5 Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 năm học 2023-2024
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm học 2023 - 2024 được Hoatieu.vn chia sẻ trong bài viết sau đây là đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 có đáp án, ma trận và gợi ý đáp án. Thông qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 giúp các em học sinh có thêm nguồn tài liệu ôn tập và quý thầy cô có thêm tư liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục địa phương lớp 6 có đáp án
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 được biên soạn đa dạng, bám sát nội dung chương trình học gồm: cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận, cấu trúc đề tự luận với nhiều mức độ thông hiểu, vận dụng khác nhau của các địa phương như: Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên... Dựa trên nguồn tài liệu này, các em học sinh sẽ dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Mời các bạn tải tài liệu để sử dụng.
1. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 Lạng Sơn
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Khoanh tròn một chữ cái A, B, C, D vào câu trả lời em cho là đúng nhất. Mỗi câu 0,5đ
Câu 1: Tỉnh Lạng Sơn có những nghề truyền thống nào tiêu biểu?
A. Bánh khảo, thạch đen, rượu Mẫu
B. Dệt thổ cẩm, tráng bánh phở, bánh ngải.
C. Bánh chưng đen, ngói âm dương.
D. Cả A, B, C
Câu 2: Quy tình làm cao khơ Vạn Linh gồm có mấy bước?
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước.
Câu 3: Nghề làm ngói âm dương của đồng bào Tày, Nùng ở xã nào huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn?
A. Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn (Bắc Quỳnh).
B. Vũ Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn.
C. Vũ Lễ, Bắc Sơn, Lạng Sơn.
D. Long Đống, Bắc Sơn, Lạng Sơn.
Câu 4. Thạch đen Tràng Định quy trình làm có mấy bước?
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Câu 5: Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Lạng Sơn năm 2022 có:
A. 11 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện.
B. 10 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 11 huyện.
C. 9 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện.
D. Cả A, B, C
Câu 6: Rượu Mẫu Sơn người nấu cần trải qua các công đoạn nào sau đây?
A. Ngâm rượu - nấu cơm - trộn cơm vào men - chưng cất rượu.
B. Nấu cơm - ngâm gạo - trộn cơm vào men - chưng cất rượu
C. Trộn cơm vào men - ngâm gạo - nấu cơm - chưng cất rượu.
D. Trộn cơm vào men - nấu cơm - ngâm gạo - chưng cất rượu.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Nêu vị trí địa lý và giới hạn của tỉnh Lạng Sơn và ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn?
Câu 8: (1 điểm) Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt các tiêu chí nào?
Câu 9: (2 điểm) Nghề truyền thống có vai trò như thế nào đối với đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn?
Câu 10. (2 điểm) Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nghề truyền thống ở Lạng Sơn là gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM
1 - D
2 - C
3 - A
4 - A
5 - A
6 - A
III. TỰ LUẬN
Câu 7.
* Vị trí địa lí và giới hạn (1 điểm)
- Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với hệ tọa độ địa lí kéo dài từ 21019'B đến 22027′B và từ 106006'Đ đến 107021Đ.
- Lạng Sơn có đường biên giới dài hơn 231,7 km với Trung Quốc và tiếp giáp 5 tỉnh của nước ta.
- Biên giới Lạng Sơn – Trung Quốc có 474 cột mốc quốc giới với 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ và nhiều lối mở.
- Lạng Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 8310,09 km2; chiếm khoảng 8,73% diện tích Trung du và miền núi Bắc Bộ và chiếm khoảng 2,5% diện tích cả nước).
* Ý nghĩa của vị trí địa lí (1 điểm)
- Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế; thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế, trao đổi khoa học và công nghệ với các tỉnh trong nước và với Trung Quốc.
- Giao lưu văn hóa, chung sống hồn bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các dân tộc trong vùng và với nước láng giềng.
..............
Mời các bạn tải file download để tham khảo nội dung chi tiết
2. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 Thái Nguyên
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Bộ trang phục của người Sán Chỉ, người H’mông trắng ở Thái Nguyên bao gồm những gì?
A. Áo kết hợp với váy áo ngắn may xẻ ngực,
B. Nẹp áo chạy dọc theo hai vai xuống theo hình chữ V
C. Áo ngoài dài tới ngang bắp chân
D. A và B đều đúng
Câu 2: Em hãy cho biết những nét tương đồng người Dao Lô Giang và người Dao quần chẹt ở Thái Nguyên?
A. Yếm đeo cổ
B. Khăn đội đầu
C. A và B đều đúng
D. Xà cạp thêu hoa văn
Câu 3: Trang phục của người Sán Chỉ gồm những gì?
A. Áo ngoài dài tới ngang bắp chân, may kiểu xẻ tà và khâu chéo sang phải, áo trong thường có màu sáng.
B. Thắt lưng là giải luạ màu xanh, đỏ, kết hợp với nhau tạo vẻ bắt mắt.
C. Phụ kiện là khăn đội đầu và các loại trang sức như vòng cổ, vòng tay, lắc bạc.
D. Tất cả cả đáp án trên.
Câu 4: Món ăn của người dân tộc Tày có những đặc điểm gì?
A. Cầu kì trong lưạ chọn nguyên liệu
B. Cầu kì trong cách thức chế biến
C. Các món ăn thường được gói trong các loại lá rừng
D. Tất cả các ý trên
Câu 5: Đâu không phải là món ăn tiêu biểu của dân tộc Tày?
A. Bánh Gio
B. Bánh Chưng
C. Xôi ngũ sắc
D. Bánh Chuối
Câu 6: Có mấy bước làm xôi ngũ sắc
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
2. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
CÂU 1: (3đ). Em có nhận xét gì về bộ trang phục truyền thống của đồng bào người Tày, Nùng ở Thái Nguyên?
CÂU 2: (4đ). Em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu một món ăn dân tộc mà em thích.
..............
Mời các bạn tải file download để tham khảo nội dung chi tiết
3. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 Bắc Giang
Ma trận Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 Bắc Giang
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 đIỂM) Mỗi câu 0,5điểm.
* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Thời kì đồ đá xuất hiện ở Bắc Giang các đây:
A. Hàng tỉ năm. B. Hàng triệu năm. C. Hàng vạn năm. D. Hàng nghìn năm.
Câu 2 : Thời kì đồ đồng ở Bắc Giang các đây:
A. Hàng tỉ năm. B. Hàng triệu năm. C. Hàng vạn năm. D. Hàng nghìn năm.
Câu 3. Những dấu tích liên quan đến thời dựng nước ở Bắc Giang:
A. rìu đồng, cuốc đồng, xe máy,... B. rìu đồng, cuốc đồng, ô tô,...
C. rìu đồng, cuốc đồng, may bay,... D. rìu đồng, cuốc đồng, lưỡi hái,...
Câu 4. Thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc người Bắc Giang biết làm gì?
A. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, thủy điện,...
B. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, nuôi gia súc,...
C. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, sản xuất phân bón hóa học,...
D. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, khai thác dầu khí,...
Câu 5. Bắc Giang thời kì Bắc thuộc chung ta bị nước nào đô hộ?
A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Trung Quốc
Câu 6 . Thanh Thiên công chúa - Nữ kiệt vùng đất nào?
A. Yên Dũng. B. Lục Ngạn. C. Sơn Động. D. Thành phố Bắc Giang.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 ĐIỂM)
Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về thời kì đồ đồng ở tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)
Câu 8. Em giới thiệu một vị anh hùng của Bắc Giang thời Bắc thuộc? (3,0 điểm)
Câu 9. Qua môn học giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang em thấy người Bắc Giang mình như thế nào? (2 điểm).
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 Bắc Giang
4. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 Hà Nội
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1 : Những biểu hiện thanh lịch văn minh của người Hà Nội ?
A . Có người nhà sống ở Hà Nội.
B.Thanh lịch trong đi đứng ,nói năng,ăn uống , giao tiếp …
C. Dáng đẹp .
D. Nói chuyện hấp dẫn .
Câu 2 : Thanh lịch ,văn minh là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, vậy trách nhiệm của chúng ta đối với truyền thống tốt đẹp ấy là gì?
A. Coi thường những người không phải là người Hà Nội .
B. Quảng cáo cho mọi người biết .
C. Giữ gìn và phát huy nếp sống thanh lịch, văn minh: trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.
D. Tự hào vì mình là người Hà Nội .
Câu 3: Thành ngữ nói về lễ độ là ?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Góp gió thành bão.
C. Vắt cổ chày ra nước.
D. Đi thưa về gửi.
Câu 4: Bữa cơm gia đình có vai trò như thế nào ?
A. Các thành viên thể hiện sự quan tâm lẫn nhau,duy trì hạnh phúc gia đình.
B. Mọi người cùng ăn cho vui.
C. Không quan trọng.
D. Tuỳ đâu ăn đấy cho tiện.
Câu 5 : Khi ăn hành vi như thế nào là thanh lịch văn minh?
A. Ăn nhanh rồi đứng lên.
B. Vứt rác bừa bãi.
C. Giữ lịch sự, tránh làm phiền người xung quanh.
D. Uống rượu say.
Câu 6: Vì sao trang phục phải phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh giao tiếp ?
A. Để thể hiện mình.
B . Để thể hiện rõ trình độ văn hoá , thẩm mĩ.
C. Cần đua đòi theo mốt.
D. Mặc sao cũng được.
Câu 7: Trang phục đẹp là trang phục:
A. Hài hòa về màu sắc, phù hợp với công việc.
B. Có màu sắc lòe loẹt, rộng thùng thình.
C. Mốt cầu kỳ, đắt tiền.
D. Phải có nhiều vật dụng đi kèm.
Câu 8: Chức năng của trang phục:
A. Giúp con người chống nóng. B. Làm tăng vẻ đẹp cho con người.
C.Bảo vệ và làm đẹp cho con người. D. Giúp con người chống lạnh.
Câu 9: Trường hợp nào không thể hiện sự biết ơn:
A. Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
B. Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình , ông An có vẻ lảng tránh.
C. Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng , ngõ xóm sạch đẹp.
D. Vào dịp tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.
Câu 10: Nhân dịp đầu xuân, Minh, Sơn và các bạn rủ nhau đi lễ chùa. Trong khi mọi người lầm rầm thắp hương, khấn vái, Minh và Sơn cứ nói oang oang về bộ phim hình sự mới xem. Nếu em ở đó, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Kệ các bạn ấy, mình không liên quan.
B. Báo với quản lí chùa để khiển trách các bạn ấy.
C. Lớn tiếng nhắc nhở các bạn cần phải có ý thức.
D. Đến gần và góp ý với các bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự trong chùa.
Câu 11: Đứng đầu nước Âu Lạc là:
A. Hùng Vương.
B. Cao Lỗ.
C. An Dương Vương.
D. Triệu Đà.
Câu 12 : Vì sao người Việt Cổ họ thường sinh sống ở khu vực ven sông ven suối?
A. Vì gần nguồn nước sinh hoạt và sản xuất.
B. Vì có nhiều động vật hoang dã.
C. Vì họ thích trồng lúa.
D. Vì họ thích săn bắn.
Câu 13 : Sự tích Hồ Gươm có liên quan tới con vật nào?
A. Con Hổ.
B. Con Gà.
C. Con Rùa.
D. Con Rồng.
Câu 14: Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Em cho biết, tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào?
A. Năm 1009.
B. Năm 1010.
C.Năm 1011.
D. Năm 1012.
Câu 15: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long do những lợi thế nhiều mặt cho sự phát triển đất nước của vùng đất này. Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
A. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
B. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
C. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 16: Em hãy cho biết hiện nay ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bao nhiêu bia Tiến sĩ?
A. 81 bia.
B. 82 bia.
C. 84 bia.
D. 85 bia.
Câu 17: Ông là người Thăng Long, anh hùng dân tộc kiệt xuất đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở thế kỷ XI. Em cho biết ông là ai?
A. Lý Đạo Thành.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Tông Đản.
D. Lý Công Uẩn
Câu 18: Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm nào ?
A. Năm 1830.
B. Năm 1831.
C. Năm 1832.
D. Năm 1833.
Câu 19: Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Pháp thời thuộc địa. Nhà hát lớn Hà Nội được khánh thành vào năm nào?
A. Năm 1909.
B. Năm 1910.
C. Năm 1911.
D. Năm 1912.
Câu 20: Có một địa chỉ ở Hà Nội sẽ mãi đi vào lịch sử dân tộc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là địa chỉ nào?
A. 90 Thợ Nhuộm. C. 48 Hàng Ngang.
B. 5D Hàm Long. D. Hàng Đào.
Câu 21: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất feralit. C. Than nâu và đá vô.
B. Đất phù sa sông Hồng. D. Đất xám, đất mặn.
Câu 22: Hà Nội nổi tiếng với “Hương Tích” là:
A. Nam thiên đệ nhất động.
B. Động đẹp nhất.
C. Động dài nhất.
D. Động rộng nhất.
Câu 23: Lễ hội Chùa Hương kéo dài mấy tháng?
A. 1 tháng. B. 2 tháng. C. 3 tháng. D. 4 tháng .
Câu 24: Cốm Hà Nội nổi tiếng ở làng nào?
A. Làng Bát Tràng. B. Làng Nhị Khê. C. Làng Giáp Nhị D. Làng Vòng.
Câu 25: Món ăn truyền thống lâu đời, mang hương vị riêng của đất Bắc là:
A. Bún ốc Hà Nội. B. Bún chả Hà Nội. C. Phở Hà Nội. D. Xôi khúc Hà Nội.
5. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 Bắc Ninh
Phần I. Trắc nghiệm
1. Bắc Ninh có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện
A. 7 C. 9
B. 8 D. 10
2. Huyện Thuận Thành có diện tích lớn thứ bao nhiêu trong tỉnh?
A. 1 C. 3
B. 2 D. 4
3. Tỉnh Bắc Ninh giáp với những tỉnh thành nào khác
A. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương
B. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc
C. Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình
D. Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình
4. Bắc Ninh giáp với biển, đứng hay sai?
A. Đúng B. Sai
5. Địa hình nào chiếm phần lớn ở tỉnh Bắc Ninh?
A. Trung du C. Đồng Bằng
B. Đồi núi D. Vũng trũng
6. Khí hậu Bắc Ninh có đặc điểm
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
B. Khí hậu ôn đới
B. Khí hậu cận xích đạo
C. Khí hậu nhiệt đới gió lào
..............
Mời các bạn tải file download để tham khảo nội dung chi tiết
Mời các bạn đón xem các bài viết hữu ích khác tại chuyên mục Học tập: Lớp 6 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 118
-
(Mới nhất) Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Marie Curie 2024
-
Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
-
Đã có Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 2024
-
8 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 6
Top 8 Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024
Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Nobel School, Thanh Hóa 2024 có đáp án
4 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024
Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết (7 mẫu)
Nêu ý nghĩa hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân ta phải biết sử ta
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống