14 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 (Kèm đáp án)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 năm học 2023-2024 (Kèm đáp án) mới nhất, bao gồm 14 đề thi, có kèm theo cả đáp án, ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì I. Mời các em tham khảo và tải về Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 để tiện sử dụng.
Cấu trúc đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm sẽ gồm 2024 phần kiểm tra đọc, chính tả, đọc hiểu, tập làm văn, yêu cầu HS hoàn thành trong 90 phút. TOP 14 Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có ma trận, biên soạn theo mẫu chuẩn của Bộ GDĐT năm học 2023-2024 sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô giáo tham khảo nhằm ra đề nhanh và thuận tiện hơn. Mời bạn đọc tải file về máy để xem đầy đủ nội dung.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
I/Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 số 1
1. Ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1
Số TT | Mạch kiến, thức kĩ năng | Số câu & số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản: – Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. – Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. – Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. – Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. | Số câu | 2 | 2 | 3 | 8 | |||||
Câu số | 1, 2 | 3,4 | 5, 6, 7 | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1,5 | 4 | |||||||
2 | Kiến thức Tiếng Việt: – Hiểu nghĩa của từ, phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; xác định cấu tạo câu; biết đặt câu theo yêu cầu. | Số câu | 1 | 2 | 1 | 1 | 7 | ||||
Câu số | 8 | 9, 10 | 11 | 12 | |||||||
Số điểm | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 1 | 3 | ||||||
Tổng | Số câu | 3 | 2 | 2 | 3 | 1 | 1 | 12 | |||
Số điểm | 1,5 | 1 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1 | 7 |
2. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1
TRƯỜNG TH........ LỚP: 5 …………. HS………………………………… | BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN: Tiếng Việt LỚP 5 (Thời gian 90 phút - Không kể thời gian giao đề) |
Phần 1: Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.
II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm)
QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON
Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.
(Theo Trần Hoài Dương)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi hoặc làm bài tập:
Câu 1: (0,5 điểm) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?
A. Về nhà
B. Vào rừng
C. Ra vườn
Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?
A. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ
B. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước
C. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền
Câu 3: (0,5 điểm) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng
B. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng
C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại
Câu 4: (0,5 điểm) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?
A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú
B. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích
C. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga
Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?
A. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng
B. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng
C. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi
Câu 6: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?
A. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi
B. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch
C. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch
Câu 7: (0,5 điểm) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?
A. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén
B. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi
C. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót
Câu 8: (0,5 điểm) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
B. Một làn gió rì rào chạy qua.
C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
Câu 9: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?
A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga/ Tiếng lành đồn xa
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng/ Giọng cô dịu dàng, âu yếm
C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch/ Chè thiếu đường nên không ngọt
Câu 10: (1 điểm) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. ..............................................................................................................................................
Câu 11: (0,5 điểm) Xác định cấu tạo ngữ pháp (TN, CN – VN) của câu sau:
Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.
..............................................................................................................................................
Câu12: (1điểm) Em hãy viết một câu có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT: (40 phút)
a. Viết chính tả: (2 điểm).
GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 15 phút.
Công nhân sửa đường.
Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
b. Tập làm văn: (8 điểm).
3. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
* Nội dung kiểm tra:
- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 từ tuần 1 đến tuần 9 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì.
* Cách đánh giá, cho điểm:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | B | B | A | C | B | B | C | B | C |
Câu 10: Mỗi từ đúng được 0,5 điểm
Vd: la, hét, hót, gào….
Câu 11: Đúng được 0,5 điểm
“ Loang loáng trong các lùm cây , những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại .”
TN CN VN
Câu 12: Đặt câu đúng yêu cầu, rõ ý được 1 điểm.
B. PHẦN VIẾT:
1. Viết chính tả: (2 điểm).
Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa…) thì trừ 0,25 điểm. Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: (8 điểm).
Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả.
Tuỳ mức độ, GV cho điểm.
II/Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 số 2
1. Ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN Tiếng Việt CUỐI KÌ I LỚP 5
Năm học 2022-2023
Mạch kiến thức | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Đọc hiểu VB - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. -Trả lời các câu hỏi xoay quanh nội dung bài đọc. - Rút ra được bài học cho bản thân từ nhân vật trong chuyện. - Nêu những việc mình đã làm thể hện lòng nhân ái với mọi người | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | ||||
Câu số | 1 | 2 | 3 | 4 | 1,2, 3 | 4 | |||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | |||||
2. KT TV - Đại từ - Quan hệ từ -Từ đồng nghĩa và viết đoan văn ngắn với từ đồng nghĩa | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | |||||
Câu số | 5 | 6 | 7 | 5 | 6,7 | ||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | ||||||
Tổng | Số câu | 2 |
| 1 | 1 | 1 | 1 |
| 1 | 4 | 3 |
Số điểm | 2 |
| 1 | 1 | 1 | 1 |
| 1 | 4 | 3 |
2. Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I – LỚP 5
NĂM HỌC: 2022- 2023
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA VIẾT: (45 phút)
1. Bài viết :15 phút
Bài “Mùa thảo quả” Viết đoạn: (từ Thảo quả trên rừng ...đến lấn chiếm không gian) (Tiếng Việt 5 tập1- trang113)
2. Tập làm văn: (30 phút)
Đề bài: Gia đình là cái nôi của tình yêu thương, là nơi mà bạn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay ấm áp của người thân. Em hãy tả một người thân trong gia đình em.
B. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thầm và làm bài tập:(20 phút)
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn ông không vướng vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH
Câu 1: Thầy thuốc trong bài có tên là gì ? (M1-1 điểm)
A. Thượng Hải Lãn Ông. B. Lãn Ông Hải Thượng.
B. Hai Thượng Lan Ông. D. Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 2: Chi tiết thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ là: (M2-1 điểm)
- Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền.
- Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó.
- Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.
- Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.
Câu 3: Nội dung bài đọc là? ( M3 - 1đ)
- Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu của Hải Thượng Lãn Ông.
- Ca ngợi nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Ca ngợi tài năng, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 4: Qua câu chuyện, Em học được điều gì ở Hải Thượng Lãn Ông? Nêu việc em đã làm thể hiện lòng nhân ái của mình đối với mọi người?
Câu 5: Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” (M1-1 điểm)
A. Người bệnh. | B. Tôi. | C. Người. | D. Thầy thuốc. |
Câu 6: Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. ( M2- 1điểm)
Tìm cặp quan hệ từ trong câu trên, quan hệ từ đó thể hiện mối quan hệ gì?
Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa với từ “nhân ái” rồi viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ vừa tìm được? (M3- 1 điểm)
2. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 17. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ theo yêu cầu (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
3. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1
I. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, chữ viết sạch đẹp.. ( 2 điểm)
- Học sinh viết mắc từ 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 1 điểm.
GV căn cứ vào bài viết của HS để trừ cho phù hợp.
2. Tập làm văn:(8 điểm) (25 phút)
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm.
Mở bài: Giới thiệu được người em định tả. (Mở bài tự nhiên: 1điểm)
Thân bài: (Tả được ngoại hình, hoạt động và tính cách của nhân vật: 3điểm)
Tả ngoại hình:
- Tuổi tác
- Dáng người
- Gương mặt, mái tóc,.hàm răng, đôi mắt, nụ cười….
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Tả tính tình
- Tả hoạt động.
I Kết bài: 1điểm
- Nêu tình cảm của mình với người định tả.
+ Bố cục bài rõ ràng: 1 điểm
+ Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả rõ ràng sạch sẽ. 0.5 điểm
+ Diễn đạt ý trọn vẹn. 0.5 điểm
+ Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật, đưa cảm xúc vào làm cho bài văn sinh động : 1điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.( 7; 7,5; 6; 6,5; 5;.....)
II. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu | 1 | 2 | 3 | 5 |
Ý đúng | D | C | D | B |
Điểm | 1 | 1 | 1 | 1 |
Câu 4: 1 điểm (Học sinh nêu được mỗi ý : 0,5 điểm)
- Học tập Hải thượng Lãn Ông nhân cách cao thượng lòng nhân ái, giúp đỡ mọi người......
- Việc em đã làm thể hiện lòng nhân ái với mọi người: VD:
+ Quyên góp tiền mua tăm ủng hộ người mù.
+ Ủng hộ sách , vở dồ dùng học tập, quần áo cho các bạn vùng lũ. ….
Câu 6: 1 điểm (Học sinh nêu được mỗi ý : 0,5 điểm)
- Quan hệ từ: Chẳng những – mà còn.
- Biểu thị quan hệ tăng tiến.
Câu 7: 1 điểm (Học sinh làm được mỗi ý : 0,5 điểm)
- VD: nhân hậu, nhân từ…
- Mẹ em là người rất nhân hậu. Mẹ luôn quan tâm tới mọi người. Trong xóm em, ai gặp khó khăn mẹ đều tận tình giúp đỡ. Cả xóm em ai cũng yêu quý mẹ.
2. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 100 chữ trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Tập 1. Sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (kiểm tra từng cá nhân)
* Cách đánh giá, cho điểm: (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng biểu cảm : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không sai quá 5 tiếng) 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
* Lưu ý:
- Giáo viên cần chấm điểm linh hoạt. (Với những học sinh đọc chậm nhưng đọc đúng, trừ điểm tốc độ đọc, cho điểm phần đọc đúng). Tuỳ theo mức độ đánh giá điểm cho phù hợp.
- Điểm của bài kiểm tra là điểm trung bình cộng của bài kiểm tra đọc và kiểm tra viết, được làm tròn theo nguyên tắc:
+ Từ 0,5 điểm trở lên mới làm tròn thành 1 điểm. Không cho điểm 0 và điểm thập phân.
III. Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Có đáp án
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 gồm tuyển tập rất nhiều đề thi Có đáp án. Tuy nhiên do hạn chế về trình bày nên HoaTieu.vn chỉ minh họa một số đề trong bài viết này. Các bạn có thể tải file về máy để xem toàn bộ nội dung.
1. Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 1
2. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án số 2
3. Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 số 3
4. Đề thi kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 5 số 4
5. Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 số 5
6. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối HK1 số 6
Trên đây là Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 được biên soạn mới nhất theo chương trình năm học mới. Thầy cô và các em cùng tải về máy để thuận tiện khi tham khảo. Trong quá trình tải đề thi, nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với HoaTieu.vn để được giải đáp sớm nhất có thể.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Học tập của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
28 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức năm học 2023-2024
TOP 10 Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
6 Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (Kèm đáp án)
TOP 32 Đề thi học kì 1 Toán 6 Kết nối tri thức Có đáp án năm 2023-2024
- Chia sẻ:Nguyễn Toàn
- Ngày:
- Thưởng TrầnThích · Phản hồi · 0 · 19:44 04/01
Gợi ý cho bạn
-
Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
-
Nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
-
Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
-
Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
-
Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học
-
Top 15 Tả cảnh một buổi sáng trong công viên 9, 10 điểm lớp 5
-
Top 10 Mở bài trực tiếp, gián tiếp Tả người thân trong gia đình em
-
(Siêu hay) Viết 3-4 câu nói về một truyện thiếu nhi mà em thích có từ đồng nghĩa
-
Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
-
Tả một ca sĩ đang biểu diễn Mono hay, chân thực nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công