Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 năm học 2023-2024
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 năm học 2023-2024 (Kèm đáp án) mới nhất, bao gồm ma trận đề thi, đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4 có đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì I. Mời các em học sinh và thầy cô tải file đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt về máy để tham khảo chi tiết.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
1. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 sách mới
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 theo Thông tư 27 sách mới đang được HoaTieu.vn cập nhật và hoàn thiện. Thầy cô nhớ theo dõi thường xuyên để nhận tài liệu mới nhất nhé!
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án
BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023-2024
Môn Toán – Lớp 4
(Thời gian làm bài: 40 phút)
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu sau:
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".
Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
Có người bạn hỏi:
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Xi-ôn-cốp-xki cười:
- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.
Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.".
(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)
Câu 1. (M1) Nhân vật chính của câu chuyện "Người tìm đường lên các vì sao" là ai?
- M.Gorki
- Xi-ôn-cốp-xki
- Anh-xtanh
- Niu-tơn
Câu 2. (M1) Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?
- Ước mơ được đọc thật nhiều sách.
- Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
- Ước mơ có được đôi cánh để bay lên bầu trời.
- Ước mơ được bay lên bầu trời.
Câu 3. (M2) Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì?
- Theo đuổi đam mê thành công
- Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới
- Dù sao thì trái đất vẫn quay
- Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục
Câu 4. (M2) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
- Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.
- Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ.
- Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó.
- Vì ông gặp may mắn.
Câu 5. (M3) Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. (M1) Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng:
- Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
- Đài truyền hình hà Nội.
- Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Công ty thuốc lá Thăng long.
Câu 7. (M2) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:
Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
Câu 8. (M3) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (5 ĐIỂM )
Đề bài: Em hãy miêu tả con chó nhà em hoặc con chó nhà hàng xóm mà em biết.
Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều (có ma trận, đáp án)
TRƯỜNG TH&THCS…… | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Thời gian làm bài 60 phút) |
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4,0 điểm)
(Học sinh bốc thăm đoạn bài đọc và trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra).
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6,0 điểm)
Đọc thầm văn bản sau:
Cây sồi và cây sậy
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:
Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? ( M1- 0,5 điểm)
- Cao lớn sừng sững.
- Nhỏ bé mảnh mai.
- Cây leo thân mềm.
- Cây gỗ quý hiếm.
Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? ( M1- 0.5 điểm)
- Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
- Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
- Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
- Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? ( M2- 0,5 điểm)
- Vì sồi thấy mình vĩ đại.
- Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
- Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
- Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? ( M2- 0.5 điểm)
- Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
- Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
- Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
- Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? ( M2- 1 điểm)
Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? ( M3- 1 điểm)
Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? ( M1- 0,5 điểm)
- thổi, đứng, cuốn trôi.
- sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
- đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
- tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
Câu 8 . Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? ( M1- 0,5 điểm)
- cây sồi
- sông
- thổi
- bão
Câu 9. Tìm 1 câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hoá? ( M3- 1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT(10 điểm)
Tập làm văn: (10,0 điểm) (40 phút)
Đề bài: Viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
...............
2. Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt số 1
Ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, LỚP 4
MÔN: TIẾNG VIỆT (PHẦN VIẾT)
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 3 | 1 | 4 | 0 | 2 ,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 2 | 0 | 4 ,0 | ||||
Luyện viết chính tả | 1 | 0 | 1 | 1,5 | |||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 6 | 2 | 8 câu/10đ | |
Điểm số | 1 , 5 | 2 ,0 | 1,5 | 0,5 | 4,5 | 6 ,0 | 4 ,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 3 , 5 35 % | 1 , 5 15 % | 5,0 50 % | 10,0 100% | 10,0 |
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1
CHÍNH TẢ: (2điểm)
GV đọc cho HS viết bài:
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả , đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Theo Tạ Duy Anh
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
-Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
*HS mắc từ 6 lỗi trở lên trừ 1 điểm
II/ TẬP LÀM VĂN: (8điểm)
Đề bài: Em hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Viết được bài văn miêu tả một đồ chơi đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo kiểu yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng 15 - 20 câu
Mở bài: ( 1điểm)
Thân bài (4điểm)
-Nội dung (1,5điểm)
-Kĩ năng (1,5điểm)
-Cảm xúc (1,0 điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ (1điểm)
4. Chữ viết, chính tả (0,5điểm)
5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
6. Sáng tạo (1,0 điểm)
Tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên ghi điểm từng phần phù hợp.
- Top 18 bài tả đồ chơi gấu bông hay và ngắn gọn
- Viết vào vở đoạn văn miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên
- Top 28 bài tả đồ chơi mà em yêu thích hay nhất
III/ Đọc thành tiếng: (3điểm) Bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn ( khoảng 80 tiếng/ 1 phút) do giáo viên quy định trong bài, sau đó trả lời một câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
1.“ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi (trang 115)
Cánh diều tuổi thơ (trang 146)
Kéo co (trang 155)
Tiêu chuẩn cho điểm đọc | Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ. | ............/0,5đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa | …......../0,5đ |
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm. | …......../0,5đ |
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu | ..…....../0,5đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu | …......../1đ |
Cộng : |
ĐỌC HIỂU
I/ Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vi tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Theo Trinh Đường
II/ Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức Tiếng Việt hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
M1 Câu 1: (1điểm)Bài “ Ông Trạng thả diều” Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?
- Vua Trần Thánh Tông
- Vua Trần Nhân Tông
- Vua Trần Thái Tông
M 2 Câu 2:(1điểm) Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là “ Ông Trạng thả diều”?
- Chú bé Hiền nhờ thả diều nên đỗ Trạng nguyên
- Chú bé Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi đó vẫn còn thích chơi diều
- Chú bé Hiền ham thích chơi diều nhưng vẫn học tốt.
M3 Câu 3: (1điểm) Qua bài đọc, em có nhận xét gì về chú bé Nguyễn Hiền ?
M4 Câu 4 :(1điểm) Em học tập những đức tính gì ở chú bé Nguyễn Hiền vào trong học tập và cuộc sống?
M1Câu 5:(1điểm)Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lực?
- Làm việc liên tục, bền bỉ.
- Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
- Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
M2 Câu 6:(1điểm) Câu hỏi dùng để làm gì ?
- Hỏi về những điểu chưa biết
- Câu hỏi để tự hỏi mình.
- Câu hỏi dùng để hỏi về những điểu chưa biết nhưng cũng có lúc để tự hỏi mình.
M3 Câu 7: (1 điểm) Em hãy đặt một câu kể Ai làm gì? và gạch chân dưới bộ phận vị ngữ của câu vừa đặt?
Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT( phần đọc) KHỐI 4 CHKI
Năm học: 20...-20...
( Bài chấm theo thang điểm 10)
Phần I: Đọc thầm và trả lời câu hỏi (7điểm)
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | c | b | b | c |
Điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Câu 3, câu 4: Mỗi câu 1 điểm. HS ghi được 2 ý trở lên đạt đủ số điểm.
Câu 7:(1 điểm)
- HS đặt câu đúng theo yêu cầu ( 0,5 điểm)
- Gạch chân đúng dưới bộ phận vị ngữ ( 0,5 điểm)
Phần đọc thành tiếng ( 3,0 điểm)GV yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong bài (do GV quy định) khoảng 80 tiếng/1 phút
*Hướng dẫn kiểm tra
1/ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,25 điểm, đọc sai từ 5 tiếng trở lên 0 điểm.
2/Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,25 điểm, ngắt nghỉ hơi từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.
3/Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm: 0,25 điểm, giọng đọc không thể hiện biểu cảm : 0 điểm.
4/Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm.
5/Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời : 0 điểm
3. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 số 2
Ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Đọc hiểu văn bản | Câu số | 1; 2 | 3;4;5 | 10 | 5 | 1 | |||
Số điểm | 1.5 | 1.5 | 1.0 | 3,0 | 1,0 | ||||
2. Kiến thức Tiếng Việt | Câu số | 6 | 7 | 8; 9 | 3 | 1 | |||
Số điểm | 1.0 | 1.0 | 2.0 | 2,5 | 1,5 | ||||
Tổng điểm phần đọc hiểu | Số câu | 3 | 1 | 3 | 2 | 1 | 6 | 4 | |
Số điểm | 2.5 | 1.0 | 1.5 | 2.0 | 1.0 | 4,0 | 4,0 |
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1
KIẾM TRA CUỐI KÌ I
Năm học: 2023 - 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC THÀNH TIẾNG)
Sáng nay chim sẻ nói gì?
Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thoả thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi. ”
Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim Sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim Sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim Sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:
- Chị ơi, em đói lắm!
- Ai thế? Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?
- Em là Chim Sẻ nè. Em đói…
Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim Sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.
- Ôi, em cám ơn chị!
Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.
(Theo Báo Nhi đồng số 8/2009)
Câu 1 Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, vật đó có giá trị ra sao?
Trả lời : Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.
Câu 2 Bé Na đã làm gì sau khi có viên ngọc quý?
Trả lời : Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài muông thú.
Đề đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
II/ Đọc hiểu (8 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TẤM LÒNG THẦM LẶNG
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?
- Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".
(Bích Thuỷ)
1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm)
A. Bị tật ở chân
B. Bị ốm nặng
C. Bị khiếm thị
D. Bị khiếm thính
2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)
A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng
B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.
C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.
D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán
3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? (0.5 điểm)
A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.
B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.
C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ
D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối
4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)
A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.
B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
5. Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ? (0.5 điểm)
A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.
B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.
C. Làm ơn không mong báo đáp.
D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.
6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7. a/ Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau: (0.5 điểm)
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.
b/ Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
8. Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm.
Câu 9. Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A (1 điểm)
Câu 10. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn
“Đàn kiến tha mồi về tổ.” (1 điểm)
KIỂM TRA VIẾT
Tập làm văn
Đề: Em hãy viết một bức thư gửi cho người thân hoặc bạn bè để thăm hỏi và chúc mừng nhân dịp năm mới. (10 điểm)
Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1
I. Đọc thành tiếng: (2 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 0.5 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng các tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 0.5 điểm
-Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm
II. Đọc hiểu (8 điểm)
1. (0.5 điểm) A. Bị tật ở chân
2. (0.5 điểm) C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.
3. (0.5 điểm) B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.
4. (0.5 điểm) B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
5. (0.5 điểm) A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.
6. (1 điểm) Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài
7. (1.5 điểm)
a. Những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm đó là:
A. Tốt, xấu, khen , ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. (0.25 điểm)
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết , tím biếc. (0.25 điểm)
b. HS đặt được 1 câu đúng yêu cầu được 1 điểm.
Ví dụ- Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm.
- Những ngày còn nhỏ, chúng tôi thường ngẩng đầu lên ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm .
- Những bông hoa màu tím biếc luôn gợi cho tôi nhung nhớ về hình ảnh quê nhà.
8. (1 điểm)
Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở . Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm.
- Mỗi ý đúng được 0.2 điểm
Câu 9. Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A (1 điểm)
Câu 10. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn. (1 điểm) “Đàn kiến tha mồi về tổ.”
- Đàn kiến gọi nhau tha mồi về tổ.
III. VIẾT BÀI VĂN( 10 điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm.
+ Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài từ 12 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
* Gợi ý hướng dẫn chấm chi tiết:
- Phần đầu thư: 2 điểm
+ Địa điểm, thời gian viết thư.
+ Lời xưng hô
+ Lí do viết thư
-Phần nội dung: 4 điểm
+ Thăm hỏi
+ Kể tình hình gia đình em trong dịp năm mới
-Phần cuối thư: (2 điểm)
+ Lời hứa
+ Lời chúc mừng năm mới
+ Ký tên
- Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
- Dùng từ đặt câu (0,5 điểm)
- Sáng tạo, cảm xúc (1 điểm)
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo tài liệu đề thi mới nhất các môn học khác trong phần Học tập của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
(Có đáp án) Top 8 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
Điền vào chỗ trống: Tiếng có âm đầu là r, d hay gi? ân hay âng?
Top 6 Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể về tình hình lớp và trường em
14 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023-2024
Tập làm văn lớp 4: Viết thư cho ông bà nhân dịp năm mới
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022-2023
14 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 (Kèm đáp án)
- Chia sẻ:Bùi Văn Hòa
- Ngày:
- Thi Huyen NguyenThích · Phản hồi · 0 · 21:08 03/01
Gợi ý cho bạn
-
Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 năm 2024 (45 đề)
-
(Siêu hay) Viết đoạn văn về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta lớp 4
-
(Mẫu chuẩn) Đọc một bài thơ viết về ước mơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
-
Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Có đáp án năm 2024
-
(Siêu hay) Thuật lại một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em lớp 4
-
Ghi lại một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất siêu hay
-
Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo 2024-2025
-
Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc
-
Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay (8 mẫu)
-
(Siêu hay) Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 4
(Siêu hay) Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích lớp 4
Top 4 mẫu Cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa 2024 hay nhất
(Siêu hay) Viết đoạn kết bài không mở rộng cho bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay lớp 4 (13 mẫu)
(Siêu hay) Viết Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện về tình cảm gia đình hoặc tình bạn
Giúp bạn Hà viết hoàn chỉnh một trong bốn đoạn của câu chuyện trên