Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều (Tải Free)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều năm 2024 - 2025 được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây gồm các Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt từ Tuần 1 đến 10, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố thật tốt kiến thức đã học trong một tuần vừa qua.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Pdf/Word dễ dàng chỉnh sửa, có hình ảnh sinh động, sắc nét, thầy cô chỉ cần in ra rồi giao bài tập về nhà cho học sinh của mình vào mỗi cuối tuần, rất thuận tiện và nhanh chóng. Sau đây là nội dung chi tiết BTCT Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều kèm file tải .doc/pdf.

Lư ý: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Tuần 1-10 đã cập nhật đầy đủ. Các tuần còn lại sẽ được HoaTieu.vn cập nhật sớm.

BTCT Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
BTCT Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

1. Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Học kì 1 (10 Tuần)

Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1

Tuần 1

Trẻ em như búp trên cành

 MỤC TIÊU:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu.

- Từ đồng nghĩa

- Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học

Bài 1: Đọc thầm câu chuyện sau:

Trạng Lường - Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi. Lần nọ, Vinh cùng bạn bè ngồi chơi dưới gốc cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau đo chiều cao của cây. Thay vì trèo lên cây, Lương Thế Vinh lấy một cây gậy đo chiều dài của nó rồi dựng gậy trên mặt đất, đo chiều dài bóng gậy. Sau đó, ông tiếp tục đo bóng cây. Tính nhẩm một lát, Vinh đưa ra kết quả. Đám bạn không tin bèn dùng dây thừng đo lại, được kết quả đúng như của Vinh.

Lần khác, Lương Thế Vinh cùng bạn chơi bóng, quả bưởi làm bóng rơi xuống hố. Cả bọn loay hoay, không làm thế nào lấy được. Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.

Nhờ tài toán học, Lương Thế Vinh không ít lần giúp những người xung quanh. Có lần, ông đến một khúc sông, thấy mấy người đang tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Ông bèn đề nghị mọi người không bơi qua sông mà tìm cho ông mấy cái cọc. Ban đầu, mấy người này không tin nhưng khi thấy Vinh đóng cọc, ước lượng khoảng cách rồi tính nhẩm và công bố chiều rộng con sông, họ hoàn toàn thán phục tài năng của chàng trai trẻ. Thực tế, Lương Thế Vinh sử dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai bờ sông.

Với tài trí hơn người, Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo. Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện, Vinh lại chơi nhiều hơn học. Tương truyền, trước kỳ thi Đình, Lương Thế Vinh sang làng của Quách Đình Bảo, định bàn chuyện cùng về kinh ứng thí. Khi nghỉ ngơi tại quán nước đầu làng, nghe người dân kể chuyện Bảo học quên ăn quên ngủ, ông quyết định quay về, không tán thành cách học của Bảo.

Quả nhiên, năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên trong khi Quách Đình Bảo đỗ thám hoa. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.

Theo Internet

Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:

1. Ông Lương Thế Vinh còn được biết đến với một tên gọi khác là gì?

A. Trạng Nguyên B. Trạng Lường

C. Trạng Tí D. Trạng Quỳnh

2. Vì sao thuở nhỏ ông đã nổi tiếng?

A. Ông có tài nấu ăn ngon.

B. Ông giỏi võ nghệ.

C. Ông hay giúp người nghèo khó.

D. Ông học nhanh, sáng trí, sáng tạo.

3. Ông đã làm cách nào để lấy quả bưởi khỏi hố?

A. Ông đổ cát vào hố

B. Ông lấy gậy chọc quả bười lên

C. Ông đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên

D. Ông đào hố rộng hơn để lấy quả bưởi

4. Ông dùng cách gì để đo chiều rộng con sông?

A. Ông đóng cọc và ước lượng khoảng cách

B. Ông dùng dây thừng đo

C. Ông dùng gậy tre đo

D. Ông chèo thuyền từ bờ này sang bờ kia để đo

5. Hãy điền tiếp vào câu dưới đây để thấy được cách học của ông Lương Thế Vinh và Quách Đình Bảo:

Ông Quách Đình Bảo và ông Lương Thế Vinh có cách học trái ngược nhau. Trong khi Bảo học …………………………. thì Vinh lại …….……………………

6. Em học được gì ở ông Lương Thế Vinh?

......................................................................

Bài 2: Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ hợp tác. Đặt câu với từ vừa tìm được.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong câu sau:

- Thầy giáo em là một người hiền lành, vui vẻ.

- Những chú ong chăm chỉ đi lấy mật.

- Khi hoa phượng nở cũng là lúc sân trường vắng vẻ.

- Cánh đồng lúa rộng mênh mông.

Bài 4: Khoanh vào từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:

Đêm trăng trên Hồ Tây

Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).

Theo Phan Kế Bính

1. trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.

2. bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.

3. nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.

4. thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.

5. thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.

6. trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.

7. yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.

Bài 5, Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Một nhân vật văn học mà để lại cho em ấn tượng sâu sắc chính là chàng Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.

Nhân vật Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ tuổi với tính ngông nghênh, hợm hĩnh và hay bày trò chọc phá người khác. Tuy nhiên, cậu vẫn hiện lên với những ưu điểm nhất định. Đó chính là sự tự tin và yêu quý bản thân mình. Là chàng dế trẻ tuổi, Dế Mèn sớm rời khỏi sự bao bọc của gia đình và sống tự lập. Cậu chàng tự đào cho mình một cái hang to, sâu và nhiều ngõ ngách. Lại biết cách tự chăm sóc bản thân rất tốt, nên có cơ thể khỏe mạnh. Cậu chàng cũng rất tự tin về bản thân mình.

Tuy nhiên, Dế Mèn lại có thói ngông nghênh, hợm hĩnh và hống hách. Đó là thói xấu cần phải loại bỏ ngay. Ngặt nỗi xung quanh toàn người thân quen nên chẳng ai làm gì cậu nên cậu ta ngày càng được nước lấn tới. Phải đến một lần, do trò nghịch dại của cậu ta, mà khiến anh chàng Dế Choắt hàng xóm phải ra đi thương tâm, thì cậu ta mới thực sự hiểu được vấn đề. Dế Mèn đã rất ân hận và khổ sở trước sự ra đi của người bạn nhỏ. Cậu chàng hiểu ra rằng sự ngu dốt của mình đã hại cuộc đời của người khác.

Từ đó, Dế Mèn thay đổi hẳn, không còn hợm hĩnh và kiêu ngạo như trước nữa. Sự thay đổi sau bài học đáng nhớ ấy của Dế Mèn khiến em có thêm một cái nhìn khác về nhân vật này.

a. Bài văn trên có nội dung chính là gì?

b. Tìm phần mở bài và kết bài của bài văn. Mỗi phần cho biết thông tin gì?

c. Phần triển khai nói về những đặc điểm nào của nhân vật Dế Mèn? Với mỗi đặc điểm, người viết đã đưa ra những dẫn chứng gì?

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

......................

Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

......................

Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

......................

Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

......................

2. Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Học kì 2

Đang cập nhật...

Tải Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều về máy để xem bản đầy đủ

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập của HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
3 115
0 Bình luận
Sắp xếp theo