TOP 8 Lập dàn ý Tả một con vật nuôi trong nhà lớp 4 (Có sơ đồ tư duy)

Lập dàn ý Tả một con vật nuôi trong nhà lớp 4 bao gồm các mẫu dàn ý ngắn gọn, chi tiết tả con vật: tả con chó, con mèo, con chim, con gà, con lợn... gợi ý cho các em HS những ý cần có trong một bài văn miêu tả con vật để vận dụng hoàn thiện bài tập làm văn tả con vật đạt điểm cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Những con vật nuôi trong nhà luôn là người bạn gắn bó thân thiết với các em HS. Viết bài văn miêu tả con vật vì thế cũng là đề bài rất hay và quan trọng nằm trong chương trình Tiếng Việt 4. Nắm được cấu trúc bài văn miêu tả cũng như các kỹ năng tả con vật sẽ giúp các em HS mở rộng vốn từ, giới thiệu cho mọi người xung quanh về con vật nuôi mà em yêu thích. Dưới đây là Top 8 dàn ý chi tiết Tả một con vật nuôi trong nhà lớp 4 siêu hay. Cùng HoaTieu.vn tham khảo nhé!

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật

1. Sơ đồ tư duy tả con vật nuôi trong nhà

Sơ đồ tư duy tả con vật nuôi trong nhà
Sơ đồ tư duy tả con vật nuôi trong nhà
Lập dàn ý tả con vật lớp 4
Lập dàn ý tả con vật lớp 4

2. Lập dàn ý tả con vật lớp 4 ngắn gọn

a) Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả.

b) Thân bài:

* Miêu tả chung về Hình dáng con vật:

  • Nguồn gốc
  • Màu sắc
  • Kích thước

* Miêu tả chi tiết về con vật:

- Tả chi tiết ngoại hình:

  • Đầu: Tai, miệng, mũi mắt...
  • Thân
  • Lông
  • Đuôi
  • Chân

- Tả hoạt động của con vật:

  • Ngủ
  • Điệu bộ
  • Bắt mồi
  • Thói quen
  • Đi đứng
  • Ăn uống
  • Sinh sản

* Kể về lợi ích của con vật nuôi

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho con vật nuôi trong nhà.

3. Lập dàn ý chi tiết tả con vật nuôi trong nhà

Lập dàn ý tả con chó lớp 4

a, Giới thiệu chung

- Tên chú chó là gì?

- Có nó từ đâu: được tặng, được mua, nhặt được,…..

- Là loại chó nào? (chó Tây, chó Ta, …)

b. Tả chi tiết

- Màu lông (xám, vàng, đen,…)

- Cân nặng (bé, to,…)

- Đầu: to bằng trái bưởi con, lúc nào cũng ngó nghiêng

- Tai: nhỏ xíu như cánh buồm thu nhỏ

- Hai mắt: to như hạt nhãn mà lúc nào cũng ngân ngấn nước.

- Chiếc mũi: đen nhánh, thi thoảng cúi sát đất như ngửi tìm gì đó

- Đuôi: ngoe nguẩy nghịch ngợm

- Mõm: to, dài với những chiếc răng nhọn, chiếc lưỡi hồng nhỏ hay liếm đồ vật.

- Bốn chân: ngắn tẹo nhưng chạy rất nhanh

c. Tả hoạt động

- Rất hay đuổi bắt mèo

- Thường đợi ngồi đợi tôi đi học về ở gốc cây sấu gần nhà

- Mỗi khi có khách đều sủa báo hiệu

d. Tả kỉ niệm đáng nhớ nhất

- Một lần bị ngã xe đau nhờ chú nhanh trí chạy về báo bố mẹ đón tôi về.

3. Kết bài

- Nêu tình cảm của em với chú chó: yêu thương, quý mến.

Dàn ý Tả con chó con

a) Mở bài: Giới thiệu chú chó con mà em muốn miêu tả

Gợi ý cách viết:

- Chú chó con đó là của nhà em nuôi hay của một gia đình khác? (nhà bà, nhà hàng xóm…)

- Chú chó đó thuộc giống chó gì? Hiện đã được bao nhiêu tháng tuổi? Chú có tên là gì?

b) Thân bài:

- Miêu tả ngoại hình của chú chó:

+ Kích thước của chú chó (so sánh với các đồ vật khác để khái quát kích thước, có thể so sánh với các chú chó con cùng lứa)

+ Bộ lông (màu sắc, độ dài, cảm giác khi vuốt ve)

+ Cái đầu ( hình dáng, cái trán cứng và bằng phẳng; cái tai hình tam giác dựng đứng; đôi mắt tròn đen láy; cái mũi ươn ướt; cái miệng có vài chiếc răng sữa; cái lưỡi hồng có đốm đen…)

+ Phần cổ, ngực (mềm mại, có lớp lông xoăn như cái yếm, có chiếc vòng cổ nhỏ xinh xinh)

+ Phần bụng (có lông nhạt hơn các chỗ khác, rất mềm mại, căng tròn như quả bóng)

+ Cái đuôi (ngắn, tròn, khi ve vẩy thì xoay tròn như chong chóng)

+ Bốn cái chân (ngắn, tròn và mập, bàn chân gồm các móng tròn, vuốt còn ngắn và chưa sắc nhọn, lớp đệm lót màu hồng mềm mại…)

- Tả hoạt động của chú chó con:

+ Ăn uống (bú sữa mẹ, ăn cháo, uống nước….)

+ Vui chơi (chơi với chó mẹ, vật nhau với anh chị em cùng đàn, chơi với chủ, tự chơi một mình với đồ chơi…)

+ Ngủ nghỉ (dành nhiều thời gian để ngủ, có thể ngủ ở bất kì đâu…)

+ Làm việc (bắt chước chó mẹ trông nhà, sủa khi có người lạ đến, mừng khi chủ trở về nhà…)

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú chó con mà mình vừa tả.

Dàn ý tả con mèo

Lập Dàn ý tả con mèo lớp 4
Lập Dàn ý tả con mèo lớp 4

a. Mở bài

- Giới thiệu về con mèo nhà em:

+ Con mèo ấy có tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?

+ Ai là người đã đưa chú mèo ấy về gia đình em?

b. Thân bài

- Miêu tả ngoại hình của chú mèo:

+ Thân hình chú mèo có đặc điểm như thế nào? (thon dài, béo tròn…)

+ Kích thước thân chú mèo là bao nhiêu? (HS có thể so sánh với những đồ vật khác, như: chai coca, ấm chè, bắp tay…)

+ Bộ lông của chú có màu sắc gì? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?

+ Cái tai của mèo có hình gì? Dựng lên hay cụp xuống?

+ Đôi mắt của chú mèo có hình gì? Màu sắc ra sao? Có khả năng nhìn đặc biệt hơn chúng ta không? (nhìn trong bóng tối)

+ Cái đuôi của chú mèo dài không, nó dựng lên hay hơi cụp xuống?

+ Bốn cái chân của nó ngắn hay dài? Phần đệm chân có mềm không? Có màu sắc gì?

- Miêu tả hoạt động, tính cách của chú mèo:

+ Hằng ngày, chú mèo thường làm gì? (bạn ngày nằm ngủ, phơi nắng, ban đêm rình bắt chuột)

+ Chú thích nhất là trò chơi gì? (đuổi theo chiếc lá khô, quả cầu lông…)

+ Món ăn mà chú thích nhất? (cá khô…)

+ Chú quý ai nhất trong nhà? Được thể hiện qua hành động gì?

c. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho chú mèo

- Em thường làm gì cùng với chú mèo

- Em có mong muốn gì dành cho chú mèo

Dàn ý tả con cá vàng

1. Mở Bài: Giới thiệu về con cá vàng đang bơi trong bể cá nhà em.

2. Thân Bài

- Tả hình dáng bên ngoài của con cá vàng:

  • Màu sắc
  • Vây, đuôi và vảy cá
  • Mắt cá
  • Miệng cá

- Tả hoạt động bơi của con cá

  • Miệng đớp nước, hai mang đóng mở nhịp nhàng
  • Các vây uốn lượn chèo lái
  • Đuôi khẽ quẫy nước để bơi lên

3. Kết Bài: Cảm nhận của em về con cá vàng: Là một con cá rất đẹp, quan sát chúng bơi trong bể cá có thể giúp ta thư giãn.

Dàn ý tả con chim

I) Mở bài

- Giới thiệu về con chim bồ câu em sẽ tả: chim bồ câu của nhà em hay em quan sát được ở một nơi nào đó? (con chim bồ câu trong đàn chim bồ câu của nhà em).

+ Em quan sát được khi nào? (quan sát vào các thời điểm trong ngày).

+ Ở đâu? (ở nhà em).

II) Thân bài

- Tả hình dáng của chú chim bồ câu: Lông chú chim câu màu xám mốc. Đuôi dài và đẹp. Cánh ngắn sát vào mình. Mỏ màu nâu hồng. Chân ngắn, mập...

- Tả hoạt động của chú chim bồ câu: Khi đi, đầu chú lúa lắc, lúc lắc theo nhịp chân bước. Đuôi vểnh bên nọ, vểnh bên kia trông thật ngộ nghĩnh...

III) Kết bài

- Cảm nghĩ của em khi quan sát và tả chú chim câu? (yêu thích loài chim tượng trưng cho hoà bình, giúp ba chăm sóc chim).

Dàn ý tả con gà trống

Dàn ý Tả con gà trống - mẫu 1

a. Mở bài

- Nhà em có nuôi nhiều gà.

- Em thích nhất là chú gà trống thiến.

b. Thân bài

- Hình dáng:

+ Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.

+ Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.

+ Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.

+ Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.

+ Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.

+ Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.

+ Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.

+ Đôi mắt như hai hạt tiêu.

+ Mỏ khoằm, nhọn và cứng.

+ Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.

- Hoạt động, tính nết

+ Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.

+ Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.

+ Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.

+ Dũng cảm chống lại đối thủ.

c. Kết bài

- Gà trống rất có ích.

- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.

- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.

Dàn ý tả con gà mái

1. Mở bài:

  • Con gà này em thấy ở đâu? (Nhà em nuôi, của nhà hàng xóm, đi chơi nhìn thấy,…).
  • Độ lớn của nó? (Bao nhiêu tháng tuổi?)

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Nhìn con gà với độ tuổi ấy hãy so sánh với hình ảnh nào đó (như cô thiếu nữ mới lớn rất điệu đà).
  • Nó nặng khoảng:…
  • Màu lông: Bộ lông màu nâu mượt mà.

- Tả đến chi tiết:

  • Đầu: tròn, có mào.
  • Mỏ: màu nâu vàng, cứng, hơi khoằm.
  • Đôi mắt: nhỏ xíu, tròn như hạt đỗ.
  • Cánh úp sát vào thân.
  • Chân, ngón chân, móng,…

- Hoạt động của con gà:

  • Khi tìm thức ăn: lấy chân bới đất tìm giun, khi ăn hay kêu “tục tục” như mời bạn trước khi thưởng thức.
  • Khi đẻ trứng: kêu to “cục ta… cục tác…” báo hiệu cho em đến lấy trứng
  • Các hoạt động khác cùng đàn gà.

3. Kết bài:

  • Nêu tình cảm của em đối với con gà.
  • Nêu lợi ích của con gà đối với bản thân em hoặc đối với mọi người.

Dàn ý tả con lợn

I. Mở bài: Giới thiệu con vật mà em yêu thích

Ví dụ: Hè vừa rồi em được ba mẹ cho về quê ngoại chơi. Nhà ngoại em ở dưới quê, ở quê rất vui và thú vị. nhà ngoại em trống rất nhiều loại trái cây, nào bưởi, xoài, mận, ổi, cam,…. Nhà ngoại em còn nuôi rất nhiều con vật như: chó, heo, gà, vịt,…. Một con vật mà em rất thích đó là con heo, con heo rất dễ thương.

II. Thân bài: Tả con vật mà em yêu thích

1. Tả hình dáng con vật mà em yêu thích:

- Con heo nhà ngoại em thân hình ủn ỉn, mũm mĩm rất dễ thương

- Con heo có lông dày, lông của nó màu trắng và cứng

- Heo có hai tai, hai lỗ tai rất to

- Con heo có cái mũi rất to

- Miệng của con heo rất rộng

- Con heo có bốn cái chân, mỗi cái chân của nó ngắn nhưng rất to

- Thân hình con heo dài

- Nó có cái đuôi ngắn cũn nhưng rất dễ thương

2. Tả hoạt động của con heo

- Con heo ăn cám

- Con heo ăn bằng cách liếm

- Con heo hay kêu ủn ỉn ủn ỉn

- Heo đi rất dễ thương, giống như rất khó khăn

- Con lúc nào cũng ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn

3. Tả tính nết con heo

- Heo thích ăn cám

- Con heo thích ăn và ngủ

- Con heo rất lười biếng

- Con heo thích ngửi ngửi mỗi khi ai lại gần

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về con vật mà em yêu thích.

4. Tả một con vật nuôi trong gia đình em siêu hay

Tham khảo chi tiết tại đây:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
13 249
0 Bình luận
Sắp xếp theo