


leo

Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều

hút phấn


nhảy

cầm

bay

lượn

Câu 6. (1 điểm)

Dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên được dùng để đánh dấu tên tác phẩm.

Câu 7. (1,5 điểm)

a) Học sinh luôn yêu thương thầy cô giáo.

b) Quê em có một dòng sông màu xanh biếc.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả một bụi tre (hoặc một rặng tre), câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về bụi tre (rặng tre) mà em muốn tả.

Triển khai:

- Tả bao quát bụi tre (rặng tre): Cao, mọc thành từng bụi.

- Tả chi tiết bụi tre (rặng tre): (1) Gốc cây chụm lại. (2) Thân cây thẳng cao vút, có nhiều đốt. (3) Lá tre nhỏ. (4) Hoa tre có màu trắng tinh khôi.

- Lợi ích của bụi tre: Được dùng là những chiếc rổ, chiếc ra.

Kết thúc

- Nêu cảm nghĩ của em về bụi tre (rặng tre) đó.

Bài làm tham khảo

Em rất yêu rặng tre quê hương em. Bởi, những rặng tre ấy đại diện cho tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.

Bao giờ tre cũng mọc gần nhau thành từng bụi, từng khóm. Những bụi tre san sát nhau tạo thành từng rặng tre dài như thành lũy bảo vệ con người nơi đây. Tre chẳng khi nào tranh cãi nhau mà sống rất hòa thuận. Những cây tre cao lớn vươn mình như để che chở cho cây con. Gốc cây chụm lại với nhau và tán lá thì xòe rộng như cái ô khổng lồ. Thân tre thẳng, cao vút lên bầu trời. Thân cây có nhiều đốt mà dường như đốt nào cũng bằng nhau. Xinh xắn nhất lá những chiếc lá tre nhỏ bé. Lá tre mọc san sát nhau nên mỗi khi có cơn gió thổi qua, chúng cọ vào nhau xào xạc, xào xạc như đang thầm thì nói chuyện với nhau. Tre cũng có hoa nhưng rất khó để có thể nhìn thấy, vì tre chỉ nở hoa một lần trong đời của chúng. Em nghe bà em kể lại, hoa tre có màu trắng tinh khôi rất đẹp.

Tre vô cùng gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam, trong thời kì đấu tranh chống, giặc ngoại xâm, tre làm thành lũy, là những chông, những chiếc gậy, cùng con người xông pha trận mạc. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tre được dùng làm những chiếc rỗ, chiếc rá, chiếm tăm,....

Tre là bạn thân của người nông dân, là nơi lưu giữ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc của chốn làng quê. Tre còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, bền bỉ của người dân Việt Nam.

III. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều số 3

1. Ma trận Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh diều

Mạch kiến thức

Số câu; câu số và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Số câu

Số điểm

1.Đọc thành tiếng

- Đọc đúng văn bản, tốc độ phù hợp (khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, nhịp thơ

- Bước đầu thể hiện giọng đọc phù hợp, nhấn giọng ở một số từ ngữ quan trọng.

Số câu

1

1

Câu

Đọc thành tiếng

Số điểm

3

2.Đọc hiểu văn bản

- Xác định được hình ảnh nhân vật chi tiết trong bài đọc, nêu đúng ý nghĩa chi tiết của hình ảnh trong bài.

- Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản trong bài đọc.

- Hiểu được ý chính của đoạn văn, nội dung bài.

- Biết rút ra bài học, liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.

- Biết nhận xét về hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết chính trong bài; nêu được ý kiến cá nhân về giá trị của nhân vật, hình ảnh nổi bật trong bài.

Số câu

2

1

1

1

5

Câu

1, 2

Đề đọc thành tiếng

3

4

Số điểm

1

1

1

1

4

3.Kiến thức Tiếng Việt

- Xác định được chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

- Sử dụng các từ loại để đặt câu.

- Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

- Nêu đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong một liên danh. Biết viết câu có dấu gạch ngang.

Số câu

1

2

1

4

Câu

6

5 , 7

8

Số điểm

0.5

1 .5

1

3

Tổng

Số câu

2

2

2

2

0

2

10

Số điểm

1

4

1.5

1.5

0

2

10

2. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh diều

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC – LỚP 4

I/ ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu sau:

NGƯỜI PHÁT MINH RA TÀU THUỶ

Rô-bớt Phun-tơn là một kĩ sư người Mỹ đã phát minh ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Ngay từ hồi còn nhỏ, vốn đam mê kĩ thuật, ông thường tự nêu lên các thắc mắc và tìm cách giải quyết bằng được mới thôi.

Năm 13 tuổi, một lần chèo thuyền đi câu cá với bạn, cậu bé Phun-tơn thấy công việc chèo thuyền thật vất vả, nhất là khi ngược gió. Cậu nói:

– Nếu có thể có cái gì đó làm thay việc chèo thuyền thì hay biết mấy!

Bạn cậu cười:

– Xem kia! Hàng trăm năm nay con người vẫn chèo thuyền đấy thôi, muốn thay đổi e là quá khó.

Những lời nói đó không những không làm cậu nản lòng, ngược lại càng kích thích cậu tìm tòi, suy nghĩ. Ngày hôm sau, cậu lại ra sông chơi, ngồi trên con thuyền nhỏ, vừa suy nghĩ vừa thả chân xuống nước đạp qua đạp lại, không ngờ con thuyền trôi được một đoạn khá xa. Ngạc nhiên quá, cậu liền bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo ra máy móc thay cho hai chân đẩy thuyền đi.

Mười ngày sau, cậu bé đã chế tạo ta một món đồ chơi rất kì lạ. Đó là hai bánh xe đạp nước có hình dáng giống cái cối xay gió được gắn với một động cơ điện. Cậu nối món đồ ấy vào đuôi thuyền, dùng tay quay mấy cái, lập tức nó phát ra âm thanh "bru bru bru...". Mặt nước gợn sóng đẩy con thuyền tự động tiến về phía trước, nhanh hơn chèo bằng sào. Mọi người đổ ra xem và tranh nhau ngồi thử.

Liên tục cải tiến phát minh của mình, đến năm 43 tuổi, Phun-tơn đã chế tạo ra con tàu sử dụng động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới.

(Theo 100 câu chuyện hay dành cho bé trai)

Câu 1. (M1 – 0,5 điểm) Cậu bé Phun-tơn có ý tưởng gì khi đi câu cá?

A. Chế tạo ra máy móc làm thay con người việc chèo thuyền. B. Chế tạo ra cối xay gió.

C. Cải tiến các động cơ điện. D. Chèo thuyền bằng sào.

Câu 2. (M1 – 0,5 điểm) Hành động nào giúp cậu tìm ra giải pháp?

A. Tranh luận với bạn về khả năng thực hiện ý tưởng.

B. Ngày ngày ra sông ngắm những con thuyền qua lại.

C. Ngồi trên thuyền thả chân xuống nước đạp qua đạp lại.

D. Để cho thuyền câu tự trôi trên sông.

Câu 3. (M2 – 1 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng những việc Phun – tơn đã làm để phát minh ra tàu thuỷ.

A. Ông đam mê kĩ thuật, thường tự nêu lên các thắc mắc và tìm cách giải quyết bằng được mới thôi.

B. Ông có ý tưởng khi vui chơi.

C. Ông bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo ra máy móc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4. (M3 – 1 điểm) Em học tập được ở Phun tơn những phẩm chất tốt đẹp nào?

Câu 5. (M2 – 1 điểm) Thêm vị ngữ thích hợp cho các câu sau:

a)Tối nay, cả nhà em …………………………………..

b)Tháng 9 năm 2024, em …………………………………….

Câu 6: (M2 – 0,5 điểm) Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm

A. Thương người như thể thương thân B. Có chí thì nên

C. Gan vàng dạ sắt D. Lá lành đùm lá rách

Câu 7: (M2 – 0,5 điểm): Đặt dấu gạch ngang đúng vị trí và viết lại câu văn cho đúng.

Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh.

II/KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

1. Đọc thành tiếng: 3 điểm

- Học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ có độ dài 80-85 tiếng (Tiếng Việt 4 tập 2 – Cánh Diều)

2. Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc (Mức 1).

KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

Đề bài: Tả một con vật mà em yêu thích

3. Đáp án đề thi giữa kì II Tiếng Việt 4 Cánh diều

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC - LỚP 4

NĂM HỌC: 2023 - 2024

1. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU: 6 điểm

Câu

1

2

3

6

Đáp án

A

C

D

C

Điểm

0,5

0,5

1

0,5

Câu 4. (1 điểm) Qua câu chuyện trên em học hỏi được điều gì ở Xi-ôn-cốp-xki ?

(chấm theo ý của học sinh)

Thiếu dấu câu, (trừ 0,5 điểm). Không viết hoa (trừ 0,5 điểm).

Câu 5: (1 điểm)

Mỗi ý đúng: 0,5 điểm

Câu 7: (0,5 điểm)

Học sinh viết đúng, đủ dấu câu, viết hoa đầu câu: 0,5 điểm

Thiếu dấu câu: trừ 0,25 điểm

Không viết hoa: trừ 0,25 điểm

Nếu viết được 1 dấu gạch ngang thì không cho điểm.

Câu 8: (1 điểm)

Học sinh viết đúng, đủ dấu câu, viết hoa đầu câu: 1 điểm

Thiếu dấu câu: trừ 0,5 điểm

Không viết hoa: trừ 0,5 điểm

Thiếu dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ: không cho điểm

II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG

Gợi ý đánh giá theo các yêu cầu sau:

+ Đọc đúng tốc độ, rõ ràng, trôi chảy: 2,0 điểm

+ Đọc diễn cảm, giọng phù hợp: 1,0 điểm

(Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm. Trừ tối đa 2 điểm)

+ Trả lời câu hỏi: 01 điểm

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VIẾT GIỮA HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT - LỚP 4

NĂM HỌC: 2023 - 2024

1. Kiểm tra Viết: 10 điểm

Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau được 8 điểm:

Viết được bài văn miêu tả con vật đúng theo yêu cầu có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng theo thể loại đã học. Độ dài viết khoảng 15 câu trở lên.

* Yêu cầu chung:

Bài viết đúng thể loại văn miêu tả con vật, viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp. Trong bài viết biết sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giàu cảm xúc, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học.

* Yêu cầu cụ thể :

- Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu một con vật mà em muốn miêu tả.

- Thân bài: (6 điểm)

* Tả hình dáng con vật (3 điểm)

* Tả tính tình, hoạt động con vật (1 điểm)

* Nêu được lợi ích của con vật mình tả: 1 điểm

* Sáng tạo khi viết văn: Từ ngữ gợi tả, hình ảnh nhân hoá, so sánh. (1 điểm)

- Kết bài : (1 điểm)

- Trình bày sạch đẹp không sai chính tả: 2 điểm

Lỗi sai chính tả:

+ Châm trước 1 -2 lỗi chính tả.

+ Sai 3, 4 lỗi chính tả: trừ 0,25 điểm

+ Sai 5, 6 lỗi chính tả: trừ 0,5 điểm

+ Sai 7, 8 lỗi: trừ 0,75 điểm

+ Trừ tối đa: 1 điểm chính tả

Lỗi sai diễn đạt: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ (0,25 – 0,5- 0,75 - 1 điểm) Tối đa về 1 điểm diễn đạt

Sai hình thức bài văn: trừ 1 điểm

VI. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều số 4

1. Đề kiểm tra đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh Diều giữa học kì 2

2. Đề thi đọc thành Tiếng giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều

V. Đề thi giữa hk2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều số 5

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Cánh Diều mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
17 5.069
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm