28 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức năm học 2023-2024

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024, bao gồm bảng đặc tả, ma trận đề thi, đề thi có kèm đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì I. Sau đây mời các em tham khảo và tải file bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Kết nối tri thức mới nhất về máy để ôn tập thuận tiện hơn.

Dưới đây là Top 28 Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 6 sách Kết nối được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa mới giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập và nắm chắc kiến thức môn Ngữ Văn học kì 1. Mời các em cùng theo dõi chi tiết.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 6 năm 2023-2024

I. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1

1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức

Mức độ

Lĩnh vực nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo

khoa

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa

nghĩa, dấu câu)

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)

Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

1

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

3

5.0

50%

II. Làm văn

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm; Viết bài văn ghi lại

cảm xúc về

1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

gia đình

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu Số điểm

Tỉ lệ

1

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%

4

10.0

100%

* Lưu ý:

  • Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của matrận.
  • Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

2. Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 6 Kết nối tri thức

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ......

TRƯỜNG THCS …………………......

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2023-2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau?

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có.

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé?

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em).

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ.

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ

B. Điệp cấu trúc

C. Ẩn dụ

D. So sánh

E. Nhân hoá

F. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em?

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì?

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn tả cảnh gói bánh trưng ngày tết.

II. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 6 năm 2023-2024 số 2

1. Ma trận Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn sách Kết nối tri thức

Mức độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Văn học

Đoạn thơ lục bát

Nhận biết về thể thơ, phương thức biểu đạt

- Hiểu nội dung đoạn trích

- Rút ra được bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Số câu:2

Số điểm:1

Số câu:0

Số điểm: 0

Số câu:0

Số điểm: 0

Số câu: 3

Số điểm: 1,5

tỉ lệ% :25%

2. Tiếng Việt

- Cụm từ

- Biện pháp tu từ

- Chỉ ra cụm danh từ, cụm động từ, so sánh, điệp ngữ và hình ảnh so sánh, từ ngữ.

- Tác dụng của cụm danh từ, cụm động từ, phép so sánh, điệp ngữ

Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:1

Số điểm:0,75

Số câu:1

Số điểm:0,75

Số câu:0

Số điểm:0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

tỉ lệ% 20%

3. Tập làm văn.

- Đoạn văn

- Bài văn tự sự

Viết đoạn

Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.

Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:0

Số điểm:0

Số câu: 0

Số điểm:0

Số câu:1

Số điểm:2

Số câu: 1

Số điểm:5,0

Số câu: 2

Số điểm: 7,0

tỉ lệ% :55%

- Tổng số câu:

- Tổng số điểm:

- Tỉ lệ%

Số câu: 2

Sốđiểm: 1,25

Tỉ lệ : 22,5%

Số câu:3

Số điểm:1,75

Tỉ lệ 27,5%

Số câu:1

Số điểm:2

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu:7

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

2. Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn Văn sách Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

"Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

Câu 1 (0,5 đ). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (0,5 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 3 (0,75 đ). Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về

Câu 4 (0,75 đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?

Câu 5 (0,5 đ). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

PHẦN II: VIẾT (7 điểm).

Câu 1 (2,0 đ). Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 (5,0 đ). Phê bình là điều không ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em trưởng thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó.

3. Đáp án Đề thi Ngữ Văn lớp 6 cuối học kì 1 sách Kết nối tri thức

I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 3,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

- Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính biểu cảm

0,25

0,25

Câu 2

- Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả.

0,5

Câu 3

- Cụm danh từ: dáng mẹ yêu

- Cụm động từ: liêu xiêu đi về

=>dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng làm cho câu thơ miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn hình ảnh người mẹ

0,25

0,25

0,25

Câu 4

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên: so sánh, điệp ngữ (quê hương là..., quê hương là...,...)

- Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người như: lời ru, tiếng ve, dòng sông, góc trời, cánh đồng, dáng mẹ tần tảo sớm hôm,...Qua đó thấy được tình yêu quê hương của tác giả

0,25

0,5

Câu 5

- Thông điệp: Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Cần biết trân quý, xây dựng quê hương ngày một đẹp, giàu...

0,5

II. Viết

Câu 1 (2,0 đ).

1.Về hình thức, kĩ năng: Học sinh biết cách trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương dưới hình thức đoạn văn, lời văn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết câu hợp lý, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt...

2. Về kiến thức: Học sinh có nhiều cách cảm nhận khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau

0,5

- Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên, là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

- Hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc luôn trong trái tim mỗi người dù có đi đâu chăng nữa.

- Tự hào về quê hương, cần trân trọng, yêu quý và xây dựng quê hương đẹp giàu.

1,5

Câu 2 (5,0 đ).

Câu 2 Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm

Mở bài

Giới thiệu được kỉ niệm một lần bị phê bình

0,5

Thân bài

- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

- Sự thay đổi của bản thân từ lần bị phê bình đó

1,0

1,0

1,0

Kết bài

Nêu ý nghĩa của lần phê bình đối với bản thân.

0,5

III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,25

Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,5

Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.

0,25

III. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Kết nối năm 2023-2024 số 3

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023-2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mấy hôm sau, về tới quê nhà.

Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng:

- Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa.

Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

Tôi ở lại với mẹ:

- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41)

Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ

vào yếu tố nào để xác định ngôi kể?

Câu 2 . Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó?

Câu 3. Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?

Câu 4 . Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa?

Câu 5 . Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên. Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì.

Câu 6 . Kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn trích sau vào ô phù hợp:

Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủithử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

TỪ ĐƠN

TỪ PHỨC

TỪ GHÉP

TỪ LÁY

Câu 7 . Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau:

a. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

b. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

Phần II: VIẾT (3 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.

Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)

Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)

Câu 1 . Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

Người kể chuyện xưng "tôi" và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia vào câu chuyện.

Câu 2 . Đoạn trích trên nằm ở vị trí sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.

Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó là:

- Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà.

- Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn.

- Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Câu 3 . Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách;...

Câu 4 . Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa chính là Dế Mèn đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai.

Câu 5 . Cảm nhận về Dế Mèn qua hai đoạn trích:

- Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề,...

- Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: "rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai".

Câu 6 . Kẻ bảng và điền các từ vào ô phù hợp.

TỪ ĐƠN

TỪ PHỨC

TỪ GHÉP

TỪ LÁY

Mẹ, mừng, khóc, cười, chuyện

Mạnh khoẻ, hàng xóm, may rủi

Khốn khổ, thử thách

Câu 7 . Giải thích nghĩa các từ:

a. Trứng nước: ở thời kỳ mới sinh ra chưa được bao lâu, đang còn non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ.

b. Tu tỉnh: nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa.

Phần II: VIẾT (3 điểm)

- Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, than bài, kết bài.

- Em có thể viết bài văn theo các ý:

+ Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện: buổi sáng sớm đầu mùa hạ, trong bếp.

+ Các nhân vật trong câu chuyện: nhân vật "tôi" - người kể chuyện, Miu Xám, chim chào mào má đỏ.

+ Hệ thống sự việc trong câu chuyện:

++ Sự việc 1: Nhân vật "tôi" bị đánh thức bởi tiếng "Meo! Meo!" của Miu Xám và vội chạy xuống bếp thì thấy Miu Xám tha về một chú chim.

++ Sự việc 2: "Tôi" giải cứu cho chú chim. Chú chim nằm lả ra, không cựa quậy khiến "tôi" rất buồn và nghĩ là chú chim đã chết.

++ Sự việc 3: Chú chim chào mào giả chết bay vút qua ô cửa sổ. Cảm xúc của "tôi" khi sự việc xảy ra: thương chú chim khi tưởng chú đã chết; kinh ngạc, sung sướng khi chú chim bay vút qua ô cửa thoát thân.

+ Kết thúc câu chuyện: Mỗi khi nghe tiếng chim, nhân vật "tôi" lại mong được gặp lại chú chim chào mào má đỏ thông minh, can đảm. "Tôi" cũng đeo vào cổ Miu Xám một cái vòng có gắn ba quả chuông nhỏ xíu để không chú chim nào bị trở thành con mồi của nó nữa.

+ Cảm xúc của "tôi" khi kể lại câu chuyện: vui sướng, chờ mong.

Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)

- Thực hành nói theo các bước: trước khi nói, trình bày bài nói, sau khi nói.

- Em có thể trình bày trước người thân hoặc nhóm bạn để nhận được các góp ý; từ đó hoàn thiện bài trình bày của mình.

* Ví dụ bài nói mẫu:

Chắc chắn trong số chúng ta ai cũng đã từng trải qua rất nhiều những trải nghiệm. Lần trải nghiệm đáng nhớ mà cũng mang đến cho em nhiều cảm xúc nhất chính là lần chúng em được tham gia khóa học ngoại khóa hè 3 ngày ở một vùng quê vô cùng yên bình.

Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của 3 ngày ấy. Em đã vô cùng háo hức, mong từng ngày một để tới ngày chuyến đi được thực hiện. Em đã về quê nhiều lần nhưng cảm xúc lần này rất khác. Em sẽ phải tự lo cho bản thân mình mà không có bố mẹ ở bên cạnh. Đi cùng em trong lần này còn có Vân, người bạn thân thiết nhất của em.

Ngồi trên ô tô, chúng em hát vang lên bài hát yêu thích của mình, không khí trên xe nhộn nhịp vô cùng. Đường đi hai bên ngập tràn những cánh đồng lúa vàng óng, dưới ánh mặt trời chói chang, màu vàng càng thêm rực rỡ, óng ả. Trên triền đê còn có từng đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Lũy tre làng thì đung đưa, rì rào trong gió. Không khí thật sự trong lành, yên bình vô cùng.

Các cô giáo trong đoàn đi hướng dẫn chúng em rất chu đáo cách sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị cho những trải nghiệm thú vị trong 3 ngày ở quê. Các bạn ở quê chào đón chúng em rất nhiệt tình. Bạn nào cũng hiền, cũng đáng yêu mà bạo lắm. Nhìn các bạn trèo tót lên cây hái quả ổi, quả sấu mà cứ nhanh thoăn thoắt như con sóc nhỏ vậy. Chúng em được ra đồng xem các bác nông dân làm ruộng. Em còn được lội thử xuống ruộng nữa, cảm giác thật lạ, em thấy mình như sắp biến thành người nông dân thực thụ ấy. Buổi chiều chúng em được chạy thả diều trên những triền đê xanh cỏ, hun hút gió.

Ba ngày trôi qua thật nhanh, lúc về chúng em có tặng lại các bạn ở quê mấy món quà mà chúng em tự chuẩn bị từ trước. Lưu luyến lắm, chúng em chẳng muốn rời đi và còn hẹn năm sau sẽ quay lại.

Chuyến đi thật sự mang đến cho em rất nhiều cảm xúc. Em chỉ ước năm nào cũng sẽ có một chuyến đi như thế này để bản thân có thêm nhiều tích lũy mới cho bản thân, có thêm nhiều cơ hội kết bạn mới.

IV. Đề kiểm tra Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức số 4

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023-2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm).

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

Ngày xưa ta đi học

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.

Bản đồ mới tường vôi cũng mới

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.

(Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh

D. Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ:

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá

D. Hoán dụ

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 4. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam?

A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én.

B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én

C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu

D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau

PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”.

Câu 2 (3,0 điểm). Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một bức tranh rực rỡ với các hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Hình ảnh nào đã in đậm trong tâm trí em? Hãy trình bày cảm nhận về hình ảnh đó bằng một đoạn văn (7 – 9 câu). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ láy (gạch dưới từ láy đó).

Câu 3 (4,0 điểm). Câu thơ “Ngày xưa ta đi học” mở đầu bài thơ đã gợi em nhớ về những gì trong ngày đầu tiên đi học? Hãy sử dụng kết hợp phương thu tự sự và miêu tả để ghi lại phần kí ức tuyệt vời đó bằng một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi).

2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức

Phần I (2,0 điểm).

Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm

Câu 1. A

Câu 2. A.

Câu 3. B

Câu 4. D.

Phần II (8,0 điểm).

Câu 1 (1,0 điểm). Học sinh vận dụng năng lực văn học để làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ

- Nghệ thuật: Ẩn dụ:

+ gậy thần tiên: cây thước của thầy giáo

+ đạo sĩ: người thầy

- Tác dụng: Thể hiện cách nhìn mơ mộng, ngưỡng mộ của cậu học trò đối với thầy giáo. Thầy mở ra chân trời mới, đưa học trò đi khám phá khắp mọi miền Tổ quốc, khám phá tri thức, nâng cánh ước mơ.

Câu 2 (3,0 điểm). Học sinh vận dụng năng lực văn học để trình bày cảm nhận về hình ảnh trong bài thơ để lại ấn tượng nhất.

- Hình thức: Đoạn văn (5 – 7 câu), có sử dụng từ láy và gạch dưới từ láy.

- Nội dung: Học sinh lựa chọn hình ảnh và nêu cảm nhận, ý nghĩa của hình ảnh đó (nghệ thuật, nghĩa thực, nghĩa biểu tượng).

Câu 3 (4,0 điểm). Học sinh sử dụng năng lực văn học để phát triển kĩ năng viết.

Cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Hình thức:

- Bài văn (một trang giấy).

- Trình bày khoa học sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.

* Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu chung về ngày đầu tiên đi học.

- Thân bài: Kể tả chi tiết về ngày đầu đi học.

- Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về ngày đi học đó.

V. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức số 5

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Con chào mào đốm trắng mũi đỏ

Hót trên cây cao chót vót

triu ... uýt ... huýt ... tu hìu

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu xuất xứ của văn bản? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

Câu 2: Trong bài thơ tác giả còn lặp lại câu thơ:

triu ... uýt ... huýt ... tu hìu

Việc lặp lại đó có dụng ý gì?

Câu 3: Hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc những câu thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.

II. THỰC HÀNH VIẾT:

Câu 1: Trong truyện Gió lạnh đầu mùa có nhiều nhân vật. Em hãy viết đoạn văn về một nhân vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng cụm tính từ.

Câu 2: Tả lại cảnh sum họp của gia đình em.

2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

Câu 1 (1đ):

- Văn bản: Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn

- Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.

- Thể loại: Thơ tự do

Câu 2(1đ):

Câu thơ : triu ... uýt ... huýt ... tu hìu đã được tác giả viết ở dòng thứ ba của bài thơ. Đến dòng thứ 15 của bài thơ, tác giả đã lặp lại câu thơ này. Đây là sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh cho bài thơ. Việc lặp lại này tác giả muốn nhắc rằng con chào mào đã đi qua một hành trình đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt trên cây cao chót vót đến phối bè, vang vọng khi đã được mổ những con sâu ăn trái cây chín đỏ và uống từng giọt nước, thanh sạch của tôi.

Câu 3 (1đ):

Bài thơ Con chào mào là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mai Văn Phấn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật của tác giả. Con chào mào là hình tượng trung tâm của bài thơ.Với nỗi đặc tả gần, khá kỹ, nhà thơ khắc họa hình dáng con chào mào ngay để câu thơ mở đầu Con chào mào đốm trắng mũi đỏ . Hình ảnh con chào mào hiện lên trước mắt người đọc thật sinh động, đáng yêu. Đặc biệt với ngòi bút tài tình, sáng tạo tác giả đã đưa đến cho người đọc một cảm giác thật thú vị khi nghe tiếng hót của con chào mào triu ... uýt ... huýt ... tu hìu. Tiếng hót của chim phải chăng là tiếng lòng, là sự thổn thứt của tác giả trước cảnh thanh bình, tươi đẹp của thiên nhiên.

0,5

0,25

0,25

1,0

1,0

Thực hành viết

Câu 1 (2đ):

Học sinh lựa chọn một trong các nhân vật mà em yêu thích (mẹ Sơn, Sơn, Hiên, Mẹ Hiên )

- Trong đoạn văn cần thể hiện được các ý sau:

+ Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó.

+ Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hành động, nội tâm, cách ứng xử ...)

+ Có thể chọn một vài chi tiết mà tác giả miêu tả về nhân vật để minh chứng cho điều em viết về nhân vật.

0,5

0,5

1,0

Câu 2 (5đ):

- Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.

- Về nội dung:

1. Mở bài

- Thời gian: vào buổi tối cuối tuần.

- Không gian:ngôi nhà của em.

- Nhân vật: Những người thân trong gia đình.

2. Thân bài

- Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết)

- Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị… )

- Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?

- Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?

- Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (uống nước, chuyện trò tâm sự...)

3. Kết bài

- Cảm động và thích thú.

- Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.

- Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.

0,5

0,5

0,75

0,75

0,75

0,5

0,75

0,5

VI. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn Kết nối tri thức có đáp án số 6

1. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau:

“Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ”

( Mẹ là tất cả - Lăng Kim Thanh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng ?

A. 6-8

B. 7-7

C. 6-6

D. 8-8

Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên ?

A. Song thất lục bát B. Tự do.

C. Lục bát D. Tám chữ

Câu 3. Nhịp thơ trong hai câu thơ đầu:

A. 2/2/2- 2/2/2/2

B. 2/2/2- 2/3/3.

C. 3/3- 2/2/2/2

D.3/3- 3/2/3

Câu 4. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ ?

A. mát mẻ. B. lời ru .

C. đêm sáng. D. bến mơ .

Câu 5. Chỉ ra các vần được gieo trong 2 câu thơ đầu:

  1. mùa- mẻ
  2. thu- ru
  3. mẹ- mát
  4. mùa- năm

Câu 6. “Sống phải trên kính dưới nhường

Anh em máu mủ phải thương nhau cùng”

Em hiểu thành ngữ “trên kính dưới nhường” trong câu thơ lục bát trên có nghĩa là:

A. Lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi.

B. Nhường nhịn người nhỏ hơn mình.

C. Tôn trọng mọi người xung quanh.

D. Lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi,nhường nhịn người nhỏ hơn mình.

Câu 7. Khổ thơ thể hiện tình cảm của ai đối với ai ?

  1. Tình cảm gia đình.
  2. Tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.
  3. Tình cảm quê hương.
  4. Tình yêu Tổ quốc.

Câu 8. Từ nào sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ lục bát sau:

“Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

A. thăm nhà

B. thắp

C. râm bụt

D. Bác

Câu 9. Sưu tầm 2 câu thơ có cùng thể loại và chủ đề với ngữ liệu trên.

Câu 10. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình cảm mẹ con (không quá 5 dòng).

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của mình với người thân, thầy cô hay bạn bè.

2. Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn Kết nối tri thức

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

B

0,5

9

HS trả lời đúng thể loại và chủ đề.

1,0

10

HS trình bày đúng theo chủ đề, diễn đạt thành đoạn văn mạch lạc, đúng ngữ pháp.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của mình với người thân, thầy cô hay bạn bè.

0,25

c. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.

- Các sự kiện chính: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân em.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

VI. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Kết nối tri thức số 7

1. Đề thi cuối kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru,
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về,
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con,
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28-29)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (1)

  1. Tự do
  2. Lục bát
  3. Song thất lục bát
  4. Thất ngôn bát cú

Câu 2: Tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ sau? (5)

Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

  1. So sánh, ẩn dụ
  2. So sánh, điệp ngữ
  3. So sánh, nhân hóa
  4. So sánh, hoán dụ

Câu 3 : Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ? (2)

  1. Biểu cảm
  2. Tự sự
  3. Miêu tả
  4. Nghị luận

Câu 4: Trong bài thơ âm thanh nào được tác giả nhắc đến.(4)

  1. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ạ ờ, tiếng mẹ ru
  2. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ạ ờ, tiếng hát
  3. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ạ ờ, tiếng gió
  4. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ạ ờ, tiếng ru

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ. (5)

  1. Tình phụ tử
  2. Tình mẫu tử
  3. Tình anh em
  4. Tình cảm gia đình

Câu 6: Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ trên?(5)

  1. Nỗi nhớ thươngngười thâncủa con khi đi xa
  2. Lòng biết ơn, trân trọng với người mẹ
  3. Tình yêu thương của người con đối với những người trong gia đình
  4. Tình yêu thương, nỗi nhớ, lòng biết ơn, trân trọng đối với mẹ

Câu 7: Theo em từ “giấc tròn” trong bài thơ có nghĩa là gì? (6)

  1. Con ngủ ngon giấc
  2. Con ngủ mơ thấy trái đất tròn
  3. Là cả cuộc đời con
  4. Giấc mơ của con

Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. (6)

  1. Nhấn mạnh tình cảm yêu thương, chăm sóc của con dành cho mẹ
  2. Thể hiện lòng hiếu thảo của người con dành cho người mẹ
  3. Nhấn mạnh tình yêu, sự hi sinh cao cả, thầm lặng của mẹ dành cho con
  4. Ca ngợi tình cảm sâu nặng của con dành cho mẹ

Câu 9: Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (8)

Câu 10: Từ thông điệp của bài thơ trên, em rút ra bài học gì về trách nhiệm làm con đối với mẹ của mình? (8)

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân mà em nhớ mãi (một chuyến tham quan, một lần mắc lỗi, hay một việc có ý nghĩa…).

2. Đáp án đề thi Văn 6 cuối kì 1 Kết nối tri thức

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN NGỮ: VĂN LỚP 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

A

0,5

8

C

0,5

9

Hãy trân trọng, yêu quý, hiếu thảo với mẹ mình khi còn có thể.

1,0

10

-Khi cha mẹ còn trẻ khỏe:…

-Khi cha mẹ già yếu:…

-Khi cha mẹ chẳng may qua đời:…

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

0,25

c. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

HS kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

- Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.

- Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân

3,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,25

.................

Trên đây là đề thi Tiếng Việt lớp 6 giữa học kì 1 được sử dụng làm tài liệu đề cương ôn tập Tiếng Việt 6 học kì 1. Bạn đọc tham khảo và tải file về máy để sử dụng thuận tiện hơn nhé.

Ngoài ra các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập, đề thi, đề kiểm tra mới nhất trên chuyên mục Lớp 6 góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
141 50.122
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Wooddy Moon
    Wooddy Moon

    😍🥰👍


    Thích Phản hồi 02/01/23
    • Phương Duy Quỳnh
      Phương Duy Quỳnh

      Trúng đề rồiiiiiiiiii được 9,75 điểm quá ngon đứng ko mọi người😋😋😋😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 10:00 08/01