Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Kết nối tri thức Có đáp án, ma trận 2023-2024

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Kết nối tri thức Có đáp án mới nhất 2023-2024 được HoaTieu.vn chia sẻ dưới đây là Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 kèm lời giải chi tiết do thầy giáo viên có kinh nghiệm lâu năm biên soạn, sát với đề thi chính thức. Mời các em học sinh tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi theo chương trình mới, tự ôn tập, nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4 nhằm đạt kết quả cao trong bài kiểm tra khảo sát cuối kì 1 tới đây.

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 KNTT
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 HK1
NĂM HỌC 2023-2024

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đọc hiểu văn bản

Câu số

1; 2

3;4;5

10

5

1

Số điểm

1.5

1.5

1.0

3,0

1,0

2. Kiến thức Tiếng Việt

Câu số

6

7

8; 9

3

1

Số điểm

1.0

1.0

2.0

2,5

1,5

Tổng điểm phần đọc hiểu

Số câu

3

1

3

2

1

6

4

Số điểm

2.5

1.0

1.5

2.0

1.0

4,0

4,0

2. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Kết nối tri thức 2023-2024

BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn Toán – Lớp 4

(Thời gian làm bài: 40 phút)

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU

Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu sau:

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".

Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

Có người bạn hỏi:
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

Xi-ôn-cốp-xki cười:
- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.

Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.".

(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)

Câu 1. (M1) Nhân vật chính của câu chuyện "Người tìm đường lên các vì sao" là ai?

  1. M.Gorki
  2. Xi-ôn-cốp-xki
  3. Anh-xtanh
  4. Niu-tơn

Câu 2. (M1) Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?

  1. Ước mơ được đọc thật nhiều sách.
  2. Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
  3. Ước mơ có được đôi cánh để bay lên bầu trời.
  4. Ước mơ được bay lên bầu trời.

Câu 3. (M2) Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì?

  1. Theo đuổi đam mê thành công
  2. Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới
  3. Dù sao thì trái đất vẫn quay
  4. Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục

Câu 4. (M2) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

  1. Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.
  2. Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ.
  3. Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó.
  4. Vì ông gặp may mắn.

Câu 5. (M3) Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. (M1) Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng:

  1. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
  2. Đài truyền hình hà Nội.
  3. Bộ Giáo dục và đào tạo.
  4. Công ty thuốc lá Thăng long.

Câu 7. (M2) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:

Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.

Câu 8. (M3) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (5 ĐIỂM )

Đề bài: Em hãy miêu tả con chó nhà em hoặc con chó nhà hàng xóm mà em biết.

Đáp án đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4

NĂM HỌC: 2023 - 2024

I. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU: 5 điểm

Câu

1

2

3

4

6

Đáp án

B

D

D

C

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 5: (1điểm)

Nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói với chúng ta rằng chúng ta hãy luôn cố gắng tìm tòi, khám phá những điều mới lạ.

Câu 7. (0,5đ)

trắng, nhỏ, li ti, tinh khôi, trong trẻo.

- Tìm đúng mỗi tính từ được 0,1 điểm

Câu 8: (1đ)

- Đặt câu đúng yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm được 1 điểm.

- Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm (- 0,1 điểm)

II. KIỂM TRA VIẾT:5 điểm

Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm:

Viết được bài văn miêu tả con vật đúng theo yêu cầu có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng theo thể loại đã học. Độ dài viết khoảng 15 câu trở lên.

* Yêu cầu chung:

Bài viết đúng thể loại văn miêu tả con vật, viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp.Trong bài viết biết sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giàu cảm xúc, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học.

* Yêu cầu cụ thể :

- Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu được con chó mà em muốn miêu tả.

- Thân bài: (4 điểm)

Tả từ bao quát đến chi tiết cụ thể:

+Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con chó.

+Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con chó.

- Kết bài : (0,5 điểm) Nêu được cảm nghĩ của bản thân về con chó mà mình tả.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ:

( 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 )

Tham khảo thêm:

3. Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Kết nối số 2

Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

( Theo Trinh Đường )

Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu:

Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng.

B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.

Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

C. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh.

B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều.

C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều.

D. Vì chú làm diều rất đẹp.

Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi bao nhiêu tuổi?

A. 11 tuổi. B. 12 tuổi. C. 13 tuổi D. 14 tuổi.

Câu 5: Nội dung bài “Ông Trạng thả diều” nói lên điều gì?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ……………………………………………………………………….……………

Câu 6: Viết lại tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.”?

Tính từ: …………………………………………………………………………

Câu 7: Thêm 1 từ ngữ thích hợp vào chỗ ….... trong câu sau cho phù hợp nhất?

Ông mặt trời chầm chậm …………. lên sau dãy núi.

Câu 8: “Tài trí” có nghĩa là gì?

A. Có tài và có tiếng tăm

B. Có tài năng và trí tuệ

C. Có tài năng và đức độ

D. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp

Câu 9: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn:

“Những vì sao sáng lấp lánh.”

……………………………………………………………………………………

Câu 10: Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân?

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 4/2

Tập làm văn (35 phút)

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.

Đáp án đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức số 2

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4/2

Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng việt

Đáp án: Câu 1: D Câu 4: C

Câu 2: C Câu 8: B

Câu 3: B

Câu 5: Bài văn ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.

Câu 6. Tính từ: nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.

Câu 7: nhô.

Câu 9: Gợi ý: Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.

Câu 10: Gợi ý: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cố gắng vượt qua, quyết tâm vượt khó, ham học hỏi thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

4. Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối có đáp án số 3

KIẾM TRA CUỐI KÌ I

Năm học: 2023 - 2024

MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC THÀNH TIẾNG)

Sáng nay chim sẻ nói gì?

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thoả thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi. ”

Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim Sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim Sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim Sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:

- Chị ơi, em đói lắm!

- Ai thế? Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Em là Chim Sẻ nè. Em đói…

Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim Sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.

- Ôi, em cám ơn chị!

Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.

(Theo Báo Nhi đồng số 8/2009)

Câu 1 Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, vật đó có giá trị ra sao?

Trả lời : Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

Câu 2 Bé Na đã làm gì sau khi có viên ngọc quý?

Trả lời : Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài muông thú.

Đề đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

II/ Đọc hiểu (8 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TẤM LÒNG THẦM LẶNG

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?

- Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.

Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".

(Bích Thuỷ)

1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm)

A. Bị tật ở chân

B. Bị ốm nặng

C. Bị khiếm thị

D. Bị khiếm thính

2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)

A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng

B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.

C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.

D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán

3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? (0.5 điểm)

A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.

B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ

D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối

4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)

A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.

B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

5. Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ? (0.5 điểm)

A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.

C. Làm ơn không mong báo đáp.

D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.

6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7. a/ Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau: (0.5 điểm)

A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.

b/ Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8. Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

Câu 9. Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A (1 điểm)

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Kết nối tri thức

Câu 10. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn

“Đàn kiến tha mồi về tổ.” (1 điểm)

KIỂM TRA VIẾT

Tập làm văn

Đề: Em hãy viết một bức thư gửi cho người thân hoặc bạn bè để thăm hỏi và chúc mừng nhân dịp năm mới. (10 điểm)

Đáp án đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT số 3

I. Đọc thành tiếng: (2 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 0.5 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng các tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 0.5 điểm

-Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm

II. Đọc hiểu (8 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Bị tật ở chân

2. (0.5 điểm) C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.

3. (0.5 điểm) B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

4. (0.5 điểm) B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

5. (0.5 điểm) A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

6. (1 điểm) Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài

7. (1.5 điểm)

a. Những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm đó là:

A. Tốt, xấu, khen , ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. (0.25 điểm)

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết , tím biếc. (0.25 điểm)

b. HS đặt được 1 câu đúng yêu cầu được 1 điểm.

Ví dụ- Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm.

- Những ngày còn nhỏ, chúng tôi thường ngẩng đầu lên ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm .

- Những bông hoa màu tím biếc luôn gợi cho tôi nhung nhớ về hình ảnh quê nhà.

8. (1 điểm)

Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang . Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

- Mỗi ý đúng được 0.2 điểm

Câu 9. Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A (1 điểm)

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Kết nối tri thức

Câu 10. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn. (1 điểm) “Đàn kiến tha mồi về tổ.”

- Đàn kiến gọi nhau tha mồi về tổ.

III. VIẾT BÀI VĂN( 10 điểm)

* Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm.

+ Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài từ 12 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

* Gợi ý hướng dẫn chấm chi tiết:

- Phần đầu thư: 2 điểm

+ Địa điểm, thời gian viết thư.

+ Lời xưng hô

+ Lí do viết thư

-Phần nội dung: 4 điểm

+ Thăm hỏi

+ Kể tình hình gia đình em trong dịp năm mới

-Phần cuối thư: (2 điểm)

+ Lời hứa

+ Lời chúc mừng năm mới

+ Ký tên

- Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

- Dùng từ đặt câu (0,5 điểm)

- Sáng tạo, cảm xúc (1 điểm)

5. Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt theo thông tư 27 số 6

Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt theo thông tư 27

6. Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 4 sách Kết nối môn Tiếng Việt số 5

Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 4 sách Kết nối môn Tiếng Việt

.............

Tải file Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4 KNTT về máy để xem đầy đủ nội dung.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức mục Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
59 29.465
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • anh đinhquynh
    anh đinhquynh

    Cho tôi cái tên 

    Thích Phản hồi 21:38 01/01