Ngân hàng đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì 1 lớp 5 có đáp án 2024

Ngân hàng đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì 1 lớp 5 2024 là bộ đề tổng hợp các câu hỏi có đáp án phần Đọc hiểu, Đọc thành tiếng, Luyện từ và câu, Tập làm văn có nội dung bám sát theo chương trình sách giáo khoa mới. Mời thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo và tải file về để xây dựng đề thi, ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 1 tới đây đạt kết quả cao.

1. Ngân hàng đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 - Đọc hiểu

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I

KHỐI 5 NĂM HỌC 2022-2023

ĐỌC – HIỂU

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45

- Học sinh dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, chọn câu trả lời đúng nhất.

MỨC ĐỘ 1

Câu 1: Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở đâu?

  1. Ở nông trường.
  2. Ở công trường.
  3. Ở nhà máy.
  4. Ở nước ngoài.

Câu 2: A-lếch-xây làm nghề gì?

  1. Chuyên gia máy xúc.
  2. Chuyên gia giáo dục.
  3. Chuyên gia chăn nuôi.
  4. Kỹ sư xây dựng.

Câu 3:. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

  1. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khỏe, khuôn mặt to.
  2. Bộ quần áo nông dân, thân hình vạm vỡ, khuôn mặt to.
  3. Bộ quần áo giám đốc, thân hình chắc khỏe, đẹp trai.
  4. Bộ quần áo lịch sự, mái tóc đen mượt mà.

* Bài : Em hãy đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4 và làm các bài tập sau:

Câu 4: Bài tập đọc “Thư gửi các học sinh” do ai viết:

  1. Nguyễn Du
  2. Nguyễn Trãi
  3. Đoàn Giỏi
  4. Hồ Chí Minh

Câu 5: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 là ngày khai trường lần thứ mấy của nước ta?

  1. Ngày khai trường đầu tiên
  2. Ngày khai trường thứ 2
  3. Ngày khai trường thứ 3
  4. Ngày khai trường thứ 4

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36

Câu 6: Xa- xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?

  1. Khi Mĩ gây chiến tranh với Nhật Bản.
  2. Khi Xa-xa-cô 10 tuổi.
  3. Khi Mĩ chế tạo được bom nguyên tử.
  4. Khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Câu 7: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?

  1. tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh.
  2. bằng cách nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình.
  3. vận động các bạn ở nước Nhật và trên thế giới gấp sếu giấy giúp mình.
  4. ngồi bên cửa sổ lặng lẽ ngắm nhìn hàng nghìn con sếu bay qua.

* Bài : Em hãy đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20 và làm các bài tập sau:

Câu 8: “Màu đỏ”” trong bài thơ gợi ra hình ảnh nào ?

  1. Màu máu
  2. Màu cờ Tổ quốc
  3. Màu khăn quàng đội viên
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: “Màu vàng” trong bài thơ gợi ra hình ảnh nào?

  1. Màu của lúa chín
  2. Màu của hoa cúc mùa thu
  3. Màu của nắng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

Câu 1:: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?

  1. Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham.
  2. Vì chúng cướp hết tặng vật của ông.
  3. Vì chúng đòi giết ông.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

  1. Đàn cá voi đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn.
  2. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn.
  3. Đàn cá voi xanh đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn.
  4. Đàn cá đuối khổng lồ đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn.

KÌ DIỆU RỪNG XANH

Câu 3: Những liên tưởng về cây nấm rừng của tác giả đã làm cho cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

  1. Làm cho cảnh vật trở nên kì bí, huyền diệu.
  2. Làm cho cảnh vật trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
  3. Làm cho cảnh vật trở nên mơ hồ, huyền ảo.
  4. Làm cho cảnh vật trở nên tối tăm hơn.

Câu 4: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?

  1. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp
  2. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
  3. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

ĐẤT CÀ MAU

Câu 5: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

  1. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất. Cây bình bát, cây bần quây quấn thành chòm, thành rặng. Đước mọc san sát.
  2. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất. Cây bình bát, cây bần quây quấn thành chòm, thành rặng.
  3. Cây bình bát, cây bần quây quấn thành chòm, thành rặng. Đước mọc san sát.
  4. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất.

Câu 6: Mưa Cà Mau có gì khác thường:

  1. Mưa Cà Mau là mưa dông rất đột ngột.
  2. Mưa rất phũ, chóng tạnh.
  3. Trong mua thường có cơn dông
  4. Mưa Cà Mau là mưa dông rất đột ngột, rất dữ dội nhưng chóng tạnh.

MỨC ĐỘ 2

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45

Câu 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn diễn ra như thế nào?

  1. tự nhiên, cởi mở và thân mật
  2. ngại ngùng, khó nói.
  3. nhanh chóng, gần gũi.
  4. e ngại và rụt rè

Câu 2: Nội dung chính của câu chuyện là:

  1. Ca ngợi tinh thần lao động cần cù của người nước ngoài.
  2. Ca ngợi tinh thần dũng cảm của người công nhân lái máy xúc.
  3. Ca ngợi tình cảm chân thành của một chuyên gia máy xúc nước ngoài.
  4. Ca ngợi vẻ đẹp của một chuyên gia máy xúc nước ngoài.

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36

Câu 3: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- xa-cô?

  1. Cầu nguyện cho Xa- xa-cô mau khỏi bệnh.
  2. Gởi thư thăm hỏi Xa- xa-cô.
  3. Gấp những con sếu giấy gởi cho Xa-xa-cô.
  4. Quyên góp tiền cho Xa-xa-cô chữa bệnh.

Câu 4: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?

  1. Quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
  2. Khắc dưới tượng đài dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
  3. Cả hai ý trên đều đúng.
  4. Cả hai ý trên đều sai

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

Câu 5: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

  1. Vì chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ.
  2. Vì chúng biết cứu giứp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển.
  3. Vì cá heo là bạn tốt của người.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

KÌ DIỆU RỪNG XANH

Câu 6: Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ?

  1. Làm cho cánh rừng trở nên kì bí, huyền diệu.
  2. Làm cho cánh rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
  3. Làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều thú vị và bất ngờ.
  4. Làm cho cánh rừng trở nên tối tăm hơn.

ĐẤT CÀ MAU

Câu 7: Ở Cà Mau trồng nhiều nhất là:

  1. Cây bình bát b. Cây bần c. Cây đước d. Cây thông

Em hãy đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4 và làm các bài tập sau:

Câu 8: “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tên nước ta giai đoạn nào ?

  1. Từ năm 1930 đến năm 1944
  2. Từ năm 1945 đến năm 1976
  3. Từ năm 1977 đến năm 1985
  4. Từ năm 1986 đến năm 1997

Em hãy đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20 và làm các bài tập sau

Câu 9: “Màu đen” trong bài gợi ra hình ảnh nào ?

  1. Hòn than
  2. Đôi mắt em bé
  3. Mái tóc
  4. Cả a và b đều đúng

MỨC ĐỘ 3

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45

Câu 1: Tác giả miêu tả những gì để làm nổi rõ sự giản dị, thân mật, tình hữu nghị mà A-lếch–xây dành cho anh Thủy?

  1. Nét mặt, cách ăn mặc
  2. Cử chỉ mỉm cười thân thiện, nắm chắc bàn tay anh Thủy lắc mạnh.
  3. Lời nói chân tình: Chúng mình là đồng nghiệp.
  4. Cả 3 ý trên đều đúng.

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36

Câu 1: Em hãy nêu nội dung chính của bài?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4

Câu 2: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?

  1. Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước ta.
  2. Ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
  3. Từ ngày khai trường này các em học sinh được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20

Câu 3: Vì sao bạn nhỏ lại nói rằng: Em yêu tất cả - Sắc màu Việt Nam ?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Vì các màu sắc đó đều gắn với những cảnh vật, những con người bạn yêu quý.
  • Vì bạn yêu quê hương đất nước mình

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

Câu 4: Em có suy nghĩ gì về hành động của đám thủy thủ đối với A-ri-ôn?

  1. Tham lam, độc ác.
  2. Không có nhân tính và không biết khâm phục người tài ba.
  3. Khâm phục người tài ba.
  4. Cả 2 ý a và b.

KÌ DIỆU RỪNG XANH

Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài văn?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Đáp án:

- Bài văn cho em thấy cảnh rừng rất đẹp và muốn đi tham quan rừng.

- Tác giả thật khéo léo khi miêu tả vẻ đẹp của rừng.

- Tác giả là người yêu rừng đến kì lạ mới có thể quan sát và miêu tả như vậy)

ĐẤT CÀ MAU

Câu 6: Nhà nọ sang nhà kia phải:

  1. Leo trên cầu bằng thân cây đước b. Leo trên cầu bằng thân cây bần
  2. Đi bộ d. Leo trên cầu bằng thân cây bình bát


MỨC ĐỘ 4

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45

Câu 1: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?

- Chi tiết kể về cuộc gặp gỡ giữa anh Thủy và anh A – lếch – xây. Họ rất hiểu nhau về công việc. Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mật.

- Đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây. Đoạn văn tả rất đúng về một người nước ngoài.

Hoặc tương tự

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36

Câu 2 : Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- xa-cô?

-Cái chết của bạn làm tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh.

-Bom nguyên tử, chiến tranh hạt nhân là kẻ thù của loài người. Chúng tôi sẽ đấu tranh để xóa bỏ loại vũ khí này.

-Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất.

-Tôi căm ghét chiến tranh. Tôi căm ghét những kẻ làm bạn phải chết.

-Hoặc tương tự

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu chuyện:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Đáp án: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.)

KÌ DIỆU RỪNG XANH

Câu 4 : Nêu ý nghĩa của bài văn:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Đáp án: Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng, từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng.)

ĐẤT CÀ MAU

Câu 5 : Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau?

  1. Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.
  2. Thiên nhiên Cà Mau quá khắc nghiệt, con người ở đây giàu nghị lực.
  3. Thiên nhiên và con người Cà Mau quá tuyệt vời.
  4. Thiên nhiên Cà Mau hiền hòa với những con người thông minh, có tinh thần thượng võ.

Em hãy đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4 và làm các bài tập sau:

Câu 6: Nêu nội dung chính của bài: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

* Bài : Học sinh đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20 và làm các bài tập sau:

Câu 7 : Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và cảnh vật xung quanh. Qua đó thể hiện tình yêu của bạn nhỏ với quê hương đất nước.

2. Ngân hàng đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 - Đọc thành Tiếng

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I

KHỐI 5 NĂM HỌC 2022-2023

ĐỌC THÀNH TIẾNG

* Bài 1: Lòng dân (Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 24)

Câu 1: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Đáp án: Chú cán bộ bị địch rượt đuổi.

Câu 2: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Đáp án: Dì Năm đã kịp đưa áo cho chú thay và bảo chú ngồi xuống ăn cơm, vờ coi chú là chồng dì.

* Bài 2: Đọc bài Tập đọc “Những người bạn tốt”. (Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 64)

Đọc đoạn từ “A-ri-ôn…. trở về đất liền”

Câu hỏi: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?

Đáp án: Vì thủy thủ đòi giết ông, vì không muốn chết trong tay bọn thủy thủ nên ông nhảy xuống biển

* Bài 3: Em hãy đọc bài “Thư gửi các học sinh” (sgk TV5/tập 1/trang 4) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?

Đáp án: Phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

Câu 2: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

Đáp án: Phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.

*Bài 4: Đọc bài Tập đọc “Một chuyên gia máy xúc” (SGK - TV 5 Tập 1 – Trang 45) và trả lời một trong số các câu hỏi sau:

Câu 1: Anh Thủy gặp anh A- lếch – xây ở đâu?

Đáp án: Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.

Câu 2: Dáng vẻ của A – lếch – xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

Đáp án: Anh A – lếch – xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác.

*Bài 5: Đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai ” (SGK - TV 5 Tập 1 – Trang 54, 55) và trả lời một trong số các câu hỏi sau:

Câu 1: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

Đáp án: Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.

Câu 2: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

Đáp án: Người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi.

3. Ngân hàng đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 - Luyện từ và câu

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I

KHỐI 5 NĂM HỌC 2022-2023

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỨC ĐỘ 1

Câu 1: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”?

  1. Đất nước
  2. Quốc hiệu
  3. Doanh nghiệp
  4. Quốc tịch.

Câu 2: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “thiên nhiên”?

  1. Tất cả những gì do con người tạo ra.
  2. Tất cả những gì không do con người tạo ra.
  3. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
  4. Tất cả mọi thứ không tồn tại xung quanh con người.

Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “im lặng”?

  1. Hiền lành
  2. Dũng cảm
  3. Yên ắng
  4. Bảo vệ

Câu 4: Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là “gộp lại”?

a.Hợp lệ b. Hợp lí

c. Phù hợp d. Hợp tác

Câu 5: Từ nào sau đây thuộc nhóm từ “công nhân”?

  1. Thợ cấy
  2. Đại uý
  3. Thợ điện
  4. Tiểu thương

Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hòa bình”?

  1. Chiến tranh.
  2. Xung đột
  3. Bình yên
  4. Cả a và b đều đúng.

Câu 7: Nhóm từ “giáo viên, bác sĩ, kĩ sư” thuộc chủ đề:

  1. Công nhân
  2. Doanh nhân
  3. Trí thức
  4. Quân nhân

Câu 8: Từ nào sau đây thuộc nhóm từ “trí thức”?

  1. Thợ cấy
  2. Đại uý
  3. Tiểu thương
  4. Giáo viên

Câu 9: Từ nào sau đây thuộc nhóm từ “quân nhân”?

  1. Thợ cấy
  2. Đại uý
  3. Tiểu thương
  4. Giáo viên

Câu 10: Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu: “Anh bộ đội……………trên vai chiếc ba lô con cóc”?

  1. đeo
  2. xách
  3. khiêng
  4. vác

Câu 11: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “to lớn”?

  1. Xinh xắn b. Khổng lồ
  2. Xấu xí Bé xíu

Câu 12: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hòa bình”?

  1. Chiến tranh.
  2. Đoàn kết.
  3. Yêu thương.
  4. Giữ gìn

Câu 13: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hòa bình”?

  1. Yên tĩnh.
  2. Lặng yên.
  3. Thái bình
  4. Thanh thản

Câu 14: Dòng nào dưới đây có từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”?

  1. Thanh bình, thái bình, bình yên.
  2. Bình yên, lặng yên, thanh bình.
  3. Bình thản, thái bình, hiền hòa.
  4. Bình thản, thái bình, lặng yên,

Câu 15: Trong các câu sau, từ “bay” nào là từ mang nghĩa gốc ?

  1. Bác thợ nề đang cầm cái bay trát tường.
  2. Đàn cò đang bay trên trời.
  3. Em nhìn thấy máy bay.
  4. Chiếc áo đã bay màu.

Câu 16: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “đẹp”?

  1. Xinh xắn
  2. Khổng lồ
  3. Xấu xí
  4. Bé xíu

Câu 17: Từ “răng” nào được dùng với nghĩa chuyển?

  1. Răng cưa
  2. Nhổ răng
  3. Răng hàm
  4. Khoa răng hàm mặt

Câu 18: Chọn những từ trong ngoặc thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau: (quê hương, chôn rau cắt rốn)

  1. Mỗi lúc đi xa tôi lại nhớ …………………da diết.
  2. Đó là nơi………………..của tôi.

(Đáp án:

  1. Mỗi lúc đi xa tôi lại nhớ quê hươngda diết.
  2. Đó là nơi chôn rau cắt rốncủa tôi.)

Câu 19: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu “Việc nhỏ chí lớn”?

  1. Nhỏ - lớn
  2. Việc – chí
  3. Việc nhỏ - chí lớn.
  4. Cả a và c đều đún

Câu 20: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu “Chết vinh còn hơn sống nhục”?

  1. Vinh - nhục.
  2. Chết - sống
  3. Chết – vinh, sống - nhục.
  4. Cả a và b đều đúng.

Câu 21: Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” có nghĩa là “có”?

  1. Thân hữu b. Bằng hữu
  2. Hữu nghị d. Hữu ích

Câu 22: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

  1. Mỗi bữa cháu bé ăn một bát cơm
  2. Em phải ngoan, không thì bố cho ăn đòn đấy!
  3. Ăn trông nồi, ngồi trong hướng.
  4. Cơm mẹ nấu ăn ngon quá ạ!

Câu 23: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ được in nghiêng để hoàn thành các câu sau:

  1. Một miếng khi đóibằng một gói khi .................
  2. Đoàn kết là ............................, chia rẽ là chết.

(Đáp án: a. no b. sống)

Câu 24: Từ nào đồng nghĩa với từ “thiên nhiên”?

  1. Tạo hóa
  2. Tự nhiên
  3. Tài nguyên
  4. Rừng núi

Câu 25: Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” có nghĩa là “bạn bè”?

  1. Thân hữu
  2. Hữu hiệu
  3. Hữu tình
  4. Hữu dụng

Câu 26: Từ “tớ trong câu “Theo tớ quý nhất là lúa gạo. là:

  1. Đại từ dùng để xưng hô.
  2. Đại từ dùng để thay thế.
  3. Cả a và b đều đúng.
  4. Cả a và b đều sai.

Câu 27: Trong câu“ Chích bông xà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.” Đại từ là từ:

  1. Chích bông
  2. Vườn cải
  3. Sâu bọ

Câu 28: Nhóm từ nào sau đây thuộc chủ đề “nông dân”?

  1. Thợ cấy, thợ cơ khí
  2. Thợ cấy, thợ điện.
  3. Thợ cày, thợ cấy.
  4. Thợ cấy, thợ may.

Câu 29: Tìm cặp từ trái nghĩa điền vào chỗ chấm cho phù hợp :

“Việc .......... nghĩa ..........

  1. To...bé
  2. Nhỏ...lớn
  3. Vừa...lớn
  4. To...lớn

Câu 30: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu sau:“Ba chìm bảy nổi.

  1. Ba – bảy
  2. Chìm – nổi
  3. Ba chìm – bảy nổi
  4. Cả a và c đều đúng.

Câu 31: Những từ: đỏ au, đỏ chóe, đỏ chót, đỏ lừ, đỏ lòm là loại từ nào?

  1. Nhiều nghĩa.
  2. Đồng nghĩa.
  3. Đồng âm.
  4. Trái nghĩa.

Câu 32: Tiếng nào dưới đây ghép với tiếng “đánh” được từ mang nghĩa gốc?

  1. trống
  2. đàn
  3. cờ
  4. giặc

Câu 33: Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng ?

a.Trắng bạch, trắng hồng, trắng tinh.

  1. Trắng hồng, xanh biếc, trắng tinh.
  2. Trắng hồng, trắng bạch, xanh biếc.
  3. Trắng hồng, trắng tinh, vàng ươm.

Câu 34: Tiếng nào dưới đây ghép với tiếng “đường” được từ mang nghĩa chuyển?

  1. đi
  2. quốc lộ
  3. dây
  4. Cả a và c đều đúng

Câu 35: Trong các câu chứa từ “đi” dưới đây, câu nào có từ “đi” mang nghĩa gốc?

  1. Trời trở lạnh, mẹ nhắc Lan nhớ đi tất vào chân trước khi ra ngoài.
  2. Nam đi giày cẩn thận trước khi ra khỏi nhà.
  3. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
  4. Nam đi một nước cờ khiến cho mọi người đều phải trầm trồ.

Câu 36: Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh ?

  1. Xanh biếc, xanh tươi, đỏ choé.
  2. Xanh biếc, xanh tươi, trắng bạch.
  3. Xanh biếc, xanh tươi, xanh um.
  4. Xanh biếc, , xanh tươi, đen thui.

Câu 37: Từ nào dưới đây có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”?

  1. Đồng hương b. Đồng hồ
  2. Đồng nghĩa d. Đồng chí.

Câu 38: Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa chỉ màu vàng ?

  1. Vàng tươi, vàng úa, đỏ chói.
  2. Xanh tươi, vàng tươi, vàng úa
  3. Vàng xuộm, vàng tươi, xanh biếc.
  4. Vàng tươi, vàng úa, vàng ươm.

Câu 39: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hòa bình”?

  1. Trạng thái không có chiến tranh.
  2. Trạng thái bình thản.
  3. Trạng thái hiền hòa, yên ả.
  4. Trạng thái yên lặng không có tiếng động phát ra.

Câu 40: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ được in nghiêng để hoàn thành các câu sau:

  1. Hẹpnhà ………….bụng.
  2. Trần Quốc Toản tuổi nhỏmà chí………..

(Đáp án: a. rộng b. lớn)

MỨC 2

Câu 1: Trong câu tục ngữ (thành ngữ) “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” có mấy cặp từ trái nghĩa?

a. 1 cặp b. 2 cặpc. 3 cặp d. 4 cặp

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: (nhân viên, nhân dân)

  1. Nước Việt Nam giàu mạnh, …………….. Việt Nam anh hùng.
  2. Cô ấy là một………………của công ty.

(Đáp án: a. nhân dân b.nhân viên)

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Đáp án: Đất nước, quê hương, giang sơn, …)

Câu 4: Tìm các từ đồng nghĩa với từ “bao la”:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Đáp án: Thênh thang, mênh mông, bát ngát….)

Câu 5 : Em hãy tìm các từ đồng nghĩa với từ: “Mẹ”:……………………………………

(Đáp án: má, mẹ, u, bầm)

Câu 6: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ được in nghiêng để hoàn thành các câu sau:

  1. Áo rách khéová hơn lành ………may.
  2. Kính trênnhường……………….

(Đáp án: a. vụng b. dưới)

Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: (nhân cách, nhân vật)

  1. Đó là những…………….điểm hình trong tác phẩm của ông.
  2. Anh ấy là một người sống có……………nên được mọi người yêu mến.

(Đáp án: a. nhân vật b.nhân cách)

Câu 8: Tìm và gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ “hòa bình” có trong câu sau:

  1. Đó là một miền quê thanh bình và yên tĩnh.
  2. Cuộc sống ở đó rất bình yên.

(Đáp án:

  1. Đó là một miền quê thanh bìnhvà yên tĩnh.
  2. Cuộc sống ở đó rất bình yên.)

Câu 9: Thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy ví dụ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

(Đáp án: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: mẹ, má, mạ, u, bầm ...)

Câu 10: Tìm những từ chứa tiếng “đồng” có nghĩa là “cùng”?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Đáp án: Đồng hương, đồng đội, đồng hành, đồng chí…)

Câu 11: Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

(Đáp án: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: xấu/đẹp ...)

Câu 12: Tìm và gạch chân dưới cặp từ đồng nghĩa có trong hai câu sau:

  1. Khung cảnh ở đó yên ắng một cách kì lạ.
  2. Giữa màn đem tĩnh mịch chỉ nghe tiếng ra à ơi của mẹ.

(Đáp án:

  1. Khung cảnh ở đó yên ắngmột cách kì lạ.
  2. Giữa màn đem tĩnh mịchchỉ nghe tiếng ra à ơi của mẹ.)

Câu 13: Thế nào là từ nhiều nghĩa?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

(Đáp án: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.

Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.)

Câu 14: Từ “ đứng” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

  1. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát.
  2. Đứngtrước những khó khăn, A-ri-ôn chỉ chọn con đường chết.
  3. Trời đứnggió.
  4. Hòn đảo đứngsừng sững như một cái tháp khổng lồ.

Câu 15: Tìm và gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”?

a.Chúng ta có quyền tự hào về non sông gấm vóc của ta.

b. Chúng ta cùng chung tay xây dựng gian sơn giàu mạnh.

(Đáp án:

a.Chúng ta có quyền tự hào về non sông gấm vóc của ta.

b. Chúng ta cùng chung tay xây dựng giang sơngiàu mạnh.)

Câu 16: Câu nào dưới đây có từ “đánh” được dùng với nghĩa “ xoa hoặc xát lên bề mặt một vật để vật sạch đẹp”?

  1. Chị đánh vào tay em.
  2. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng.
  3. Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.
  4. Hằng tuần, vào ngày nghỉ bố thường đánh giày.

Câu 17: Từ "chín" trong câu: "Lúa ngoài đồng đã chín vàng." và câu "Tổ em có chín học sinh." là:

a. Từ đồng nghĩa. b. Từ đồng âm.

c.Từ nhiều nghĩa. d. Từ trái nghĩa.

Câu 18: Cặp từ nào dưới đây đồng nghĩa?

  1. Leo – chạy
  2. Chịu đựng – rèn luyện
  3. Rèn luyện – luyện tập.
  4. Đứng - ngồi.

Câu 19: Tìm và gạch chân dưới những từ trái nghĩa có trong câu sau:

  1. Người dân ở đó tuy nghèo nhưng giàu tình cảm.
  2. Từ đầu đến cuối, người sai vẫn là anh ta.

(Đáp án:

  1. Người dân ở đó tuy nghèonhưng giàu tình cảm.
  2. Từ đầuđến cuối, người sai vẫn là anh ta.)

Câu 20: Tìm từ chứa tiếng “đồng” có nghĩa là những người có cùng chí hướng phấn đấu:

  1. Đồng bào
  2. Đồng chí
  3. Đồng hành
  4. Đồng hương.

Câu 21: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau.:

a, khéo léo/........ (vụng về)

b, hạnh phúc/ ... (bất hạnh)

c, sướng/……... (khổ)

d, vinh quang/... (nhục nhã)

Câu 22: Tìm những từ chứa tiếng “quốc” có nghĩa là “nước”?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Đáp án: Quốc ca, quốc kì, quốc, quốc gia, quốc huy…)

Câu 23: Tìm và gạch chân dưới những từ chỉ nghề nghiệp có trong các câu sau:

  1. Mẹ em là công nhân của một công ty dệt may.
  2. Giáo viên là nghề cao quý trong những nghề cao quý.

(Đáp án:

  1. Mẹ em là công nhâncủa một công ty dệt may.
  2. Giáo viênlà nghề cao quý trong những nghề cao quý.)

Câu 24: Tìm và gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”?

  1. Đất nước ta đang trên đà phát triển.
  2. Mời bạn đến thăm Việt Nam – quê hương tôi.

(Đáp án:

  1. Đất nướcta đang trên đà phát triển.
  2. Mời bạn đến thăm Việt Nam – quê hươngtôi.)

Câu 25: Tìm và gạch chân dưới cặp từ đồng nghĩa có trong hai câu sau:

a.Dòng sông lặng ngắt như tờ.

b. Không gian im lìm như không có tiếng động gì cả.

(Đáp án:

a.Dòng sông lặng ngắt như tờ.

b. Không gian im lìmnhư không có tiếng động gì cả.)

Câu 26: Em hãy tìm các từ đồng nghĩa với từ: “Bố”:…………………………………….

(Đáp án: ba, cha, thầy)

Câu 27: Nối các cặp từ đồng nghĩa với nhau:

bình yên

yên tĩnh

bình thản

hiu quạnh

lặng yên

thanh thản

vắng vẻ

thanh bình

( Đáp án:

bình yên -> thanh bình; bình thản -> thanh thản;

lặng yên -> yên tĩnh; vắng vẻ -> hiu quạnh)

MỨC 3

Câu 1: Các từ: ca nước, ca mổ, ca vọng cổ là những từ:

  1. Đồng âm
  2. Đồng nghĩa
  3. Trái nghĩa
  4. Từ nhiều nghĩa.

Câu 2: Viết từ đồng nghĩa với “màu trắng” để hoàn thành câu sau sao cho phù hợp:

Em bé có nước da……………

(Đáp án: Trắng hồng, trắng trẻo….)

Câu 3: Dùng từ dưới đây để đặt câu (1 câu theo nghĩa gốc, 1 câu theo nghĩa chuyển)

- Ngọt

Nghĩa gốc:………………………………………………………………………

Nghĩa chuyển:…………………………………………………………………

(Đáp án: Ví dụ:

Nghĩa gốc: Quả cam này ngọt quá!

Nghĩa chuyển: Chị ấy nói ngọt thật!)

Câu 4: Điền vào chỗ trống những từ đồng nghĩa với những từ được in nghiêng trong mỗi câu sau:

  1. Ngày nghỉ, em làm nhiều việc để đỡ đần(…………………………) cho cha mẹ (…………………………)
  2. Năm giờ chiều nay, chuyến tàu hỏa(……………………….) sẽ rời ga Hàng Cỏ.

( Đáp án: a. giúp đỡ / ba má. b.xe lửa)

Câu 5: Xác định thành phần câu sau:

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy / đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi

CN VN

và A – lếch – xây.

Câu 6: Những cặp từ nào sau đây đồng nghĩa không hoàn toàn?

  1. Ba – bố.
  2. Má – mẹ
  3. Hi sinh – bỏ mạng
  4. Xe lửa – tàu hỏa

Câu 7: Đâu là cặp từ đồng âm?

  1. câu văn/ câu thơ
  2. câu văn/ câu mực
  3. câu cá/ câu cua
  4. câu chữ/ câu từ

Câu 8: Dùng từ dưới đây để đặt câu (1 câu theo nghĩa gốc, 1 câu theo nghĩa chuyển)

- Đi

Nghĩa gốc:………………………………………………………………………

Nghĩa chuyển:…………………………………………………………………...

(Đáp án: Ví dụ:

Nghĩa gốc: Em đi bộ đến trường.

Nghĩa chuyển: Em đi dép quai hậu đến lớp.)

Câu 9: Đâu là cặp từ đồng âm?

  1. hòn đá/ núi đá
  2. cối đá/ đá tảng
  3. đá cuội/ đá bóng.
  4. tượng đá / hòn đá

Câu 10: Tìm một từ trái nghĩa với từ “ hòa bình” và đặt câu với từ vừa tìm được.

………………………………………………………………………………………

VD: Chúng em yêu hòa bình và ghét chiến tranh.

Câu 11. Nối các thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B:

A

B

1. Chịu thương chịu khó

a. Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.

2. Dám nghĩ dám làm

b. Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc.

3. Uống nước nhớ nguồn

c. Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ

4. Trọng nghĩa khinh tài

d. Mạnh dạn, táo báo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện.

(Đáp án: 1 -> c 2 -> d 3 -> a 4 -> b)

Câu 12: Các từ “hi sinh, chết, bỏ mạng” là những từ đồng nghĩa hoàn toàn. Đúng hay sai?

a. Đúng b. Sai

Câu 13: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

A

B

1 .Cánh đồng lúa quê em rộng

a. vắng vẻ

2. Con hẻm này xưa nay vốn

b. bao la

3. Ngọn nến ấy thật

c. dịu dàng

4. Cô ấy thật

d. lung linh

( Đáp án: 1-> b 2 -> a 3 -> d 4 -> c)

Câu 14: Điền vào chỗ trống những từ đồng nghĩa với những từ được in nghiêng trong mỗi câu sau:

  1. Tất cả bệnh nhân(…………………………) ở phòng này đều được chăm sóc chu đáo (…………………………)
  2. Muốn đạt kết quả tốt, chúng ta phải siêng năng (……………………….) học tập.

( Đáp án: a. người bệnh, tận tình/ân cần. b. Chăm chỉ)

_________________________________________________________________

MỨC 4

Câu 1: Tìm những tục ngữ, thành ngữ có nghĩa “coi trọng bản chất hơn hình thức”?

  1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
  2. Người ta là hoa của đất.
  3. Trọng nghĩa khinh tài.
  4. Cả a và c đều đúng.

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa với nhau về phẩm chất?

  1. Vui vẻ / buồn bã
  2. Đứng / ngồi
  3. Hiền lành/độc ác
  4. Ngẩng đầu/cao lớn

Câu 3: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào liên quan đến “hữu nghị”?

a.Bốn biển một nhà.

  1. Hẹp nhà rộng bụng.
  2. Xấu người đẹp nết.
  3. Việc nhỏ chí lớn.

Câu 4: Tìm những cặp từ trái nghĩa với nhau về hình dáng?

  1. Cao / thấp
  2. Bé nhỏ / cao lớn.
  3. Vạm vỡ/ gầy còm.
  4. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 5: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào liên quan đến “hợp tác”?

  1. Bốn biển một nhà.
  2. Kề vai sát cánh.
  3. Xấu người đẹp nết.
  4. Việc nhỏ chí lớn

Câu 6: Em hãy chỉ ra từ “mặt trời” nào trong câu mang nghĩa gốc? Từ “mặt trời” nào trong câu mang nghĩa chuyển?

  1. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
  2. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Đáp án: mặt trời ở câu 1 mang nghĩa gốc, mặt trời ở câu 2 mang nghĩa chuyển)

Câu 7: Tìm những cặp từ trái nghĩa với nhau về trạng thái?

a.Cao / thấp

b.Vui/ buồn

c.Vạm vỡ/ gầy còm.

d.Cả a, b, c đều đúng

Câu 8: Đặt hai câu để phân biệt các từ đồng âm “đồng”.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: Cờ

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 10: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa và gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa ấy.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 11: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: Bàn

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 12: Điền vào chỗ trống 4 từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của con người:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

( Đáp án: trồng rừng, giữ sạch bãi biển, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch nguồn nước sông, suối….)

Câu 13: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới cặp từ đồng âm ấy.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 14: Theo truyện “Con Rồng cháu Tiên” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 27) vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là “đồng bào” ?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

( Đáp án: Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.)

4. Ngân hàng đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 - Tập làm văn

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I

KHỐI 5 NĂM HỌC 2022-2023

TẬP LÀM VĂN

* Thể loại: Tả cảnh

Đề 1: Em đã từng được đi chơi ở công viên. Em hãy tả cảnh một buổi sáng trong công viên.

Đề 2: Ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng cho các thành viên trong gia đình em mà nó còn chứa đựng biết bao kỉ niệm êm đềm của mỗi người. Em hãy tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).

Đề 3: Em đã được tham quan nhiều cảnh đẹp của đất nước. Em hãy tả một cảnh đẹp mà em thích nhất.

Đề 4: Hằng ngày em thường đi trên con đường từ nhà em tới trường. Em hãy tả con đường quen thuộc ấy.

Đề 5: Em đã từng được chứng kiến rất nhiều cơn mưa. Em hãy tả một cơn mưa mà em ấn tượng nhất.

Đề 6: Trường học là nơi thầy cô, bạn bè mang đến cho em bao điều hay. Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm học qua.

Đề 7: Em đã từng được đến nhiều khu vui chơi, giải trí. Em hãy tả cảnh một khu vui chơi, giải trí mà em thích nhất.

Đề 8: Em hãy tả cảnh một bãi biển mà em thích nhất.

Đề 9: Em hãy tả cảnh một dòng sông.

Đề 10: Em hãy tả cảnh khu phố nơi em ở vào đêm trung thu nhộn nhịp.

Trên đây là Ngân hàng đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì 1 khối 5 năm học 2022 - 2023. Mời các bạn tham khảo và tải file về máy để sử dụng cho thuận tiện hơn.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo những bộ đề thi mới nhất tại chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 2.244
0 Bình luận
Sắp xếp theo