(Siêu hay) Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em lớp 4

(Siêu hay) Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em gồm gợi ý và 3 mẫu Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm lớp 4, giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo để hoàn thiện bài tập theo yêu cầu sách giáo khoa. Sau đây là nội dung chi tiết, các em cùng theo dõi bài viết sau của HoaTieu.vn nhé!

Đề bài: Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em (Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống).

Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em lớp 4
Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em lớp 4

Gợi ý Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em

Chuẩn bị.

- Chọn một đồ dùng để hướng dẫn sử dụng.

- Xác định nội dung hướng dẫn.

Gợi ý: Em viết hướng dẫn trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm, cụ thể như sau:

+ Trước khi sử dụng sản phẩm: Hướng dẫn kiểm tra sản phẩm trước khi sử dụng (để đảm bảo an toàn và hiệu quả).

+ Khi sử dụng sản phẩm: Chỉ ra các bước sử dụng sản phẩm theo đúng trình tự.

+ Sau khi sử dụng sản phẩm: Hướng dẫn cách cất giữ, bảo quản sản phẩm.

1. Viết hướng dẫn sử dụng máy giặt

Bước 1: Xử lý quần áo trước khi giặt:

Phân loại quần áo, lấy hết những vật dụng còn sót lại trong quần áo, cho quần áo vào những túi giặt riêng lẻ, xử lý sơ qua những vết bẩn “cứng đầu”.

Bước 2: Sau khi bỏ đồ giặt vào, bật nguồn (ấn nút Bật/Tắt) On/Off.

Bước 3: Chọn chế độ giặt. Tùy thuộc vào đồ giặt và mức độ giặt bạn sẽ có những sự lựa chọn khác nhau.

Bước 3: Chọn vào nút khởi động/ tạm dừng. Lúc này, mâm giặt sẽ hoạt động (trong lồng giặt vẫn chưa có nước) để đo lượng đồ giặt (khoảng 5 giây) và từ đó cân chỉnh mực nước tự động.

Bước 4: Đổ chất giặt tẩy vào: Tùy thuộc vào số lượng quần áo, mực nước và hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì chất giặt tẩy mà bạn lựa chọn được số lượng cần cho vào.

Bước 5: Đóng nắp lại: Sau khi đã cho chất giặt tẩy vào, bạn tiến hành đóng nắp lại, quá trình giặt tẩy sẽ kết thức khi có tiếng “bíp bíp” báo hiệu.

Lưu ý:

- Nếu chất giặt tẩy khó hòa tan, bạn hãy hòa vào nước ấm trước khi cho vào máy giặt, điều này giúp tránh được hiện tượng vón cục hoặc không tan khi cho vào máy.

- Nếu có quá nhiều bọt, hãy giảm lượng chất giặt tẩy cho vào hoặc đổi loại chất giặt tẩy phù hợp hơn.

2. Viết hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện

Viết hướng dẫn sử dụng một đồ vật lớp 4
Viết hướng dẫn sử dụng một đồ vật lớp 4

Bước 1: Chọn vị trí đặt nồi cơm điện phù hợp

Bạn nên đặt nồi cơm điện tránh xa nguồn nhiệt cao và ở vị trí thăng bằng để giúp cho thiết bị đứng vững. Ngoài ra, bạn hãy để nồi ở nơi khô ráo và thoáng mát, hỗ trợ thiết bị hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người dùng khi không cần lo lắng về các sự cố liên quan đến điện.

Bước 2: Đong gạo, vo gạo vừa đủ

Bạn hãy dùng cốc đong đính kèm để đong lượng gạo đủ với khẩu phần ăn của gia đình. Sau đó, bạn mang đi vo sạch với nước từ 2 - 3 lần rồi thêm lượng nước vừa ngập mặt gạo trong khoảng cách từ 0.5 - 1cm để gạo nấu xong có thể chín đều, mềm và tơi xốp.

Bước 3: Đặt nồi vào bên trong và cắm điện

Tiếp đến, bạn dùng khăn mềm lau khô phần bên ngoài của nồi và đặt vào bên trong sao cho khớp với mâm nhiệt. Sau đó, bạn đóng chặt nắp nồi lại để đảm bảo thiết bị luôn kín hơi trong quá trình nấu. Kế đến, bạn hãy kéo dây điện ra và cắm vào ổ điện.

Bước 4: Tùy chỉnh các chế độ sử dụng

Tiếp theo, bạn gạt nhẹ công tắc để chuyển sang chế độ nấu. Đặc biệt, bạn không nên đè công tắc quá lâu vì có thể gây hư hại nồi và làm hỏng rơ le nhiệt.

Bước 5: Đợi món ăn hoàn thành và thưởng thức

Khi nấu xong, đèn "Cook" (đèn nấu) sẽ tắt và đèn "Warm" (đèn giữ ấm) sáng để bắt đầu quá trình giữ ấm. Sau 15 phút, bạn nên xới trộn cơm thật đều để hơi nước thừa bay hết giúp cơm ngon hơn.

Đặc biệt, bạn cần giữ phích cắm ở ổ điện để duy trì cơm được ấm. Tuy nhiên, để đảm bảo cơm thơm ngon, người dùng không nên giữ ấm cơm quá 9 tiếng.

3. Viết hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm

 Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm lớp 4
Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm lớp 4

3 bước hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách:

Bước 1: Đội nón bảo hiểm đúng chuẩn phải để vành trước nón song song với chân mày và có khoảng cách thích hợp

Nếu không đứng trước gương thì rất khó hình dung mũ bảo hiểm đã được đội đúng cách chưa. Bật mí một cách đơn giản đó là chỉ cần đội nón lên và điều chỉnh dựa trên vị trí của vành nón. Phần vành phía trước cần song song với chân mày của bạn. Tuy nhiên, không nên để nón chúi quá nhiều xuống phía dưới, dễ gây cản trở tầm nhìn khi lái xe. Tốt nhất để vành nón cách chân mày khoản 2 ngón tay là an toàn.

Bước 2: Gắn khóa và điều chỉnh quai nón.

Vị trí đã đúng thì bước tiếp theo bạn cần quan tâm là khóa và quai nón. Thông thường các nón bảo hiểm hiện nay đều có phần lót phía dưới cằm. Cách chuẩn nhất là điều chỉnh quai nón làm sao để phần lót đó ở dưới cằm và dây quai nón cũng khít với mặt.

Ở bước điều chỉnh quai nón, đừng quên kiểm tra dây có bị xoắn hay không. Vì nếu xoắn rất dễ cọ xát khi di chuyển và gây đau cho người đội.

Bước 3: Kiểm tra lại quai nón

Phần quai nón nên được rút gọn với gương mặt. Lưu ý cũng không nên rút quá chật gây đau hoặc khó chịu.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
266 35.002
2 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • and sofware Crack
    and sofware Crack

    nice

    Thích Phản hồi 20:44 18/02
    • Điểm Trường Tràng Bạch
      Điểm Trường Tràng Bạch

      dài nhưng hay


      Thích Phản hồi 19:57 21/02
      Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm