3 Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức năm học 2023-2024

Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024 gồm 3 đề thi có kèm theo ma trận, đáp án chi tiết, được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới 3 mức độ của TT 27. Mời các em học sinh tham khảo để ôn tập, rèn luyện kỹ năng làm bài, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa HK2 đạt kết quả cao.

Lưu ý: Đề thi do đồng nghiệp chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo.

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

1. Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 Kết nối tri thức số 1

Ma trận Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: T IẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

2

4

0

2 ,0

Luyện từ và câu

1

0,5

0,5

2

0

4 ,0

Luyện viết chính tả

1

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1,5

1,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1 ,0

2 ,0

1,0

2,5

3,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

3 ,0

30 %

3 , 5

35 %

3 , 5

35 %

10,0

100%

10,0

Bản đặc tả Ma trận Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt KNTT

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: T IẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- X ác định được hình ảnh, chi tiết trong bài .

2

C1 , 2

Kết nối

- Giải thích được nội dung câu thơ.

- Hiểu và khái quát được nội dung bài thơ.

2

C 3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

2 . Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các danh từ trong đoạn thơ.

1

C 5

Kết nối

- Hiểu nghĩa và sử dụng được các động từ.

0,5

C 6.a

Vận dụng

- Đặt được câu với yêu cầu cho sẵn.

0,5

C6.b

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

1

C 7

Câu 2

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được các chi tiết trong buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mà em ấn tượng.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C 8

Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

THẢ DIỀU

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió

Nhạc trời reo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

Trần Đăng Khoa

Câu 1 (0,5 điểm). Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?

A. Trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, lưỡi liềm.

B. Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.

C. Trăng vàng, hạt cau, sông Ngân, lưỡi liềm.

Câu 2 (0,5 điểm). Từ nào dưới đây không phải từ miêu tả âm thanh tiếng diều?

A. No gió.

B. Chơi vơi.

C. Trong ngần.

Câu 3 (0,5 điểm). Hai câu thơ Tiếng diều xanh lúa/ Uốn cong tre làng có ý nghĩa gì?

A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.

B. Tiếng sáo diều làm lúa xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.

C. Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn.

Câu 4 (0,5 điểm). Bài thơ thể hiện nội dung chính là gì?

A. Vẻ đẹp của cánh diều trên bầu trời quê hương gắn với những sự vật thân thuộc, giản dị, gần gũi nơi làng quê.

B. Vẻ đẹp của ánh trăng vàng quê hương.

C. Vẻ đẹp của những người nông dân lao động trên cánh đồng quê hương.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Tìm các danh từ trong khổ thơ sau:

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

Câu 6 (2,0 điểm).

a. (1,0 điểm) Lựa chọn các động từ phù hợp để điền vào chỗ trống.

(1) Bạn Tú ………. (hát/học) rất hay.

(2) Cậu ấy đang ………. (đứng/chạy) ở cổng trường chờ mẹ đến đón.

b. (1,0 điểm) Đặt câu theo yêu cầu:

- Đặt câu chứa một động từ chỉ hoạt động của học sinh khi ở trường.

- Đặt câu chứa một động từ chỉ hoạt động của con vật.

B. TẬP LÀM VĂN ( 4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Cây chuối mẹ

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Theo Thép Mới

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

2. Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức số 2

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Hải Thượng Lãn Ông” (trang 8) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG

Từ lúc thoát li gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm: “Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà.”.

Lần đầu tiên Đại tướng về thăm nhà sau chiến thắng Điện Biên Phủ là mùa hạ năm 1959. Hình ảnh oai phong mà gần gũi của ông đã được ghi tạc trong tâm trí người dân An Xá. Ông mặc lễ phục quân nhân, đứng thẳng trên một chiếc xe com-măng-ca được tháo bạt. Tay trái ông nắm thanh sắt khung xe, tay phải giơ ngang vành mũ, mắt nhìn thẳng nghiêm cẩn chào người dân quê đang háo hức nồng nhiệt chờ đón. Mặc những dòng mô hội chảy từ gáy xuống cổ, tay phải ông vẫn giữ nghiêm trên vành mũ.

Những lần ông về quê nhằm ngày lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang luôn khiến bầu không khí thêm đặc biệt. Ngày hội năm 1986, nhân dân khắp nơi tụ về đứng chật hai bờ sông. Bất ngờ, một giọng nói vang lên trên loa phóng thanh: “Kính thưa bà con nhân dân huyện nhà, hôm nay tôi về quê...”. Cả hai bờ sông im bặt vì xúc động, rồi nhiều người mừng rỡ kêu lên: “Ông Giáp! Ông Giáp về!”. Ai cũng nhận ra đó là giọng nói của ông, giọng Lệ Thuỷ của một người dù gót chân bám bụi trăm miền vẫn vẹn nguyên âm sắc mộc mạc mà ấm áp. Trong buổi giao lưu hôm đó, mọi người đều ấn tượng với lời ông nói: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi...”.

Lần cuối cùng, năm 2013, Đại tướng đã thực sự về với quê hương Vũng Chùa – Đảo Yến. Kể từ đó, người dân cả nước thường xuyên đến viếng thăm nơi này.

(Tường Vy tổng hợp)

* Từ ngữ:

  • Xe com-măng-ca: xe quân sự loại nhỏ, nóc xe được làm bằng vải bạt.

Câu 1. Bài đọc cho em biết điều gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp? (0,5 điểm)

A. Chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng.

B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương.

C. Được tôn vinh là “vị tướng của nhân dân”.

D. Là học trò giỏi của Bác Hồ.

Câu 2. Điều gì khiến bà con dự lễ hội đua thuyền năm 1986 xúc động? (0,5 điểm)

A. Lễ hội năm đó được tổ chức long trọng nhất.

B. Bà con được biết trước là Đại tướng sẽ về.

C. Chưa bao giờ mọi người đi xem hội đông như vậy.

D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng.

Câu 3. Theo em, câu: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi...” ý nói gì? (0,5 điểm)

A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng.

B. Nỗi nhớ quê hương sâu nặng của Đại tướng.

C. Niềm thương mến với người dân quê hương của Đại tướng.

D. Niềm tin vào sự phát triển của quê hương của Đại tướng.

Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm)

a. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

(Nguyễn Kiên)

................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................

b. Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.

(Đoàn Giỏi)

................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................

Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ của câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ thông tin gì cho câu: (1 điểm)

Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước.

................................................................................................ ................................................................................................

Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)

................................................................................................ ................................................................................................

Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1,5 điểm)

a. Con sông Kiến Giang chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng.

b. Hội đua thuyền là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang.

c. Bà con đi xem hội đua thuyền vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

(Trích)

Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.

Nguyễn Liêm

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam vì bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương.

Câu 2. (0,5 điểm)

D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng.

Câu 3. (1 điểm)

A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng.

Câu 4. (1 điểm)

a) Câu chủ đề: Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.

b) Câu chủ đề: Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.

Câu 5. (1 điểm)

Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước.

- Trạng ngữ trong câu trên bổ sung thông tin về thời gian.

Câu 6. (1 điểm)

Vì xe bị hỏng, Hoa đã đi bộ đến trường.

Câu 7. (1,5 điểm)

a. Con sông Kiến Giang / chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng.
              CN                                                               VN

b. Hội đua thuyền / là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang.
                CN                                                           VN

c. Bà con đi xem hội đua thuyền / vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê.
                   CN                                                                  VN

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

a. Mở đầu:

- Giới thiệu về người em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

b. Triển khai:

- Ấn tượng của em về bố: (1) Lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. (2) Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều.

- Tình cảm bố dành cho em: (1) Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. (2) Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em.

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với bố: Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.

c. Kết thúc

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho bố.

Bài làm tham khảo

Người mà em biết ơn và kính trọng nhất, chính là bố của em. Bố là một người thợ xây bình thường, không có gì quá nổi bật. Nhà bà nội nghèo, lại đông con, nên bố phải nghỉ học từ lớp 9 để bước ra đời bươn chải. Vì vậy, lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài việc đi xây theo đoàn, thì những ngày nghỉ và thời gian rảnh còn lại, bố sẽ chăm sóc cho vườn cam ở trên đồi của gia đình. Bố cũng nhận làm thuê bốc vác cho bãi xe khách ở gần nhà. Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em. Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng bố vẫn là một người thầy tuyệt vời, dạy cho em cách sống tốt và những kĩ năng trong cuộc sống. Có bố ở bên, em như được đứng dưới mái nhà vững chãi nhất. Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.

3. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Kết nối tri thức số 3

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Ông Bụt đã đến” (trang 16) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Mai rất yêu hoa?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC

Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều. Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà,... Những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình. Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột,... Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: “Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân. Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng.”. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói: “Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.”. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo: “Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mĩ như thế nào?”. Tôi thưa: “Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.”. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giới, anh Bên, em Thơ,... Bác nói: “Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi.”. Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Trích “Những mẩu chuyện về Bác”

Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

Câu 1. Vì sao Bác chăm sóc chiến sĩ gái, chiến sĩ dân tộc hơn những người còn lại? (0,5 điểm)

A. Vì họ chịu khổ nhiều trong các cuộc chiến tranh.

B. Vì họ làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

C. Vì họ khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt.

D. Vì họ chịu khó, kham khổ, dám hi sinh thân mình.

Câu 2. Bác đã tiếp đón những người tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bác đứng chờ ngay ngoài sân, Bác ôm hôn thắm thiết.

B. Bác mời mọi người sang nhà Bác ăn cơm và biếu quà cáp.

C. Bác gọi các đồng chí mang bàn ghế ra cho mọi người ngồi.

D. Bác ở trong nhà đợi mọi người và hỏi han ân cần.

Câu 3. Qua câu chuyện trên, em thấy Bác là người như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bác là người hiền lành, tốt bụng.

B. Bác chăm lo và yêu thương, yêu quý người dân tộc hơn người Kinh.

C. Bác là người yêu nước, thương dân, yêu quý mọi chiến sĩ.

D. Bác là người có tài nhìn xa trông rộng, biết dùng quân, hiểu tâm lí mọi người.

Câu 4. Tìm hai từ ngữ có thể thay thế được chủ ngữ trong câu văn sau: (1 điểm)

Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi.

Câu 5. Em hãy viết thêm vị ngữ để hoàn thành câu văn dưới đây: (1 điểm)

a) Hàng ngày, anh lên rừng kiếm củi bán lấy tiền nuôi em.

b) Một hôm, tiếng hát thanh tao ấy lọt vào tai một con quỷ dữ.

Câu 5. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào của câu: (1 điểm)

a) Những ngôi sao

b) Đàn bướm

c) Bầu trời

Câu 6. Em hãy gạch chân những trạng ngữ bị dùng sai trong đoạn văn dưới đây và sửa lại cho đúng: (1 điểm)

Hôm qua, em làm rơi chiếc móc chìa khóa hình chú gấu ở trường. Để đó là món quà mà mẹ tặng em, em đã rất buồn và lo lắng. Nhờ tìm lại chiếc móc chìa khoá, em đã quay về trường. Ở trường, em gặp Mai và Chinh. Sau khi biết chuyện, hai bạn đã cùng giúp em. Nhằm có hai bạn giúp đỡ, em đã tìm thấy chiếc móc chìa khoá rơi ở trong lớp học.

(Mai Chinh)

Câu 7. Dựa vào bức tranh sau dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó: (1,5 điểm)

Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

HOA TRÁI QUANH TÔI 1983

(trích)

Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy Lạp và người La Mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có văn hóa để có thể tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong.

Hoàng Phủ Ngọc Tường

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện về nhân vật lịch sử Anh Ba.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Những chi tiết cho thấy Mai rất yêu hoa:

+ Mỗi sáng ra quán giúp mẹ, cô bé vẫn ngắm nghía mãi. Ngoài việc xem cây có con sâu nào hay không, Mai còn hồi hộp chờ hoa nở.

+ Mai sững người khi thấy cảnh tượng một nhành lan đã bung xòe rung rinh trong nắng sớm.

+ Mai liền sà tới khóm lan, đưa tay nâng niu nhành hoa. Cô bé ve vuốt mãi những cánh hoa, thân hoa.

+ Mai thoáng nghĩ trong đầu giá có một phép màu để cành hoa liền lại.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

B. Vì họ làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

Câu 2. (0,5 điểm)

A. Bác đứng chờ ngay ngoài sân, Bác ôm hôn thắm thiết.

Câu 3. (1 điểm)

C. Bác là người yêu nước, thương dân, yêu quý mọi chiến sĩ.

Câu 4. (1 điểm)

Hai từ ngữ có thể thay thế cho chủ ngữ là: khách du lịch, lữ khách.

Câu 5. (1 điểm)

a) Những ngôi sao tỏa ra ánh sáng lấp lánh.

b) Đàn bướm bay lượn rập rờn quanh khóm hoa hồng rực rỡ.

c) Bầu trời cao và xanh với những đám mây trắng bồng bềnh.

Câu 6. (1 điểm)

Hôm qua, em làm rơi chiếc móc chìa khóa hình chú gấu ở trường. Để đó là món quà mà mẹ tặng em , em đã rất buồn và lo lắng. Nhờ tìm lại chiếc móc chìa khoá , em đã quay về trường. Ở trường, em gặp Mai và Chinh. Sau khi biết chuyện, hai bạn đã cùng giúp em. Nhằm có hai bạn giúp đỡ , em đã tìm thấy chiếc móc chìa khoá rơi ở trong lớp học.

Sửa lại:

- Vì đó là món quà mà mẹ tặng em

- Để tìm lại chiếc móc chìa khóa

- Nhờ có hai bạn giúp đỡ

Câu 7. (1,5 điểm)

- Bình mình lên, đoàn thuyền trở về mang theo những khoang cá đầy ắp.

- Công dụng của trạng ngữ trên là: bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại câu chuyện về nhân vật lịch sử Anh Ba, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về nhân vật Anh Ba: Nhân vật Anh Ba, trong câu chuyện “Anh Ba”, được học ở trên lớp.

Triển khai:

- Mở đầu câu chuyện: Anh Ba được bạn đưa đến tiệm cà phê của Pháp để xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước...

- Diễn biến câu chuyện: (1) Anh Ba đề nghị anh Lê đi ra nước ngoài cùng mình để xem họ làm như thế nào, để trở về giúp đồng bào. (2) Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, người bạn đồng ý nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, thấy cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa. (3) Anh Ba đã một mình ra nước ngoài.

- Kết thúc câu chuyện: Sau này anh Lê mới biết người yêu nước đầy nhiệt huyết đã đi khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu nước ấy chính là Bác Hồ của chúng ta.

Kết thúc

- Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện: Thích, ngưỡng mộ, khâm phục, biết ơn,......

- Bài học rút ra từ câu chuyện: Lòng yêu nước, sự dũng cảm, dám nghĩ, dám làm.

Bài làm tham khảo

Em rất thích câu chuyện “Anh Ba”. Bởi câu chuyện kể về một người mà em vô cùng yêu thích và ngưỡng mộ.

Mở đầu câu chuyện, anh Ba được anh lê đưa đến tiệm cà phê củ Pháp để xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước,...... Những cái đó, trước kia, anh chưa hề thấy bao giờ. Anh thấy rất lạ, nên anh đã đề nghị anh Lê đi ra nước ngoài cùng mình, xem nước Pháp họ làm như thế nào, để trở về giúp đồng bào mình. Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, thấy cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không đủ cam đảm để giữ lời hứa. Cuối cùng, anh Ba quyết định một mình ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Sau này, anh Lê mới biết người yêu nước đầy nhiệt huyết đã đi khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu nước ấy chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

Em cảm thấy rất ngưỡng mộ, khâm phục và biết ơn những người yêu nước nói chung và anh Ba nói riêng. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học sâu sắc rằng cần phải yêu nước, dũng cảm, dám nghĩ dám làm. Hãy luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, ý chí quyết tâm để thực hiện những mục tiêu, ước mở của chính mình.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
21 15.783
0 Bình luận
Sắp xếp theo