(Siêu hay) Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết

(Siêu hay) Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết gồm TOP 5 đoạn văn ngắn Kể chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời hay nhất, giúp các em HS mở rộng vốn từ, biết thêm nhiều câu chuyện hay để hoàn thành tốt tiết nói và nghe trên lớp. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo nhé!

Đề bài: Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết (Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo)

Gợi ý Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống lớp 4

Tìm ý Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống lớp 4
Tìm ý Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống lớp 4

1. Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống: Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là tấm gương sáng về tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống. Bác sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị xâm chiếm, điều này thúc đẩy Bác phải ra đi tìm đường cứu nước. Và ngay từ những năm tháng đi tìm đường cứu nước với khát khao cháy bỏng độc lập cho dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Bác đã mang theo tinh thần lạc quan, niềm tin vào bản thân mình, vào Nhân dân, dân tộc mình, vào thắng lợi của chân lý, lẽ phải, vào một tiền đồ tươi sáng. Khi đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, Bác bị bắt giam vào ngục. Trong hoàn cảnh bị bắt và bị giam vào ngục của Tưởng Giới Thạch, bị đày ải từ nhà tù này sang nhà tù khác, luôn phải sống trong cảnh nghèo khó và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng Bác chưa bao giờ bi quan. Bằng chứng là trong hoàn cảnh đó, Bác vẫn sáng tác được “Nhật ký trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan, yêu đời của Bác. Về sau, Bác được trả tự do và lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược. Em rất kính yêu và tự hào là cháu Bác Hồ.

2. Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống: Nick Vujicic

Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống lớp 4
Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống lớp 4

3. Nói về tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống: Lương Việt Quốc

Tinh thần lạc quan trong gian khó, sự cần cù học hỏi đã đưa Lương Việt Quốc thoát ra khỏi số phận của cậu bé nhặt rác trên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ngày nào trở thành một CEO nổi tiếng, là người đầu tiên sản xuất máy bay không người lái ở Việt Nam.

4. Nói về tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống: Helen Keller

Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

Kể chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời
Kể chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời

5. Nói về tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống: Phạm Hồng Sơn

Một tấm gương lạc quan cách mạng nhiều người biết là đồng chí Phạm Hồng Sơn (1922 – 1967), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 anh hùng, một tiểu đoàn nổi tiếng nhiều phen làm quân Pháp phải bạt vía kinh hồn; anh đã cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công. Nhưng không may trong trận cuối cùng chống giặc càn tại Long Châu Hà, anh bị thương do dính mảnh đạn vào cột sống.

Ra miền Bắc năm 1954, anh được điều trị tại Quân y viện 103. Liệt nửa người, đại tiện, tiểu tiện không làm chủ, thường xuyên sốt cao và chịu những cơn đau buốt giằng xé, lở loét nửa thân người dưới, chịu cuộc sống nặng nề. Một lần, Chính ủy Cục Quân y tới thăm, ông gợi ý anh em có thể tự học ngoại ngữ tạo niềm vui trên giường bệnh và khỏi bỏ phí thời gian.

Cả phòng hưởng ứng, lao vào học. Được vài tuần, mọi người lần lượt bỏ hết. Riêng Phạm Hồng Sơn là trụ được. Từ sáng sớm đến chiều tối, với một ngọn đèn tù mù, mỗi ngày Sơn học thuộc 40 từ, sau nâng lên 50, 60 từ. Thời gian như ngắn lại, không lê thê như trước. Tư tưởng bi quan không còn chỗ đứng. Càng học càng thấy khó, nhưng Sơn đã vượt qua cái khó này và cả sự đau đớn của những cơn đau hành hạ, nhất là mùa Đông giá rét tê cóng thấu xương. Và Phạm Hồng Sơn đã trở thành một dịch giả, chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học của Nga được các nhà xuất bản trân trọng in phát hành. Một tờ báo của Liên Xô lúc đó đã có bài viết ca ngợi Phạm Hồng Sơn và tặng anh danh hiệu “Pavel Korchagin của Việt Nam”…

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
89 9.378
0 Bình luận
Sắp xếp theo