Câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về việc hòa giải, phân xử; 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên là đề bài câu 1 trang 106 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều phần Đọc sách báo. HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý giải bài tập chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về việc hòa giải, phân xử.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Đọc sách báo về phân xử, hòa giải trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
1. Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về việc hòa giải, phân xử
Chuyện cổ tích Việt Nam: Phân xử tài tình
Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng. Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia cũng rưng rưng nước mắt:
- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.
Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:
- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.
Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
Câu chuyện Cậu bé thông minh
Một ông vua muốn tìm người tài giúp nước nên sai viên quan đi dò la khắp nơi. Đi đến vùng nào, viên quan cũng ra những câu đố oái oăm nhưng vẫn chưa tìm được người tài. Một hôm, viên quan đến một làng kia, thấy hai cha con đang cày ruộng. Viên quan lại gần rồi hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con liền hỏi lại rằng nếu cho biết ngựa của ông một ngày đi được mấy bước thì sẽ trả lời một ngày cày được bao nhiêu đường. Quan nghe vậy mừng rỡ, bẩm báo với nhà vua. Nghe xong, vua thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé. Vua truyền ban cho dân làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực và phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Khi đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua rằng trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Bấy giờ, nước láng giềng lăm le xâm lược nước ta. Để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Sau đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên. Vua còn cho xây một dinh thự ở cạnh hoàng cung cho em bé ở, tiện hỏi han.
Bài thơ Phân xử tài tình
"Xưa, có vị quan nọ
Xử án bậc kì tài
Và nhân dân nhờ đó
Tránh được nỗi oan sai.
Một hôm, hai phụ nữ
Lôi nhau đến công đường
"Bà này, ăn cắp vải"
Cùng nói, không ai nhường.
Quan ôn tồn xem xét
Cho người xuống tận nơi
Soát cả hai khung cửi
Cả chợ nơi họ ngồi.
Không tìm ra chứng lí
Việc này, thật khó đây
Người nào mới thực sự
Là chủ tấm vải nầy?
Ngẫm nghĩ, rồi ngài phán
"Tấm vải xé làm đôi
Mỗi người nhận một nửa
Như thế khỏi lôi thôi"
Thừa lệnh, lính xé vải
Trước mặt cả hai người
Một người bỗng bật khóc
Người kia bỗng mìm cười.
Đập bàn, quan thét lớn:
"Trói ngay kẻ đang cười
Còn hãy đưa tấm vải
Cho con người đáng thương".
Lần khác, đi lễ Phật
Sư cụ rất buồn rầu
Kể chuyện, tiền bị mất
Không hiểu là do đâu?
Quan biện lễ cúng phật
Mời tất cả mọi người
Giao họ cầm hạt thóc
Vừa ngâm nước rất tươi.
Ta nói mọi người biết
"Chùa ta mới mất tiền
Trụ trì là sư cụ
Hiện đang rất buồn phiền.
Và chúng ta cũng biết
Đức Phật rất linh thiêng
Làm nẩy mầm hạt thóc
Trong tay kẻ lấy tiền".
Bỗng một tiểu ngấp nghé
Cứ nhìn trong tay mình
Quan liền cho người bắt
"Kẻ có tật, giật mình".
Tác giả: Trần Duy Long
Bài thơ Em làm hòa giải viên
Hàng ngày ta sống bên nhau
Ở ăn nhường nhịn lo sao vẹn tình
Muốn cho cuộc sống yên bình
Người người gắn bó trong tình thân thương
Vì trách nhiệm với quê hương
Hãy cùng xây dựng xóm làng yên vui
Mỗi khi va chạm mọi người
Ta nên bình tĩnh, đừng lời chua ngoa
Gây ra xích mích trong nhà
Gây mất đoàn kết nẻo xa ngõ gần
Mỗi khi nội bộ nhân dân
Bất hòa cãi cọ tiếng tăm om xòm
Em cùng cán bộ xóm thôn
Đến ngay hòa giải mọi lời can ngăn
Giải thích cho rõ nguyên căn
Thấu tình đạt lý ân cần thiết tha
Cho người đoàn kết thuận hòa
Tình làng nghĩa xóm nhà nhà ấm êm./.
(Nguồn sưu tầm)
Bài thơ Hòa giải
Ngày xưa cái ngõ đi chung
Bà đem rào lại mà không nói gì
Chỉ vì tranh chấp lối đi
Hai nhà xô xát còn gì tình thân
Xóm giềng nhà lại kề gần
Mà sao nỡ bỏ tình thân cho đành
Nhớ câu gương vỡ lại lành
Xích mích khép lại đành hanh làm gì
Quá khứ nên hãy bỏ đi
Ta cùng bàn bạc điều gì cũng xong
Tình thân nên để trong lòng
Đừng lấy đấu gỗ mà đong tình người
Nhớ câu chín bỏ làm mười
Bắt tay thân thiện cho đời thanh cao
Chỉ vì một cái bờ ao
Mà đem tình đổ xuống ao người cười./.
(Nguồn sưu tầm)
Bài thơ Tình làng nghĩa xóm
Giữ gìn trong ấm ngoài êm
Nghĩa tình xóm phố vững bền là hơn
Đừng vì một chút giận hờn
Đem nhau ra tính thiệt hơn làm gì
Chuyện tranh chấp bỏ qua đi
Sống cùng nhau, biết sẻ chia ngọt bùi
Sống sao giữ được tình người
Ở sao giữ tiếng để đời mai sau
Người cùng xóm phố là đâu
Tắt đèn tối lửa có nhau mới là
Chuyện xóm phố việc trong nhà
Giữ gìn hạnh phúc chan hòa là nên
Có gì vướng mắc đôi bên
Nhẹ nhàng phân giải giữ bền tình thân
Nhất cận thân, nhì cận lân
Bán anh em xa, mua láng giềng gần, chớ quên!
(Nguồn sưu tầm)
2. Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên
Bài báo Mất tình thân vì đất
Bài báo Mất tình thân vì đất đăng trên trang Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Vĩnh Phúc có nội dung như sau:
Chỉ vì tranh chấp đất đai mà tình cảm mẹ con, anh em, họ hàng, người thân trong gia đình lao vào vòng kiện tụng. Để rồi tình cảm gia đình theo đó cũng ra đi...
Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, khi giá đất đai chỉ tăng mà không giảm thì những mâu thuẫn nảy sinh về đất cũng ngày càng nhiều, nhất là mâu thuẫn, tranh chấp ngay chính các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc; và rồi không ai nhường ai, không ai nhịn ai dù đã được pháp luật phân xử đúng, sai.
Bà Phan Thị Kim Liên – Phó giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Đa số những vụ tranh chấp đất đai hoặc di sản thừa kế giữa những người trong dòng tộc thường gay gắt hơn so với các tranh chấp giữa các bên không có quan hệ thân thuộc, tỷ lệ hòa giải thành những vụ tranh chấp như thế này cũng không cao, do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên đã trầm trọng, khó có thể dung hòa”.
Như trường hợp tranh chấp đất giữa bà Nguyễn Thị Nh và ông Hoàng Văn K. Họ là mẹ con ruột với nhau, vì cho rằng trước đây mẹ chia cho mình phần đất là 180m2, khi đo đạc lại không đủ, ông Hoàng Văn K nghĩ bà Nguyễn Thị Nh lấy bớt đất để chia cho anh em khác nên khởi kiện bà Nh ra tòa.
Khi tòa tiến hành thẩm định phần đất tranh chấp, hai bên tiếp tục có lời qua tiếng lại; Tại tòa, ông K nhất quyết không tham gia hòa giải mà ủy quyền cho luật sư và không để cho luật sư tham gia các phiên hòa giải mà Tòa án tiến hành hòa giải theo thủ tục. Ông K có đơn yêu cầu tòa án không thực hiện việc hòa giải theo quy định, do hai mẹ con có mâu thẫu trầm trọng, không thể nói chuyện và nhìn mặt nhau. Khi bà Nh được tuyên thắng kiện, ông K khẳng định kháng cáo, quyết kiện mẹ mình đến cùng chỉ vì vài mét vuông đất. Với ông K tấc đất giờ nặng hơn cả nghĩa mẹ…
Đọc tiếp TẠI ĐÂY
Bài báo Một con trâu 2 chủ giành giật: Nếu giám định ADN để tòa phân xử sẽ thế nào?
Bài báo Một con trâu 2 chủ giành giật: Nếu giám định ADN để tòa phân xử sẽ thế nào? đăng trên báo Dân trí số ra thứ sáu, ngày 29/11/2024 có nội dung như sau:
Luật sư cho rằng nếu 2 hộ dân ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh kiện nhau ra tòa để xác định chủ con trâu sẽ mất rất nhiều thời gian và kinh phí. Vì thế, việc công an vào cuộc "xử án" mang lại nhiều ý nghĩa.
"Nếu phải ra tòa sẽ rất tốn kém"
Những ngày qua, vụ việc gia đình ông Phan Thanh (66 tuổi, trú thôn Vĩnh Long, xã Kỳ Khang) và ông V.X.M. (48 tuổi, trú thôn Hòa Hợp, xã Kỳ Văn), huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh tranh chấp một con trâu cái thu hút sự quan tâm của dư luận và bạn đọc báo Dân trí.
Gia đình ông Thanh trình báo mất con trâu cái 8 năm tuổi khi chăn thả rông ở cánh đồng xã Kỳ Khang vào sáng 11/11. Cùng ngày, gia đình ông M. cho rằng, đã tìm thấy con trâu mất tích suốt gần 2 tháng nên đã đưa về nhà chăm sóc.
Công an xã Kỳ Khang đã vào cuộc, dùng nhiều phương pháp phân xử và xác định con vật thuộc sở hữu của gia đình ông Thanh. Việc "xử án" kịp thời của công an đã giúp vụ việc sớm đi đến hồi kết.
Đọc tiếp TẠI ĐÂY
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Minh Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cùng bạn đóng vai, thực hiện tiếp cuộc trao đổi để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho tham gia hoạt động thiện nguyện
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025
Kể lại câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện lớp 5
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều năm 2024-2025
Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 Cánh Diều năm 2024-2025
Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 năm 2024-2025
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Cánh Diều
Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..)
Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
(Chuẩn) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi