Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ "ăn", đặt câu để phân biệt

Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ "ăn". Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ "ăn” tìm được ở bài tập a. Giải câu hỏi 1 trang 78 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1. Mời các em HS cùng tham khảo trên trang HoaTieu.vn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo chương trình mới.

1. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ "ăn"

Nghĩa gốc của từ ăn

- Nghĩa gốc: tự cho vào cơ thể thức nuôi sống.

- Nghĩa chuyển:

+ Nhận lấy để hưởng.

+ Gắn, dính chặt vào nhau, khớp với nhau.

Tìm nghĩa chuyển của từ ăn

Cuốn Từ điển Tiếng Việt đã khái quát từ “ăn” là một từ đa nghĩa gồm có 13 nghĩa như sau:

(1) Tự cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống. Ví dụ: Ăn cơm;

(2) Ăn uống nhân dịp gì. Ví dụ: Ăn cưới;

(3) (Máy móc, phương tiện vận tải) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động. Ví dụ: Cho máy ăn dầu mỡ;

(4) (Kết hợp hạn chế). Nhận lấy để hưởng. Ví dụ: Ăn hoa hồng;

(5) (Kng). Phải nhận lấy, chịu lấy (hàm ý mỉa mai). Ví dụ: Ăn đòn;

(6) Giành về phần mình phần hơn, phần thắng (trong cuộc thi đấu). Ví dụ: Ăn con xe;

(7) Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào trong bản thân. Ví dụ: Không ăn màu;

(8) Gắn, dính chặt vào nhau, khớp với nhau. Ví dụ: Hồ dán không ăn;

(9). (Kết hợp hạn chế). Hợp với nhau, tạo nên một cái gì hài hòa. Ví dụ: Hai màu rất ăn khớp với nhau;

(10) Làm tiêu hao, hủy hại dần dần từng phần. Ví dụ: Sơn ăn tùy mặt;

(11) Lan ra hoặc hướng đen nơi nào đó. Ví dụ: Sông ăn ra biển;

(12) (Kng). Là một phần ờ ngoài phụ thuộc vào; thuộc về. Ví dụ: Đám đất này ăn về xã bên;

(13) (Đơn vị tiền tệ, đo lường) có thể đổi ngang giá. Ví dụ: Một dollar ăn mấy đồng Việt
Nam?

Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ "ăn"
Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ "ăn"

Chúng ta có thể thấy, từ nghĩa gốc “ăn”- để chỉ hoạt động “Tự cho vào cơ thể thức ăn nuôi" song cùng với sự phát triển của thời gian, các nét nghĩa phái sinh đã hình thành và sự kết hợp của từ “ăn” với các từ/tổ hợp từ đã tạo ra rất nhiều nghĩa mới thay thế hàng loạt các khái niệm khác.

Hai nghĩa phái sinh mới so với các nét nghĩa trong Từ điên tiếng Việt, đó là: “ăn” nghĩa là “thực hiện hành động”: ăn vợ, ăn hiếp, ăn hói, ăn diện, ăn thê, ăn nói, ăn mặc, ăn học và “ăn” nghĩa là “quan hệ thân xác”: ăn nằm, ăn cơm trước kẻng, đã ăn cô ta, ăn bánh trả tiền,...

Như vậy, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, để diễn đạt hết mọi chiều cạnh của đời
sống, vốn từ vựng của mọi ngôn ngữ ngày càng được mở rộng và phát triển, trong đó, có quá trình phái sinh ngữ nghĩa.

2. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ "ăn”

Đặt câu với từ ăn mang nghĩa gốc

  • Mai đang ăn cơm.
  • Ăn mày đòi xôi gấc;
  • Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối.
  • Con mèo nhà em rất thích ăn cá.
  • Mẹ đang nấu ăn cho cả nhà.

Đặt câu với từ ăn mang nghĩa chuyển

  • Bán được căn nhà nhà, Mai ăn hoa hồng rất cao.
  • Hồ này dán không ăn.
  • Con sông này ăn ra biển hướng Đông.
  • Ô tô này ăn xăng lắm.
  • Cô ấy ăn gian để chiến thắng.
  • Bệnh tật đã ăn mòn sức khỏe của ông ấy.
  • Cánh đồng này ăn về phía hợp tác xã.
  • Bài thơ này đã ăn sâu vào tâm trí của độc giả.
  • Công ty mới mở đã ăn nên làm ra.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
8 289
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi