Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt (Sách mới) năm 2024

Tải về

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt năm 2024 mà HoaTieu.vn chia sẻ dưới đây được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới năm học 2023-2024, phù hợp với năng lực, trình độ của các em học sinh lớp 4, giúp các em tham khảo và ôn luyện, làm quen với các dạng đề bài sẽ xuất hiện trong đề kiểm tra giữa kì 2 sắp tới. Nội dung Bộ đề ôn thi giữa HK 2 lớp 4 môn Toán, Tiếng Việt đã được trình bày hết trong bài viết để các bạn tiện theo dõi và tham khảo.

1. Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt số 1

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN TOÁN – LỚP 4 - ĐỀ 1

Phần I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Nối mỗi hình với phân số chỉ phần tô đậm của hình đó.

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

  1. Phân số \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\)có tử số là 2, mẫu số là 3
  2. Phân số \frac{3}{5}\(\frac{3}{5}\)có tử số là 5, mẫu số là 3
  3. Phân số \frac{5}{7}\(\frac{5}{7}\)đọc là bảy phần năm
  4. Phân số \frac{3}{8}\(\frac{3}{8}\)đọc là ba phần tám

Câu 3. Nối mỗi phép chia với thương của nó viết dưới dạng phân số:

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

Câu 4. a) Phân số nào dưới đây bằng phân số ?

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

b) Các phân số \frac{1}{4};\frac{2}{7};\frac{1}{3}\(\frac{1}{4};\frac{2}{7};\frac{1}{3}\) được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

Câu 5. Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần số học sinh cả lớp ?

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

Câu 6. Bạn nào sau đây có kết quả ước lượng tính đúng:

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

A. Hùng B. Loan C. Dũng D. Cả ba bạn đều sai

Phần II. Tự luận

Câu 7. Rút gọn các phân số sau:

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

Câu 8. Quy đồng mẫu số các phân số sau:

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

Câu 9. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 52m, chiều dài hơn chiều rộng 4m. Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu m2 ?

Bài giải

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 - ĐỀ 1

Đọc thầm câu chuyện sau:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào ?

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt ?

  1. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
  2. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
  3. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
  4. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn ?

  1. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.
  2. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
  3. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
  4. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết ?

  1. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
  2. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
  3. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
  4. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Câu 6: Nếu trong lớp em có một bạn học sinh khuyết tật, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn đó?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên?

A. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

B. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

C. xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

D. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ chấm ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một .......................... rất ....................... Tuy không chiến đấu ở ......................, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ............................... Anh đã hi sinh, nhưng ......................... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt
Câu 9: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu nói về nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.

- Chủ ngữ: …………………………………………………………………………............

- Vị ngữ: …………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

2. Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt số 2

3. Đề ôn tập giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt số 3

4. Đề ôn tập giữa kì 2 lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt số 4

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 4 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
4 693
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm