Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án 2024
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 năm 2024 gồm TOP 13 bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án, ma trận sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh Diều. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh Tải miễn phí Bộ đề kiểm tra giữa HK1 Tiếng Việt 5 hay và chất lượng nhất 2024 về máy để ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì đạt kết quả cao.
Cấu trúc đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt với 3 mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng soạn theo chuẩn hướng dẫn Thông tư 27 để phân loại học sinh và nhiều đề đọc hiểu, đọc thành tiếng, kiểm tra viết giúp giáo viên tham khảo xây dựng đề kiểm tra năm học 2024-2025.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2024 - 2025
I. Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GHK1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
2. Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
--------------------
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
--------------------
Khói hình nấm là tai họa đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran cho trái đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
(Định Hải)
Câu 1 (0,5 điểm). Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?
A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.
C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh
Câu 2 (0,5 điểm). Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?
A. Bom H, bom A
B. Khói hình nấm, bom H, bom A.
C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.
D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ
Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu thơ này có nghĩa là gì?
“Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”
A. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như trên thế giới, mọi người dù có khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý, đáng yêu,…
B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.
C. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.
D. Loài đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất
Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.
B. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.
C. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.
D. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn bất hạnh.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đại từ có trong đoạn thơ sau:
“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm và đặt câu với các từ vừa tìm được?
A. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn tả về người bà thân yêu của mình
3. Đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt KNTT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GHK1 (2024-2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | B | A | C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
Các đại từ có trong đoạn thơ trên là: mình, ta.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, quả cảm, can đảm,…
- Trong chiến đấu chỉ những người gan dạ mới làm nên chiến công.
- Nam không đủ can đảm để nhận lỗi với bố mẹ.
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về người bà mà em yêu thương. - Cảm nhận của em về người bà. B. Thân bài (1,5 điểm) - Tả ngoại hình: + Năm nay bà đã bao nhiêu tuổi? + Dáng người, màu tóc của bà như thế nào? + Khuân mặt, làn da của bà ra sao? + Bà thường hay mặc quần áo như thế nào? - Tính cách của bà: + Bà là một người như thế nào? Có đôn hậu, hiền dịu không? + Bà chăm lo cho em như thế nào? (kể chuyện em nghe mỗi tối, đưa đón em đi học, mua đồ ăn, đồ chơi cho em,…) + Bà chăm lo cho gia đình như thế nào? + Đối với hàng xóm, bà cư xử ra sao? - Kỉ niệm của em với bà: + Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với bà. + Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất? + Cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại. C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu lên tình cảm của em với bà. - Những lời nói, gửi gắm cho bà thân yêu. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
II. Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo (8 đề)
Ma trận Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 4,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Cứ hàng năm hàng năm | Tiếng gà trưa (Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh) |
Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ thứ nhất nói về nội dung gì?
- Tiếng gà trưa trên đường hành quân.
- Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu.
- Tiếng gà trưa gợi những suy tư.
- Tiếng gà trưa gắn với hình ảnh người bà.
Câu 2 (0,5 điểm). Hình ảnh xuyên suốt đoạn thơ là gì?
- Giấc ngủ trưa.
- Người chiến sĩ.
- Tiếng gà trưa.
- Hình ảnh người bà.
Câu 3 (0,5 điểm). Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “thân thuộc” trong câu “ Vì xóm làng thân thuộc” ?
- Thân thiện.
- Thân thiết.
- Thân ái.
- Thân quen.
Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp được tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên là:
- Trân trọng tình cảm gia đình, hàng xóm và tình yêu quê hương, đất nước.
- Trân trọng tình cảm bạn bè.
- Trân trọng tình làng nghĩa xóm.
- Trân trọng những kỉ niệm khi còn nhỏ.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đa nghĩa trong câu sau:
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Câu 6 (2,0 điểm) Em hãy đặt câu với các từ đồng nghĩa sau: Tổ quốc, non sông, đất nước, nước nhà.
…………………………………………………………………………………………
B. TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả cơn mưa rào bất chợt khi em đang trên đường đến trường.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024-2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | C | B | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Ý đúng được 02 điểm:
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
- Ông cha ta đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
- Ôi thật đẹp làm sao! Non sông hùng vĩ Việt Nam.
- Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa và truyền thống vô cùng đặc sắc.
- Các em học sinh phải học tập thật tốt để mai sau góp phần dựng xây nước nhà ngày càng tươi đẹp.
