4 Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024

Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 gồm 4 đề thi có kèm theo ma trận, đáp án chi tiết, được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới 3 mức độ của TT 27. Mời các em học sinh tải Bộ Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án để ôn tập, rèn luyện kỹ năng làm bài, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa HK2 đạt kết quả cao.

Lưu ý: Đề thi do đồng nghiệp chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo.

Đề thi giữa HK2 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp á
Đề thi giữa HK2 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án

1. Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 Chân trời sáng tạo số 1

Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 Chân trời sáng tạo

I. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

(Lê Ngọc Huyền)

Câu 1 (0,5 điểm). Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

  1. Tác dụng của nước.
  2. Hình dáng của nước.
  3. Mùi vị của nước.

Câu 2 (0,5 điểm). Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

  1. Nước có hình chiếc cốc.
  2. Nước có hình cái bát.
  3. Nước có hình của vật chứa nó.

Câu 3 (0,5 điểm). Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

  1. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
  2. Nước có hình dáng nhất định.
  3. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

  1. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
  2. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
  3. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm và viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức trong các câu sau:

Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu đã cho dưới đây:

  1. Dưới ánh nắng, dòng sông trôi lững lờ.
  2. Những con sóng liên tục xô vào ghềnh đá.
  3. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm.
  4. Phố tôi có một cây bàng.

II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) liệt kê những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một vườn hoa mà em thích.

Tham khảo thêm:

Ma trận Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 Chân trời sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

2

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

2,0

Luyện viết đoạn văn

1

0

1

2,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

2

4

4

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

1,0

6,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

2,0

20%

6,0

60%

10,0

100%

10,0

Bản đặc tả Ma trận Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 CTST

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

2

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

2

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện được thành phần chính của câu.

0,5

C6

Kết nối

- Viết được đúng tên các cơ quan, tổ chức.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

1,5

C5, C6

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7

1

1. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được hình thức của đoạn văn.

- Liệt kê được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

- Sử dụng được dấu gạch ngang.

C7

Câu 8

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được vườn hoa.

- Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về vườn hoa.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

C8

2. Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo số 2

Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CHIẾC LÁ

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường.

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

Câu 2 (0,5 điểm). Nhận xét nào sau đây nêu đúng đặc điểm chiếc lá trong câu chuyện?

A. Nhỏ bé khiêm tốn sống một cuộc sống tươi đẹp rực rỡ đầy hương sắc.

B. Nhỏ bé khiêm tốn sống một cuộc đời bình dị nhưng rất ý nghĩa.

C. Nhỏ bé nhưng kiêu căng sống một cuộc đời rất bình thường.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?

A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.

B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa.

C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây.

B. Vật bình thường mới đáng quý.

C. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 5 (2,0 điểm). Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

a. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.

b. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.

Câu 6 (2,0 điểm). Nối các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao ở cột trái với nội dung, ý nghĩa ở cột phải sao cho tương ứng.

1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.a. Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh, như chuông có tốt thì đánh bên thành cũng kêu vang. Người và sự vật ở bên trong như thế nào thì cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài như thế.
2. Cái nết đánh chết cái đẹp.b. Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Nhìn vẻ bề ngoài có thể đoán biết được phần nào phẩm chất bên trong.

3. Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

c. Phẩm chất tốt đẹp bên trong quan trọng hơn diện mạo bề ngoài.

4. Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

d. Phẩm chất bên trong quan trong hơn những gì hào nhoáng bên ngoài. Giống như gỗ phải xem chất gỗ bên trong chứ không phải chỉ dựa vào lớp sơn bên ngoài vì lớp sơn ấy cũng sẽ rất dễ bong tróc.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn miêu tả cây ăn quả mà em thích nhất.

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn trả lời:

A. TIẾNG VIỆT:

Câu 5

a. Chủ ngữ: hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân.

b. Chủ ngữ: mặt trời buổi sớm.

Câu 6

1 – d, 2 – c, 3 – a, 4 – b.

B. TẬP LÀM VĂN:

Câu 7:

Yêu cầu:

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu

- Trình bày: đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng

Câu 8:

Tham khảo bài viết sau:

Mùa hè về, cây trái trong vườn đua nhau cho quả chín ngọt. Cây xoài nhà em cũng theo đó mà cho ra thật nhiều những chùm quả lúc lỉu.

