Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn, chi tiết (13 mẫu)
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường lớp 5, 6. Tả cảnh ngôi trường của em luôn là đề bài tập làm văn quen thuộc của các em học sinh. Dưới đây là 13 mẫu dàn ý miêu tả ngôi trường chi tiết, ngắn gọn giúp các em nắm chắc cấu trúc, rèn luyện kĩ năng khi viết một bài văn tả cảnh. Mời các em cùng tham khảo để hoàn thiện bài tập của mình.
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường lớp 5, 6
- 1. Lập dàn ý tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn
- 2. Lập dàn ý tả ngôi trường lớp 6
- 3. Dàn ý tả quang cảnh trường em
- 4. Bài văn tả ngôi trường hay nhất (20 mẫu)
- 5. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả ngôi trường em đang học (6 mẫu)
- 6. Tả quang cảnh trường em trước buổi học (18 mẫu)
- 7. Lập dàn ý bài văn tả cảnh lớp 5 (16 mẫu)
1. Lập dàn ý tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn
1.1. Dàn ý tả ngôi trường lớp 5
1.2. Lập dàn ý tả ngôi trường ngắn gọn
a) Mở bài: Giới thiệu ngôi trường của em. Gợi ý:
- Ngôi trường đó có tên là gì? Nằm ở đâu?
- Ngôi trường được thiết kế theo kiểu kiến trúc như thế nào? Có từ lâu hay vừa mới xây?
b) Thân bài:
- Miêu tả bố cục chung của ngôi trường:
- Trường có diện tích như thế nào? Nằm trên mặt bằng ra sao?
- Màu sơn chủ đạo của ngôi trường là gì? Đem đến cảm giác gì? Sơn có được quét lại hằng năm không hay nhuốm màu thời gian?
- Trường gồm bao nhiêu tòa nhà với chức năng gì? Sắp xếp ra sao?
- Miêu tả các lớp học:
- Lớp học có rộng không? Có các cửa sổ, bàn ghế, tủ bảng ra sao?
- Lớp có trang bị gì phục vụ việc học? (máy chiếu, tủ đựng sách vở, đèn, quạt trần…)
- Thầy cô, bạn bè như thế nào? Có hòa đồng, đoàn kết không?
- Ban công lớp học có chậu cây trang trí không?
- Miêu tả sân trường:
- Sân trường em có rộng không? Có nhiều cây xanh không?
- Các cây xanh trên sân được trồng như thế nào? Có tươi tốt không?
- Có những hoạt động gì diễn ra trên sân trường? Bầu không khí ra sao?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho ngôi trường
1.3. Dàn ý tả ngôi trường của em lớp 5
a) Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường của em. Gợi ý:
- Ngôi trường của em đang theo học có tên là gì? Nằm ở đâu?
- Ngôi trường đó được xây lâu chưa? Đã có nhiều thế hệ học sinh theo học chưa?
b) Thân bài:
- Miêu tả ngôi trường:
- Hàng rào: cao bao nhiêu mét, sơn màu gì, có đoạn nào được làm mới không…
- Cổng trường: có bao nhiêu cánh cổng, cổng nào là cổng chính, cánh cổng làm từ chất liệu gì, màu sắc ra sao…
- Bảng hiệu: bảng hiệu tên trường đặt ở đâu, kích thước và màu sắc như thế nào…
- Các dãy nhà: gồm có bao nhiêu dãy, mỗi dãy có bao nhiêu tầng, các dãy xếp thành bố cục như thế nào, chức năng của mỗi dãy nhà đó…
- Phòng học: các phòng học chia cho các khối lớp như thế nào, các phòng chức năng, sinh hoạt chung nằm ở đâu…
- Phòng học lớp em: có những đồ vật gì, sắp xếp ra sao…
- Sân trường: rộng rãi như thế nào, có trồng các cây xanh gì để che mát…
- Nhà để xe: học sinh và giáo viên để xe ở đâu, có mái che không…
- Miêu tả hoạt động ở trường:
- Hoạt động học tập (hằng ngày học sinh học tập, tham gia các kì thi ở trường…)
- Hoạt động vui chơi, thể thao (vào giờ ra chơi, các ngày hội của trường, lễ kỉ niệm…)
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho ngôi trường mình vừa miêu tả
- Những mong muốn tốt đẹp dành cho ngôi trường khi sắp tốt nghiệp tiểu học
1.4. Dàn ý bài văn tả ngôi trường
1. Mở bài
- Quê hương em ở vùng biển.
- Trường em mang tên vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
2. Thân bài
- Vườn trường có hơn một vạn cây bạch đàn bốn mùa xanh tốt.
- Trường có một dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà mái nhọn, gồm tất cả 36 phòng học.
- Một thư viện khiêm tốn có 2.000 đầu sách.
- Một phòng để đồ dùng dạy học.
- Hiệu bộ và văn phòng là một ngôi nhà 4 gian nằm bên phải trường.
- Sân trường rộng mênh mông, lát xi măng
- Cột cờ bằng thép không gỉ, cao 8 mét, lúc nào cũng phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng.
- Vườn hoa là niềm vui tự hào của chúng em.
- Phòng học nào cũng có bảng màu xanh chống lóa, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế cô giáo, cửa gương, đèn điện. Lớp học, bàn ghế sạch như chùi.
- Thứ 2 nào trường em cũng tổ chức chào cờ. Thầy cô giáo và toàn thể học sinh đều mặc đồng phục, 800 học sinh hát Quốc ca.
- Buổi sáng, 7 giờ trống trường dội vang. Thầy trò nô nức đến trường, 10 giờ rưỡi đã tan học, học sinh từ các lớp túa ra đông vui.
3. Kết bài
- Em rất tự hào về trường em.
- Nghỉ hè hoặc chủ nhật, ngày lễ ở nhà, em lại thấy nhớ trường, nhớ bạn...
- Sang năm, em lên lớp 6. Em sẽ xa mái trường tuổi thơ. Chắc là em sẽ nhớ nhiều, nhớ lắm…
1.5. Lập dàn ý tả trường lớp 5 ngắn
1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh buổi sáng trường em đang học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường. Mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút trước buổi học. Đó thời gian gian chúng ta thoải mái và bận rộn nhất.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát trường em trước buổi học
- Trường em có diện tích khá lớn
- Có các tòa nhà cao và các hàng cây xanh mát
- Cổng trường màu xanh rất rộng lớn
- Buổi sáng mát lành, trong xanh
- Tiếng chim rả rích
- Sân trường tấp nập
b. Tả chi tiết trường em trước buổi học
- Sân trường lặng im, có vài học sinh đến sớm
- Những học sinh đến sớm, người thì quét rác, người thì kê lại bàn ghế
- Khi trời bắt đầu sáng thì sân trường tấp nập hơn, học sinh đến đông hơn
- Những hoạt động trước buổi học: có vài bạn chơi đá cầu, nhảy dây, lò cò, có vài bạn trêu đùa nhau,….
- Các thầy cô bắt đầu đến trường, thầy cô tắt máy xuống xe dắt xe vào trường
- Đến đúng 7h kém 15 thì trống đánh, đó là giờ các bạn có đầy đủ trong lớp để sinh hoạt đầu giờ, các đội cờ đỏ đi làm nhiệm vụ
- Đúng 7h, các bạn vào lớp học, trường yên lặng hẳn đi
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về trường
- Em rất yêu trường
- Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt
1.6. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường
2. Lập dàn ý tả ngôi trường lớp 6
2.1. Dàn ý tả ngôi trường em đang học lớp 6
I. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng được miêu tả
- Những ngày tháng là học sinh tiểu học này chính là những ngày cuối cùng em được gắn bó với ngôi trường tiểu học Minh Đức của em. Thấm thoát thời gian như thoi đưa, ngôi trường đã cùng em trải qua bao bước chân đến với con chữ, đã cho em cả một bầu trời tri thức, đã để lòng em bao xúc cảm của nhớ của thương.
II. Thân bài
a. Tả bao quát ngôi trường
- Ngôi trường gồm ba dãy nhà: một dãy lớp học hình chữ U với ba tầng khang trang, một dãy nằm ngang gồm các phong chức năng và một dãy của nhà bếp và khu để xe.
- Trường nằm liền kề với khu dân cư, trong một con phố cũng mang cái tên Lê Hồng Sơn.
- Tất cả các khu nhà đều được sơn màu vàng nhạt với những dãy hành lang dài có lan can chắc chắn bằng inox trắng.
b. Tả chi tiết ngôi trường
- Sân trường
- Được tráng xi măng bằng phẳng sạch sẽ.
- Rộng, được trồng rất nhiều bàng và phương vĩ xen lẫn một vài cây bằng lăng.
- Các cây đều được trồng trong bồn riêng biệt, dưới gốc cây luôn được đặt hai ghế đá để học sinh có thể ngồi tận hưởng bóng mát của tán lá mỗi khi hè về.
- Lớp học
- Lớp học luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Bàn ghế đầy đủ, được kê thành các dãy ngăn ngắn.
- Bàn giáo viên được đặt ngay ngắn trên bục, có một lọ hoa giả trang trí, sổ sách cũng được bọn em xếp gọn gàng.
- Bảng xanh luôn được lau sạch sẽ, nếu bảng đã cũ thì sẽ được nhà trường thay mới ngay để đảm bảo việc học tập được diễn ra trong điều kiện tốt nhất.
- Các lớp còn được trang bị máy chiếu hiện đại, phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay.
- Phòng chức năng
- Có các phòng như phòng tin học, phòng thể thao cho các môn chơi trong nhà như bóng rổ, cầu lông, bóng bàn,...,phòng hội trường và thư viện.
- Các phòng luôn được nhà trường quan tâm hỗ trợ trang thiết bị đầy đủ và phù hợp. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến phòng thư viện và luôn cung cấp cho thư viện nguồn sách lớn để mang tri thức từ sách đến cho học sinh.
- Phòng bếp, nhà xe
- Rộng rãi, ngăn nắp.
- Phòng bếp luôn được giữ vệ sinh chung, dụng cụ nấu ăn cũng được đảm bảo vệ sinh để đem lại bữa ăn lành mạnh nhất cho bọn em.
- Nhà xe rộng rãi, các lớp được chia theo khu vực để xe rõ ràng và hợp lý.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường
- Ngôi trường đã gắn bó với em bốn năm rồi, chỉ còn nốt năm nay thôi là em sẽ phải xa mái trường tiểu học thân yêu. Những bước chân đến với tri thức của em đã được ngôi trường nâng đỡ, ngôi trường đã cho em một điều kiện học tập đủ đầy và khang trang, cho em bao hiểu biết bổ ích và thú vị. Trường sẽ mãi là hình bóng in đậm trong tâm trí em, mai này có đi đâu xa thì trong tim em vẫn mãi lưu giữ hình dáng của những dãy nhà chứa đầy kỉ niệm yêu dấu.
2.2. Lập dàn ý tả ngôi trường lớp 6 từ bao quát đến chi tiết
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về mái trường.
- Dù mới chỉ học được một năm nhưng em đã có nhiều kỉ niệm dưới mái trường này. Đối với em, ngôi trường nơi em học như ngôi nhà thứ hai và em yêu quý trường của em biết bao.
II. Thân bài
1. Tả khái quát ngôi trường
a. Vị trí của trường
- Ngôi trường nằm ở phía Đông Nam của thành phố.
- Ngôi trường nằm ở mặt đường lớn, nơi cuộc sống con người diễn ra nhộp nhịp, vui vẻ.
b. Khái quát vẻ bên ngoài của trường
- Ngôi trường đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường.
- Nhìn từ xa, ngôi trường như một thế giới cổ tích nhiệm màu, nơi chứa đựng biết bao những điều mới mẻ về tri thức, những tình cảm đẹp đẽ của bạn bè, thầy trò, những cung bậc cảm xúc của tuổi học trò.
2. Tả chi tiết
- Cánh cổng sắt màu xanh đã tróc sơn theo năm tháng. Mỗi khi bác bảo vệ kéo cánh cổng lại vang lên tiếng "cọt kẹt" vui tai.
- Bước qua cánh cổng phía bên trái là phòng nghỉ của bác bảo vệ. Các thầy giáo những lúc rảnh rỗi lại cùng ngồi trò chuyện ở đây.
- Phía sau phòng bảo vệ là khu để xe của giáo viên và học sinh, có mái che để che nắng che mưa.
- Phía bên trái là vườn hoa nhỏ của trường với nhiều loài hoa như cẩm tú, hướng dương, đồng tiền, cúc, hồng. Loài nào cũng tỏa hương rực rỡ, thu hút ong bướm đến vui cùng.
- Phía bên trái khu vườn là sân cát. Giờ ra chơi nào, các bạn nam cũng ra đây chơi đá bóng.
- Sân trường được lát bằng xi măng mang một màu trắng xoá.
- Vào mùa hè, ngôi trường khoác trên mình chiếc áo xanh khổng lồ, chiếc áo được dệt bởi những tán lá cao, rộng của cây bàng, cây phượng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây lộc vừng.
- Giữa sân trường là sân khấu, nơi tổ chức các buổi lễ quan trọng của nhà trường, bên cạnh là cột cờ với lá cờ đỏ tươi.
- Bốn dãy lớp học được sơn màu vàng óng.
- Phòng học có một cửa chính, một cửa phụ và sáu cửa sổ ở hai bên.
- Trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn, ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, nội quy lớp học và giá sách cuối lớp.
- Do có sự hỗ trợ của lãnh đạo, lớp học nào cũng được lắp đặt các trang thiết bị cần thiết cho việc học như máy tính, máy chiếu và loa.
- Dãy nhà dành cho giáo viên gồm phòng y tế, phòng Hội đồng, phòng Hiệu trưởng, phòng Hiệu phó, phòng Giáo vụ, phòng Phô-tô, thư viện trường.
- Dãy nhà đa năng gồm ba phòng thí nghiệm cho các môn Sinh, Lý, Hoá và một phòng dành cho thực hành môn Tin Học.
3. Hoạt động của học sinh
- Giờ ra chơi, các bạn tổ chức những trò chơi bổ ích. Có những bạn ngồi dưới gốc bàng trò chuyện, chơi đùa, ngắm nhìn toàn cảnh ngôi trường đang đổi thay từng ngày.
- Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể trên sân trường, giúp giảm căng thẳng học tập, tăng tình đoàn kết bạn bè.
- Mỗi học sinh đều có ý thức giữ gìn lớp học, sân trường bằng việc tham gia dọn vệ sinh mỗi tuần.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về mái trường thân yêu.
- Em rất yêu quý ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường cấp hai thân thương này.
3. Dàn ý tả quang cảnh trường em
3.1. Dàn ý tả quang cảnh trường em chi tiết
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân bê tông thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...
3. Kết bài:
- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
3.2. Dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3. Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
3.3. Dàn ý tả quang cảnh trường em vào mùa thu
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
2. Thân bài:
a. Sân trường
- Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
- Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
- Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
- Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.
- Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
- Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.
c. Bồn cây xanh
- Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
- Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.
d. Học sinh
- Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
- Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
- Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả
Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu.
3.4. Dàn ý tả cảnh sân trường em giờ ra chơi chi tiết
a. Mở bài:
Mẫu: Giờ ra chơi là lúc mà học sinh chúng em được thỏa thích vui chơi cùng nhau sau giờ học căng thẳng. Đó cũng là lúc sân trường đông vui, nhộn nhịp nhất. Em rất thích đứng ở hành lang tầng 4 nơi mình học, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sân trường.
b. Thân bài:
- Miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi sân trường:
- Ánh nắng nhè nhẹ xuyên qua tán lá, sưởi ấm sân trường
- Những cây bàng, cây phượng vĩ xòe tán lá rộng, tạo bóng mát cho học sinh vui chơi
- Những kẽ hở giữa các chiếc lá tạo thành các ô vuông nắng nhỏ trên sân, đẹp như bức tranh mới vẽ
- Những chú chim nhỏ chuyền cành liên tục, líu ríu gọi nhau không ngừng nghỉ, như cũng đang vui chơi sau buổi sáng chăm chỉ tập hót
- Gió thổi mát rượi, xuyên qua sân trường, làm cành lá rung rinh xào xạc
- Miêu tả hoạt động của các bạn học sinh trên sân trường:
- Các bạn nhỏ theo tiếng trống, ùa ra từ khắp các lớp học, tập trung trên sân
- Các bạn tập bài thể dục giữa giờ theo tiếng trống đều đều của thầy tổng phụ trách
- Sau đó, các bạn bắt đầu tản ra, chia thành từng nhóm nhỏ để vui chơi
- Có nhóm ngồi trên các chiếc ghế đá, dọc thành bồn hoa để nói chuyện, chia sẻ những món đồ thú vị
- Có nhóm chia đội chơi kéo co, đá bóng, nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt
- Bạn nào cũng vui vẻ, thích thú, vừa nói vừa cười rất rộn ràng
- Từ văn phòng, các thầy cô đứng nhìn ra, quan sát các bạn nhỏ vui vẻ chơi đùa rồi mỉm cười theo
c. Kết bài:
Mẫu: Sân trường giờ ra chơi nhộn nhịp và vui vẻ. Bầu không khí ở đấy khiến ai cũng thoải mái và hạnh phúc. Chính các bạn học sinh đã tạo nên sự rộn ràng đó, khiến sân trường như được lột xác. Không còn cô đơn, yên ắng như lúc trong giờ học nữa.
3.5. Dàn ý tả ngôi trường em đang học
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về ngôi trường: tên trường, địa chỉ...
II. Thân bài
1. Tả bao quát ngôi trường
- Địa điểm của ngôi trường: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp, cũ kĩ...
- Diện tích: rộng rãi hay nhỏ hẹp…
- Trường được xây dựng theo hình chữ U, gồm ba tòa nhà.
2. Tả chi tiết ngôi trường
- Các dãy nhà: gồm ba tầng, được sơn màu vàng, mái lợp ngói đỏ tươi…
- Bên trong các lớp học: bảng đen, bàn ghế, các thiết bị khác phục vụ học tập.
- Dãy nhà hiệu bộ: hiện đại với phòng nghỉ của giáo viên, phòng họp, phía trước có khu vực sân khấu...
- Sân trường rộng rãi, được đổ bê tông, các bồn cây thẳng hàng, cây cối xanh tốt.
- Đằng sau dãy nhà hiệu bộ còn có khu vực nhà thể chất khá rộng rãi…
3. Cảnh sinh hoạt của học sinh trong trường
- Sân trường vắng lặng vào mỗi giờ học.
- Bên trong các lớp học, học sinh chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng vang lên tiếng đọc bài đồng thanh.
- Vào những giờ ra chơi, học sinh chơi đùa nhồn nhịp dưới sân trường..
III. Kết bài
- Cảm nhận của em về ngôi trường.
- Em mong muốn điều gì về ngôi trường trong tương lai khi quay trở về thăm?
4. Bài văn tả ngôi trường hay nhất (20 mẫu)
Tham khảo 20 mẫu bài văn tả ngôi trường chọn lọc hay nhất tại bài viết:
5. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả ngôi trường em đang học (6 mẫu)
Tham khảo 6 mẫu đoạn văn tả ngôi trường hay nhất tại bài viết:
6. Tả quang cảnh trường em trước buổi học (18 mẫu)
7. Lập dàn ý bài văn tả cảnh lớp 5 (16 mẫu)
Tham khảo 16 mẫu dàn ý bài văn tả cảnh 2022 mới, hay nhất tại bài viết:
8. Hình ảnh ngôi trường đẹp
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Tiếng Việt 5 - Lớp 5 chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã học
- Nội dung bài Lòng dân
- Top 14 bài văn tả cô giáo hay và ngắn gọn
- Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
- Viết một đoạn văn tự giới thiệu về bản thân em
- Đặt câu với cặp từ trái nghĩa lớp 5
- Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
- Đặt câu với từ quê cha đất tổ
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đặt câu có hình ảnh so sánh về mặt trăng
(Mẫu chuẩn) Đặt câu với từ Nơi chôn rau cắt rốn
Top 10 Lập dàn ý tả cơn mưa rào lớp 5 ngắn, chân thực, sống động
11 bài văn tả mẹ hay nhất lớp 5
(Siêu hay) Viết đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2
Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5
Kể lại chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 5 (5 mẫu)
Nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Ngân Xuân NgoclinhThích · Phản hồi · 0 · 09/09/23
- Tiếng Việt 5 KNTT
- Tuần 1
- Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
- Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
- Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
- Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 2
- Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa ngắn, hay nhất
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
- Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước
- Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát
- Tuần 7
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
- Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, có dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên, vô số, vô giá, vô hình
- Tuần 13
- Tuần 14
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
- Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em
- Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
- Tuần 15
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc 2 có điệp từ, điệp ngữ
- Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
- Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
- Tuần 16
- Tuần 17
- Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn
- Sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta. Giới thiệu với bạn về công trình kiến trúc đó
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích
- Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Soạn bài Hạt gạo làng ta
- Cách nối các vế câu ghép lớp 5
- Viết đoạn văn 3-5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, có câu ghép
- Quan sát để viết bài văn tả người
- Lập dàn ý viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
- Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học
- Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
- Viết bài văn tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
- Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: trẻ thơ, gắn bó, yêu mến
- Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn
- Ghi lại 1-2 hình ảnh em thích trong bài Chiều dưới chân núi và lí do em thích mỗi hình ảnh đó
- Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
- Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,...
- Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tìm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ quả. Đặt câu với từ quả theo nghĩa chuyển
- Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh có hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi
- Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập có từ đồng nghĩa
- Bài văn tả danh lam thắng cảnh lớp 5
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tìm đọc bài văn về vẻ đẹp, việc làm có ý nghĩa, ước mơ đẹp của thiếu nhi
- Viết 3-4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc Lớp 5
- Tìm 2-3 từ có tiếng "dân" đứng trước và đứng sau
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc làm thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân nhỏ tuổi
- Viết báo cáo về một công việc mà nhóm, tổ hoặc lớp em đã thực hiện và kết quả của công việc đó
- Giới thiệu về một gương thiếu nhi mà em đã học trong chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
- Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp có sử dụng đại từ
- Viết 2-3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học có đại từ dùng để thay thế
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 12
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tưởng tượng kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện Trước ngày Giáng sinh
- Ý kiến về nhận định Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 13
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tìm đọc một bản tin về một hoạt động thiện nguyện, trường học xanh-sạch-đẹp, trải nghiệm thú vị
- Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó
- Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt
- Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu: phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp
- Tuần 14
- Tuần 15
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
- Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ
- Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
- Viết 2-3 câu về ngày xuân ở xã Phố Cáo, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp kết từ
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Tuần 16
- Viết 4-5 câu giới thiệu truyện Những lá thư
- Viết 3 – 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ
- Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu
- Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- Tuần 17
- Tìm đọc bài văn về một lễ hội, về mối quan hệ cộng đồng
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với đoàn kết, thân thiết
- Viết 3 – 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3
- Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác
- Tuần 18
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một vườn rau hoặc vườn hoa, trong đó có dùng 2 – 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc hoặc hương thơm
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học trong chủ điểm “Cộng đồng gắn bó" bằng lời của một nhân vật trong truyện
- Bài văn tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở vào một buổi trong ngày
- Viết bài văn kể lại câu chuyện "Câu chuyện của chim sẻ" bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện
- Tuần 19
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát Trồng cây
- Kể lại cuộc trò chuyện của Uyên với bạn nhỏ mới quen
- Đặt 1-2 câu ghép nói về nội dung của mỗi tranh sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vừa đặt
- Viết 1-2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình hoặc hoạt động của một người thân
- Bày tỏ suy nghĩ của em về một trong các thông điệp của Giờ Trái Đất
- Kể 2 – 3 việc mà em và bạn bè có thể làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất
- Quan sát một người thân trong gia đình em, ghi lại những điều em quan sát được
- Viết thông điệp hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ, vè,... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
- Tuần 20
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Giữ mãi màu xanh
- Viết 3-4 câu nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong bài đọc Mùa xuân em đi trồng cây, có câu ghép
- Đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn nhỏ tham gia trồng cây
- Nêu cảm nghĩ của em về rừng xuân được tả trong bài
- Viết 3-4 câu về một loài vật em thích, có câu ghép
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
- Giới thiệu một tác phẩm về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống
- Đoạn văn nêu nhận xét về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô
- Bài 9
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc trật tự an ninh
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc đã học có cặp kết từ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
- Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông
- Viết đoạn văn kể lại một việc đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở
- Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân hoặc bảo vệ an ninh trật tự
- Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện Sang đường
- Bài 10
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì 1
- Viết một đoạn của bài văn tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến
- Đặt câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em, có kết từ
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng
- Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) của trường em
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động
- Bài 11
- Bài đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Câu chuyện, bài thơ, bài văn về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống quanh em
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Trong bốn mùa, em thấy mùa nào đẹp nhất? Hãy trình bày ý kiến của em về vẻ đẹp của mùa đó
- Phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao (hoặc bài thơ) đã học (hoặc đã đọc) nói về cảnh đẹp quê hương, đất nước
- Bài đọc Sắc màu em yêu
- Em yêu màu nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) hoặc 2-4 dòng thơ về màu sắc em yêu
- Bài đọc Mưa Sài Gòn
- Giới thiệu một tác phẩm về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc của con người, cuộc sống quanh em
- Bài đọc Hội xuân vùng cao
- Hãy viết một câu ghép để thể hiện nội dung bức tranh ở bên
- Viết đoạn văn tả vẻ đẹp của một mùa mà em yêu thích
- Tưởng tượng em vừa cùng gia đình đi du lịch đến một vùng quê (hoặc đô thị), hãy viết đoạn văn giới thiệu về vùng đó
- Từ “mầm non” trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp, sức sống của mầm non, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép
- Bài 12
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài báo về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu
- Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- Kể một câu chuyện hoặc đọc một bài thơ, hát một bài hát về Bác Hồ
- Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh
- Kết bài mở rộng, không mở rộng tả phong cảnh
- Giới thiệu một tác phẩm về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
- Viết đoạn văn ngắn tả phong cảnh, có ít nhất một câu ghép
- Bài 1
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Bài viết hay Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Kể về một trải nghiệm của em ngắn gọn
Mở bài, kết bài tác phẩm Cây tre Việt Nam ngắn gọn, siêu hay
Viết đoạn văn 5-7 câu tưởng tượng cảnh cô bé bán diêm gặp lại bà lớp 6 (9 mẫu)
Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất (6 mẫu)
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
Cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong lớp 6 (3 mẫu)