B. LÀM VĂN : (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4.0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về cơn mưa rào khi em đang trên đường đến trường. - Cảm nhận như thế nào về cơn mưa rào bất chợt ấy? B. Thân bài (1,5 điểm) - Kể lại các chi tiết trên con đường đến trường trước khi cơn mưa rào ập tới: + Khi ra khỏi nhà trời như thế nào? + Em đi bằng phương tiện gì? + Con đường đến trường ra sao? (con người, cảnh vật thiên nhiên) - Kể lại sự biến đổi khi cơn mưa ập đến: + Cảm xúc của em lúc ấy thế nào? + Sự biến đổi của con người, cảnh vật, thiên nhiên ra sao? - Kể lại hình ảnh sau khi trời mưa: + Khung cảnh con người, cảnh vật, thiên nhiên biến đổi ra sao? + Cảm xúc của em khi chứng kiến cơn mưa đến bất chợt rồi chợt đi như thế nào? C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu cảm nghĩ về cơn mưa bất chợt khi em đang đến trường. Bày tỏ cảm xúc của mình với cơn mưa đáng nhớ ấy. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | |
2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
III. Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Cánh Diều (2 đề)
Ma trận Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 4,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Vịnh Hạ Long
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người . Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
(Theo Thi Sảnh)
Câu 1: (0,5 điểm). Tác giả miêu tả Vịnh Hạ Long vào mùa nào trong năm?
- Mùa xuân, mùa hè.
- Mùa hè, mùa đông, mùa thu.
- Bốn mùa.
- Mùa hè, mùa đông.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, nét duyên dáng của Hạ long được thể hiện ở đâu?
- Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của đất trời.
- Rạng rỡ ở đất trời.
- Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của thiên nhiên.
- Những quần đảo hùng vĩ và rực rỡ.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào? Vì sao?
- Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa xuân. Vì đó là mùa sương và cá mực.
- Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa hè. Vì nó hội tụ tất cả những âm thanh đi theo tiếng gió vang vọng về.
- Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa thu. Vì đó là mùa trăng biển, tôm he… đã tạo nên một Hạ Long thơ mộng, dịu dàng.
- Mùa nào thì vịnh Hạ Long cũng đều quyến rũ theo một nét riêng.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, vì sao nói “Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về”?
- Vì tác giả nhắc đến nhiều âm thanh của tự nhiên, của sự vật, của sự sống của con người. Cho nên tất cả những điều ấy đã làm nên những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về.
- Vì đó là những âm thanh của gió bao trùm cả Vịnh Hạ Long.
- Đó chính là những âm thanh của tiếng sóng vỗ biển cả, tiếng ve ran trên mọi nẻo đường.
- Là tiếng của những đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm dưới đây:
a. Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ.”
b. “Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân (2)”
…………………………………………………………………………………………
Câu 6 (2,0 điểm) Tìm vị trí có thể thêm dấu gạch ngang trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:
"Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền; khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm."
…………………………………………………………………………………………
II. TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả người bạn thân nhất của em.
Đáp án đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024-2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
I. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | A | B | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
a. Mặt trời (1) là nghĩa gốc.
Mặt trời (2) là nghĩa chuyển.
b. Xuân (1) là nghĩa gốc.
Xuân (2) là nghĩa chuyển.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
+ Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
+ Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng.
+ Chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
II. TẬP LÀM VĂN : (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về người bạn thân nhất của em. B. Thân bài (1,5 điểm) - Miêu tả ngoại hình của bạn: + Dáng người, đôi mắt, khuân mặt… của bạn như thế nào? + Nước da của bạn ra sao? + Bạn thường hay mặc quần áo như thế nào? - Tả tính cách của bạn: + Bạn là một người như thế nào? + Bạn đối xử với em ra sao? (cách bạn thể hiện lời nói, hành động giúp đỡ, quan tâm em…) + Đối với các bạn như thế nào? + Với gia đình bạn là người con như thế nào? + Đối với mọi người xung quanh bạn cư xử ra sao? - Kỉ niệm của em với bạn: + Em có những kỉ niệm gì với bạn? Có kỉ niệm nào mà em nhớ nhất? + Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất? + Cảm xúc của em khi nhớ về kỉ niệm đó? C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu lên tình cảm của em đối với bạn. - Những lời nói, gửi gắm cho người bạn ấy. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
IV. Bộ đề ôn thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án
1. Đề thi giữ kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1
Trường Tiểu học ...................... Họ tên: Lớp : 5A…. | ĐỀ ÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 1 |
I. Đọc thầm bài văn sau:
BÀN TAY THÂN ÁI
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
I. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:
- Con trai ông.
- Một bác sĩ.
- Một chàng trai là bạn cô.
- Một anh thanh niên.
Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:
- Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.
- Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.
- Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
- Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.
Câu 3. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:
- Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.
- Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.
- Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.
- Anh muốn thực hiện để làm nghề y.
Câu 4. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:
- Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.
- Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.
- Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.
- Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.
Câu 5. Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em là:
- Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người
- Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.
- Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc.
- Cần phải biết yêu thương người tàn tật.
Câu 6. Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)
- Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành
- Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.
- Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực.
- Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.
Câu 7. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:
- Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.
- Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
- Những chiếc tàu vào cảng ăn than.
- Mẹ cho xe đạp ăn dầu.
Câu 8. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)
- trôi.
- lặn.
- nổi
- chảy
Câu 9. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?
- Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.
- Cánh cò baylả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.
- Mây mờ che đỉnhtrường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.
- Trăng đã lên cao/ Kết quả học tập cao hơn trước.
Câu 10. Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
………………………………………………………………………………………………………………
2. Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 số 2
Trường Tiểu học ...................... Họ tên: Lớp : 5A…. | ĐỀ ÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 2 |
I. Đọc thầm bài văn sau:
LÍ TỰ TRỌNG
Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng.
Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi.
Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.
Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi .
(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:
Câu 1 :(0,5 điểm) Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lí Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì?
- Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
- Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
- Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng.
- Chuyển tài liệu xuống tàu biển.
Câu 2 : (0,5 điểm) Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”?
- Vì giặc tra tấn anh rất dã man.
- Vì anh là người thông minh, sáng dạ.
- Vì anh đã bắn chết tên mật thám.
- Vì mọi người rất khâm phục anh.
Câu 3: (0,5 điểm) Chi tiết nào sau đây thể hiện Lí Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm?
- Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.
- Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.
- Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.
- Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.
Câu 4: (0,5 điểm) Câu nói của anh:“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam?
- Cần cù
- Yêu nước
- Nhân ái
- Đoàn kết.
Câu 5: (1 điểm) Qua câu chuyện Lí Tự Trọng , em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: (1 điểm) Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài?
- Thông minh
- Hoạt bát
- Nhanh nhảu
- Nhanh nhẹn
Câu 8 : (0,5 điểm) Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình”
- Chiến tranh
- Đoàn kết
- Yêu thương
- Đùm bọc
Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ “con đường” mang nghĩa gì?
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
- Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- Con đường
Câu 10: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?
- xa xôi – gần gũi
- xa lạ - xa xa
- xa xưa – xa cách
- xa cách – xa lạ
Câu 11: (1 điểm) Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- So sánh
- Từ láy
- So sánh và nhân hóa
- Nhân hóa
3. Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 số 3
Trường Tiểu học ...................... Họ tên: Lớp : 5A…. | ĐỀ ÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 3 |
I. Đọc thầm bài văn sau:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.
Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.
(Theo HỒNG THUỶ)
I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Ở công trường.
- Ở nông trường.
- Ở nhà máy.
- Ở Xưởng
Câu 2. A-lếch-xây làm nghề gì?
- Giám đốc công trường.
- Chuyên gia máy xúc.
- Chuyên gia giáo dục.
- Chuyên gia máy ủi.
Câu 3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?
- Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.
- Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.
- Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.
- Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.
Câu 4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
- Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
- Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
- Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
- Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
Câu 5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?
- Trạng thái bình thản.
- Trạng thái không có chiến tranh.
- Trạng thái hiền hoà.
- Trạng thái thanh thản.
Câu 8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?
- Lặng yên.
- Thái bình.
- Yên tĩnh.
- Chiến tranh
Câu 9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
Cánh đồng – tượng đồng
Cánh đồng:
………………………………………………………………………………………………………………
Tượng đồng:
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “Đậu”?
………………………………………………………………………………………………………………
4. Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 số 4
Trường Tiểu học ...................... Họ tên: Lớp : 5A…. | ĐỀ ÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 4 |
I. Đọc thầm bài văn sau:
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Theo LƯU ANH
I. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5đ)
- Đánh rơi đàn.
- Đánh nhau với thủy thủ
- Bọn cướp đòi giết ông
- Tất cả các ý trên.
Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ)
- Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
- Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
- Nhấn chìm ông xuống biển.
- Tất cả các ý trên.
Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ)
- Bọn cướp nhảy xuống biển.
- Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông.
- Tàu bị chìm.
- Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.
Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5đ)
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? (1đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài? (1đ)
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hòa”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: (1đ)
Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5đ)
“Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”.
Chủ ngữ có trong câu trên là: ..........................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ)
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
………………………………………………………………………………………………………………
5. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án số 5
Trường Tiểu học ...................... Họ tên: Lớp : 5A…. | ĐỀ ÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 5 |
I. Đọc thầm bài văn sau:
QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON
Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo tiếng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.
Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Tôi ngắt một chiếc lá sồi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng chòng chành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trỏ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.
I. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?
- về nhà
- vào rừng
- ra vườn
- ra cánh đồng
Câu 2. Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?
- Cây sồi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.
- Cây sồi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước.
- Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.
- Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang ngồi chiễm chệ.
Câu 3. Những từ nào trong bài văn miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
- Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng.
- Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.
- Líu ríu, lảnh lót, vang vọng, hót đủ thứ giọng.
- Ríu rít, ngân nga, thơ dại.
Câu 4. Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?
- Một cuộc đi chơi đầy lí thú.
- Một chuyến vào rừng đầy tiếng chim.
- Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.
- Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.
Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc ?
- Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân.
- Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
- Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than.
- Chiếc xe máy của bác Nam rất “ăn” xăng.
Câu 6 . Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển ?
- Em đang đội mũ trên “đầu”.
- Bà em năm nay “đầu” đã hai thứ tóc.
- Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.
- Mỗi khi mẹ em bị đau “đầu” em thường xoa bóp “đầu” giúp mẹ .
Câu 7. Những từ ngữ nào sau đây tả chiều rộng?
- Bao la, tít tắp, xa xa, thăm thẳm.
- Mênh mông, rộng lớn, hun hút, ngoằn nghèo.
- Bát ngát, sâu thẳm, chót vót, xa xăm.
- Mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang.
Câu 8: Đặt 2 câu với từ “mắt” ; 1 câu từ “mắt” có nghĩa gốc; 1 câu từ “mắt” mang nghĩa chuyển:
a) Nghĩa gốc :
………………………………………………………………………………………………………………
b) Nghĩa chuyển :
………………………………………………………………………………………………………………
6. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 số 6
Trường Tiểu học ...................... Họ tên: Lớp : 5A…. | ĐỀ ÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 6 |
I. Đọc thầm bài văn sau:
MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN
Mùa xuân đã tới.
Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.
Theo Tô Hoài
II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, 2, 3, 4,7:
Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là:
- mưa rào.
- mưa rào, mưa ngâu
- mưa bóng mây, mưa đá
- mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ?
- Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.
- Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.
- Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.
- Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.
Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?
- Mưa phùn đem mùa xuân đến
- Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.
- Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác...
Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?
- Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.
- Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.
- Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.
Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6 : Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7 : Từ nào đồng nghĩa với "mưa phùn"?
- Mưa bụi.
- Mưa bóng mây.
- Mưa rào.
Câu 8:Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti .
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9:Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển?
………………………………………………………………………………………………………………
Tải file về máy để xem đầy đủ bộ đề thi
Bộ đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì 1 khối 5 năm học 2024 - 2025 theo chương trình mới được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải nhằm mục đích gửi đến bạn đọc những tài liệu học tập môn Tiếng Việt lớp 5 bổ ích nhất. File tải Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Ngân hàng đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì 1 lớp 5 2024 để ôn tập hiệu quả hơn.
Mời các bạn tham khảo những bộ đề thi mới nhất tại chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Trời rải mây trắng nhạt biển mơ màng dịu hơi sương sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước
Ngân hàng đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì 1 lớp 5 năm 2024-2025
Em hãy sưu tầm một số câu thơ hoặc một số lời bài hát ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam
Ai là người lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương?
Bụi mía vàng xọng đốt ngầu phấn trắng dưới sân rơm và thóc
- Chia sẻ:Mediterranean sea
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
- Nguyễn Thanh TuyThích · Phản hồi · 0 · 18/10/23
Gợi ý cho bạn
-
Top 4 Lập dàn ý Tả một đêm trăng đẹp lớp 5 siêu hay
-
Đoạn văn miêu tả cây cà chua của nhà văn Ngô Văn Phú đang bị đảo lộn trật tự các ý, em hãy sắp xếp lại
-
Đề giao lưu câu lạc bộ lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2024
-
Top 5 Tả một người ở địa phương em sinh sống ngắn gọn, hay nhất
-
Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau
-
Câu "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn." nói lên phẩm chất gì của người mẹ?
-
Top 10 Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
-
Đặt câu có hình ảnh so sánh về mặt trăng
-
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc lớp 5 (13 mẫu)
-
Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường (10 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu lớp 5
Viết một bức thư cho người thân kể về việc học tập của em trong học kì 1 (5 mẫu)
Câu "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn." nói lên phẩm chất gì của người mẹ?
Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5
Kể chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn (3 mẫu)
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Lớp 5