Cây xoài nhà em thuộc giống xoài hạt lép. Cũng như các anh em thuộc họ xoài khá, cây rất cao và có tán lá xum xuê. Cây cao gần chạm đến mái tầng hai của nhà em. Thân thì to như cái cột nhà. Lớp vỏ bên ngoài thân cây xù xì, gân guốc, như cái lốp xe cũ kĩ. Từ thân cây, mọc ra hai cái cành lớn tạo dáng chữ Y. Rồi từ đó, mới bắt đầu mọc ra chi chít những cành con, cành mẹ. Trên cành là cả một rừng những chiếc lá xoài to và dài. Những chiếc lá ở ngọn cành là lá non, sẽ nhỏ hơn và có màu đỏ tía óng ánh dưới ánh mặt trời rất đẹp. Từ các chạc cây, những chùm xoài bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu chúng là những chùm hoa nhỏ màu vàng. Sau khi kết thành quả, cái cuống bỗng dài ra hẳn, khiến chùm quả nhô ra khỏi tán lá, treo lúc lắc như đèn chùm. Những quả xoài hình tròn, hơi dẹt, cái đuôi nhỏ rồi cong cong như dấu hỏi. Lúc chưa chín, vỏ quả màu xanh sẫm, lấm tấm vệt đen ở gần cuống. Chờ quả chuyển dần sang xanh ngọc rồi vàng ươm thì nghĩa là đã chín rồi. Quả xoài hạt lép có hạt rất nhỏ và mỏng, chủ yếu là thịt quả. Khi chưa chín thì ăn không quá chua, xen một ít ngọt, giòn lắm. Chờ quả chín rồi, thịt sẽ chuyển màu vàng ươm, ăn ngọt lịm.

Năm nào cây xoài nhà em cũng cho rất nhiều quả chín. Phải vừa ăn, vừa đem biếu hàng xóm mới hết được. Em yêu và tự hào về cây xoài nhà mình lắm.

4. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo số 3

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Hai cái quạt

Thằng Quạt Cọ làm gì có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương.

Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến chỗ ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích.

Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm :

- Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này, khéo bố con mình chết ngốt mất.

Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết “nghi ngoe”.

Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ông chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.

Theo báo Thiếu niên Tiền phong

Câu 1. (0,5 điểm) Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ?

A. Cho rằng Quạt Cọ là đồ cơ hội, vô tích sự.

B. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ lười biếng.

C. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ hay trêu ghẹo người khác.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ?

A. Vì mất điện.

B. Vì Quạt Điện bị hỏng.

C. Vì Quạt Điện bị sợi dây cột chặt vào xà ngang.

Câu 3. (0,5 điểm) Khi đã hiểu ra điều gì đó, Quạt Điện định làm gì?

A. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trong tay ông chủ định vứt đi.

B. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.

C. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ.

Câu 4. (0,5 điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Khi có điện thì dùng quạt điện, khi mất điện thì dùng quạt cọ.

B. Nên sử dụng cả hai loại quạt.

C. Mỗi đồ vật có tác dụng tiện ích khác nhau, chớ nên coi thường những vật dụng đơn giản, rẻ tiền.

Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.

a. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

b. Thành phần vị ngữ sau đây trả lời cho câu hỏi gì?

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm 4 từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương. Đặt 2 câu với 2 trong 4 từ vừa tìm được.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (2,0 điểm)

Biển đẹp

Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xanh lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.

Câu 8. Viết bài văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn miêu tả một loại cây hoa mà em yêu quý.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn trả lời:

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

Câu 5

a. - Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.

+ Chủ ngữ: những sinh hoạt của ngày mới

+ Vị ngữ: bắt đầu

- Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà.

+ Chủ ngữ: em nhỏ

+ Vị ngữ: đùa vui

b. - Cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc.

=> Vị ngữ (giống như một bức tranh thủy mặc) trả lời cho câu hỏi Như thế nào?

- Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.

=> Vị ngữ (sửa soạn khung cửi) trả lời cho câu hỏi Làm gì?

Câu 6 (2,0 điểm)

- 4 từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, mái đình, cánh đồng, giếng nước.

Mỗi từ đúng được 0,25 điểm.

- Đặt 2 câu: Mỗi câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa, có sử dụng từ ngữ vừa tìm được được 0,5 điểm

+ Cây đa ở đầu làng đã chứng kiến bao thăng trầm của quê hương.

+ Quê hương em vô cùng tươi đẹp, có những cánh đồng lúa chín sải cánh cò bay.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu 7:

Yêu cầu:

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu

- Trình bày: đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng

Câu 8:

Tham khảo bài viết sau:

Tiếng ve râm ran trong bụi cây báo hiệu mùa hè đã tới. Lòng em cũng háo hức khôn nguôi. Có lẽ bởi vì mùa hè cũng là mùa của những bông hoa phượng đỏ rực - loài hoa của tuổi học trò cũng là loài hoa mà em yêu thích nhất.

Trong tán phượng xanh mát, lấp ló những chùm hoa phượng nở rộ. Mới đầu hè, cây phượng mới chỉ xuất hiện vài chấm đỏ điểm trên nền xanh non tràn trề sức sống. Thế nhưng chỉ một vài ngày sau, cả tán phượng tràn ngập màu đỏ tươi, che lấp đi cả màu xanh của lá. Nhìn từ xa, cây phượng như một nàng thiếu nữ yêu kiều, khoác lên mình chiếc váy đỏ rực rỡ. Hoa phượng thường mọc thành từng chùm, từng chùm đung đưa trong gió. Mới đầu, hoa phượng chỉ là một nụ hoa nhỏ màu xanh non. Qua một vài ngày, những cánh màu xanh nở ra tạo thành đài hoa, nở đan xen là những cánh hoa màu đỏ tươi, mỏng manh, mềm mại. Hoa phượng có năm cánh, đặc biệt có một cánh cái màu đỏ xen lẫn với những xọc trắng, ở phần gân hoa lại có màu vàng nhạt làm cho bông hoa phượng càng thêm rực rỡ. Nhụy phượng cũng có màu đỏ, khá dài và mảnh, ở đầu có một túi phấn nhỏ xíu đựng đầy những mật ngọt quyến rũ ong bướm tới hút mật. Những bông phượng mọc đan xen với nụ hoa tạo thành những chùm hoa vô cùng đẹp đẽ. Dưới cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, hoa phượng dường như càng rực rỡ. Cái màu đỏ tinh khôi, là kết tinh của nắng, của gió, của mùa hè sôi động. Đến khi cái nắng của mùa hè không còn rực rỡ nữa, những cánh phượng cũng buồn bã lìa cành. Những cánh phượng rụng xuống tạo thành một thảm hoa rực rỡ, rất thơ mộng. Lúc này học sinh chúng em lại thích ngồi dưới tán phượng, ngắm những cánh phượng rơi, nhặt những bông hoa phượng ép vào trang vở trắng làm kỷ niệm.

Hoa phượng được lũ học sinh chúng em gọi bằng cái tên thân thương- hoa học trò. Hoa phượng cùng năm tháng chứng kiến những lớp học sinh càng ngày càng trưởng thành, chia tay những học trò cũ, đón những lứa học sinh mới đến với bến đò tri thức. Phượng chứng kiến những kỉ niệm buồn vui của học trò. Đứng nơi sân trường, ngẩng đầu nhìn những bông hoa phượng đầu tiên xuất hiện, lòng em lại nôn nao bao cảm xúc. Hoa phượng là báo hiệu cho mùa thi, là bắt đầu cho những ngày hè được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích. Thế nhưng mùa hoa phượng nở cũng là mùa chia tay. Đó là lúc chúng em phải xa thầy cô, xa bạn bè, xa mái trường thân thương, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới, một môi trường mới. Thế nhưng chắc chắn trong lòng chúng em sẽ luôn chứa những kỷ niệm, chứa đựng một màu đỏ của loài hoa thân thương.

Em rất yêu thích hoa phượng. Nó đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong ký ức tuổi thơ em.

5. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo số 4

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

MỘT NGƯỜI ANH NHƯ THẾ

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

– Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

– Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

– Ồ, ước gì tớ… – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi. Cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đối với tôi.

– Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói : “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!”

Đăn Clát

Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật “tôi” trong câu chuyện có chuyện gì vui ?

A. Được đi chơi công viên.

B. Sắp được đón ngày sinh nhật.

C. Được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp ngày sinh nhật.

Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật “tôi” đoán cậu bé ước điều gì ?

A. Ước có một người anh để tặng mình xe đạp.

B. Ước có một chiếc xe đạp đẹp.

C. Ước được đi một vòng trên chiếc xe đạp đẹp.

Câu 3 (0,5 điểm). Cậu bé ước mình có thể trở thành “một người anh như thế” nghĩa là ước điều gì ?

A. Ước trở thành người anh biết mua xe đạp tặng em.

B. Ước trở thành người anh có khả năng giúp đỡ em mình.

C. Ước trở thành người anh được em trai yêu mến.

Câu 4 (0,5 điểm). Tình tiết nào trong câu chuyện làm em bất ngờ, cảm động nhất ?

A. Nhân vật “tôi” được người anh tặng cho một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình.

B. Cậu bé quyết tâm trở thành một người anh có khả năng cho em mình những gì cần thiết.

C. Cậu bé có một người em tàn tật.

Câu 5 (2,0 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. Mặt trời sáng rực chiếu qua những đám mây trắng như kẹo bông làm những tia nắng chiếu chệch đi, toả ra như nan quạt xuống cánh đồng xa.

b. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng.

c. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.

d. Trong bóng nước láng trên trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.

Câu 6 (2,0 điểm). Điền những thành ngữ sau vào chỗ trống sao cho được câu phù hợp: chữ như gà bới, đẹp người đẹp nết, mặt tươi như hoa, trông mặt mà bắt hình dong.

a. Ai cũng khen chị Hà …………

b. Chúng ta không nên …………

c. Ai viết cẩu thả thì ……………

d. …………….., em mỉm cười chào mọi người.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Cái ao làng

Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vờn mái rạ, khóm khoai nước bên làng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc:

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Vũ Duy Huân

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn miêu tả loại cây bóng mát mà em có kỉ niệm đáng nhớ nhất.

Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn trả lời:

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

CâuChủ ngữVị ngữ
aMặt trời sáng rựcChiếu qua những đám mây trắng như kẹo bông làm những tia nắng chiếu chệch đi, toả ra như nan quạt xuống cánh đồng xa.
bBầy sáo cánh đen mỏ vàngchấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng.
cNgười trong làngGánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.
dNhững con chim bông biển trong suốt như thủy tinhLăn tròn trên những con sóng.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

  • a. Ai cũng khen chị Hà đẹp người đẹp nết.
  • b. Chúng ta không nên trông mặt mà bắt hình dong.
  • c. Ai viết cẩu thả thì chữ như gà bới.
  • d. Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu 7:

Yêu cầu:

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu

- Trình bày: Trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng

Câu 8:

Tham khảo bài viết sau:

Suốt năm năm cắp sách đến trường, mọi thứ về nơi đây đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em. Trong số đó, hình ảnh cây bàng bên cạnh lớp có lẽ là quen thuộc hơn cả.

Cây bàng này được trồng cách đây khá lâu rồi, em chỉ biết rằng khi em vẫn còn là một học sinh mẫu giáo đi ngang qua đây, cây đã đứng đó sừng sững tựa như một minh chứng thời gian. Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh không khổng lồ tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.

Những cành bàng vươn ra tứ phía như những cánh tay và trên đó là vô số những chiếc lá bàng màu xanh thẫm. Thân cây khoác lên mình một bộ áo màu nâu sẫm sần sùi với rất nhiều những chiếc hốc nhỏ mà bọn em vẫn quen gọi là mắt bàng. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi trên mặt đất như những chú rắn hổ mang đang bò trườn vậy! Ngồi bên cạnh cửa sổ có thể nhìn được rất rõ cây bàng.

Mùa xuân, trên những cành cây bắt đầu nảy ra những mầm non be bé màu xanh tràn trề sức sống. Những mầm non ấy đung đưa trong gió trông như những bàn tay bé bé xinh xinh đang vẫy chào chúng em. Hè về những mầm non ngày nào giờ đã trở thành những chiếc lá màu xanh đẹp đẽ, thấp thoáng trên vòm cây xanh là một số trái bàng. Giờ ra chơi đến, tụi học sinh lại ngồi dưới gốc cây để tránh nóng đồng thời tranh thủ thời gian ra chơi để ôn bài hay kể cho nhau nghe những câu chuyện cười. Thu đến, lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ cam tuyệt đẹp. Một cơn gió heo may thổi qua, vô số những lá bàng cũng theo gió mà rơi xuống, tạo nên tiếng "sột...soạt" quen thuộc. Những trái bàng đã bắt đầu chín, đánh thức vị giác của tụi học sinh chúng em. Chúng em lại tranh nhau nếm thử những trái bàng chín, cảm nhận vị bùi bùi, chua chua của quả bàng lan dần trên đầu lưỡi mới thích thú làm sao. Đông về, cây bàng chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, gầy guộc. Vậy nhưng bên trong thân cây khô đó là cuồn cuộn những dòng nhựa sống chỉ chờ mùa xuân về là bật ra những chồi non xanh tươi tràn đầy sức sống.

Em yêu cây bàng này nhiều lắm. Dù sau này có đi đâu, làm gì em cũng sẽ luôn nhớ về hình ảnh cây bàng cũng như nhớ về thời học sinh ngây ngô tràn ngập niềm vui này.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
20 9.240
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi