Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện trang 17 lớp 4 Chân trời sáng tạo

Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo dành cho các em học sinh lớp 4 nhằm nhanh chóng hoàn thiện bài tập trên lớp. Từ đó các em học sinh tự lập cho mình dàn ý bài văn kể chuyện thật hay, ý nghĩa.

Ngoài ra, bài soạn dưới đây cũng giúp thầy cô giáo nhanh chóng biên soạn Giáo án lập dàn ý cho bài văn kể chuyện trang 17 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo. Mời thầy cô cùng theo dõi.

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 17
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 17

Soạn Tiếng Việt 4 trang 17 tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu (12 mẫu)

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...

Xem 12 bài văn mẫu: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tính trung thực (12 bài)

Câu 2: Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đó

Phương pháp giải:

  • Em chủ động hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện về lòng trung thực.

Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện
Cấu tạo của bài văn kể chuyện

Mở bài:

  • Ở phần mở đầu, các em sẽ dẫn dắt tới câu chuyện “Kể về lòng trung thực” mà em định kể hoặc viết trong bài. Ví dụ: em nghe hoặc đọc nó từ đâu (nghe mẹ hoặc bà kể, nghe thầy cô kể lại, hay là mình tự đọc, tự chứng kiến, và tự mình làm,…)

Thân bài

  • Ở phần nội dung thân bài, các em sẽ bắt đầu kể chi tiết câu chuyện. Diễn biến câu chuyện đó ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, hoặc phần nào em tâm đắc nhất
  • Các em nên kể theo từng đoạn nhỏ để người nghe hoặc người đọc dễ nắm bắt về tấm gương lòng trung thực. Và kết thúc của câu chuyện như thế nào.

Kết bài

  • Trong phần cuối cùng của bài viết, các em sẽ nêu lên những suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện. Về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.
  • Em cũng cần bày tỏ cảm nghĩ của em về tính trung thực có ý nghĩa như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

Vận dụng

Viết và trang trí “Nội quy sử dụng tủ sách” của lớp em.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trang trí.

Lời giải chi tiết:

NỘI QUY TỦ SÁCH

Tủ sách giao học sinh tự quản, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ học sinh trong việc quản lý sách. Nội quy tủ sách được treo gần tủ sách.

1. Mỗi học sinh, giáo viên:

- Được quyền đọc sách, mượn sách

- Có trách nhiệm giữ gìn sách sạch sẽ, phẳng phiu, bảo vệ tủ sách, ký mượn, ký trả sách.

2. Mỗi lần chỉ được mượn 1 quyển sách. Trả sách đã mượn rồi mới được mượn quyển khác.

3. Bạn nào làm rách sách phải có trách nhiệm dán lại, đóng lại sách cẩn thận trước khi trả.

4. Bạn nào đánh mất sách hoặc làm hỏng sách đến mức không thể đọc được nữa, phải có trách nhiệm đền sách mới hoặc một quyển sách khác có giá tiền tương đương và có nội dung tốt.

5. Thủ thư lớp có trách nhiệm ghi chép cẩn thận sổ mượn sách.

6. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi chép Sổ danh mục sách và Sổ báo cáo hoạt động tủ sách

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
9 2.397
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm