(Siêu hay) Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh

(Siêu hay) Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh sẽ mang đến những câu chuyện về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh ngắn gọn, siêu hay, giúp các em học sinh lớp 5 hoàn thành tốt tiết Kể chuyện đã nghe, đã đọc Lớp 5 Tuần 5 - SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 48. Các em cùng tham khảo nhé!

1. Những câu chuyện về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh

Những câu chuyện về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh, về ước vọng hòa bình hay mà các em có thể lựa chọn cho bài văn kể chuyện của mình: Ước vọng hòa bình của tuổi thơ, Chuyện kể về Bác Hồ, anh hùng Văn Ngọc Bé, Kim Đồng, Vừ A Dính, Lý Tự Trong, Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai...

2. Dàn ý Kể một câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh

- Giới thiệu câu chuyện (đọc ở đâu hoặc nghe ai kể, tên câu chuyện là gì, câu chuyện nói về ai, về việc gì,...)

- Kể diễn biến câu chuyện, tập trung vào những tình tiết thể hiện ước vọng hòa bình, tinh thần chống chiến tranh.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện

3. Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh

Một trong những câu chuyện ngợi ca hòa bình, chống chiến tranh ấn tượng, để lại những rung động sâu sắc nhất là Ước vọng hòa bình của tuổi thơ mà mình đọc được trên báo Khăn quàng đỏ.

Chuyện kể rằng: ở lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, có bạn tên là Trần Ngọc Kiên Giang khi xem tivi của chương trình VTV3 phát sóng, bạn thấy xuất hiện một cô bé có gương mặt thật dễ thương tên là Na-ka-mu-ra - tác giả của bức tranh Tác hại của chất phóng xạ từ hai quả bom nguyên tử mà Đế quốc Mĩ đã ném xuống đất nước Nhật trong thế Chiến thứ hai. Na-ka-mu-ra sinh ra đã bị tật nguyền. Hai chân của bạn không lành lặn như người bình thường. Được cái, trời phú cho bạn một năng khiếu đặc biệt: năng khiếu hội họa. Ngay từ khi vào học những lớp đầu cấp Tiểu học, bạn đã nối tiếng với những bức tranh về Màu xanh của em được tuổi thơ của cả thế giới khâm phục. Và bây giờ, Na-ka-mu-ra đang học lớp cuối cấp bậc Tiểu học, nghe tin Mĩ phát động chiến tranh tại Iraq - một cuộc chiến tranh đẫm máu mà cả nhân loại đang lên án. Hàng trăm ngàn người dân vô tội đã bị bom đạn Mĩ giết chết, Na-ka-mu-ra đã vẽ bức tranh Tác hại của chất phóng xạ nhằm để phản đối chiến tranh. Một lần nữa, tuổi thơ của nhân loại lại hết sức khâm phục và ngưỡng vọng Na-ka-ma-ra. Bạn Trần Ngọc Kiên Giang đã viết một bức thư gửi cho Na-ka-mu-ra bày tỏ sự ngưỡng vọng của mình. Bức thư mà Kiên Giang viết có nội dung như sau: “Bức tranh của bạn mang một thông điệp thật lớn lao: Phản đối chiến tranh và ước vọng của tuổi thơ được sông trong hòa bình, hạnh phúc. Mình rất thích môn vẽ Na-ka-mu-ra ạ! Bạn là một cô bé đang vượt lên trên sô' phận của mình đây. Tác hại cua chât phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường như chúng mình. Nhưng ý chí và nghị lực của bạn, ước mơ của bạn thật đáng cho trẻ em trên toàn thế giới khâm phục. Bức thư này, mình muôn bày tỏ sự cảm phục của mình đối với bạn và muốn làm quen với bạn. Để từ đây, chúng mình có thê trao đổi với nhau qua những bức thư ngắn ngủi như thế này. Mình xin dừng bút đây. Chúc bạn thành công trên con đường hội họa”.

Câu chuyện mà mình đọc được là thế đấy. Có lẽ sắp sửa tới đây, mình cũng như Kiên Giang sẽ cô gắng vẽ một bức tranh về ước vọng hòa bình của tuổi thơ chúng mình, góp cùng Na-ka-mu-ra chặn đứng chiến tranh, đế trái đất chúng mình được sống trong hòa bình hạnh phúc.

4. Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh

Nội dung dưới đây do HoaTieu.vn sưu tầm và chỉnh sửa, các em học sinh chỉ nên lấy làm tài liệu tham khảo.

Hôm nay em xin kể cho cô và các bạn nghe một câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh mà em vô cùng yêu thích. Đó là Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai - Câu chuyện kể về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi cùng vị lãnh tụ vĩ đại của họ - Nelson Mandela: Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

Chuyện kể rằng:

Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương, nhưng cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác-thai.

Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng,... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút quyền tự do, dân chủ nào. Bất bình với chế độ a-pác-thai, người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng.

Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, Mandela lúc này đã tốt nghiệp đại học và trở thành luật sư. Ông mở văn phòng luật sư đầu tiên của người da đen ở Gohannêsbớc để giúp đỡ về luật pháp cho những người dân da đen.

Từ năm 1952, phong trào đấu tranh phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của nhân dân da đen Nam Phi phát triển mạnh mẽ. Mandela với lòng nhiệt tình và tài năng của mình đã trở thành người tổ chức của phong trào. Sau đó ông được bầu làm Phó Chủ tịch của ANC. Từ đó, Mandela bắt đầu cuộc đời hoạt động chính trị với tư cách là lãnh tụ người Phi.

Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của nhân dân Nam Phi nhận được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi.

Ngày 17-6-1991, chính quyền Nam Phi buộc phải hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Ngày 27/4/1994, một cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi và lần đầu tiên một người da đen, ông Nelson Mandela đã thắng cử và trở thành Tổng thống đất nước này. Chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh đã chấm dứt trước khi nhân loại bước vào thế kỉ XXI.

Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình
Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình

Đọc thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Nelson Mandela: Tổng thống da mà đầu tiên của Nam Phi tại bài viết sau:

5. Kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình

Chiến tranh đã qua đi hàng chục năm nhưng những nỗi đau và những mất mát mà nó đã để lại thì không thể nào xóa nhòa. Giới trẻ ngày nay không phải sống trong chiến tranh nên không thể hiểu được những mất mát đau thương ấy. Tuy vậy nhưng những câu chuyện thời chiến vẫn luôn mang đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa về tội ác của chiến tranh và niềm khao khát hòa bình. Ông ngoại đã từng kể cho em về người anh hùng Văn Ngọc Bé, người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập, tự do.

Khi ấy, phía địch có kế hoạch tấn công doanh trại của quân ta, thế nhưng tình hình lại trở nên khá im ắng, không có động tĩnh gì. Chị cơ sở đi về báo tin không có địch càn. Mọi người thở phào tiếp tục bàn kế sách đánh địch. Nhóm bảo vệ chia làm hai canh gác hai đầu. Thế nhưng, thật bất ngờ, hai tốp thám báo giả dạng thường dân, súng ống đeo dọc thân người bỗng từ đâu xuất hiện ngay trên con đập trước nhà. Không kịp nữa rồi! Một loạt trung liên vang lên, khi đó đồng chí Bé bị đạn găm nát hai chân, người đầy thương tích. Mọi người nhanh chóng đáp trả địch bằng súng AK dập tắt ổ trung liên của đối thủ. Địch đột nhiên rút quân. Tình hình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng yêu cầu chúng phải lập tức rút quân để bảo toàn lực lượng. Đồng chí Văn Ngọc Bé đã có ý kiến làm cho những người có mặt hôm ấy đều nhói lòng: "Tôi nguyện hi sinh để đánh giặc, Tất cả súng đạn của tôi các đồng chí hãy mang đi. Hãy mở khuy hai quả đạn rồi móc vào tay tôi, nếu bọn chúng vào, tôi sẽ chết cùng chúng. Các đồng chí hãy nhanh chóng đi đi!".

Nghe đồng chí Bé nói vậy, mọi người đều không đồng ý. Nhưng địch đã nhanh chóng quay trở lại. Trước tình hình quá nguy cấp, nếu ở lại tất cả sẽ cùng chết. Cuối cùng tất cả làm theo lời đồng chí Bé. Trong ngôi nhà lá bé nhỏ, cạnh chiếc cối xay lúa là người đồng đội quyết tử. Xung quanh ngôi nhà chỉ có chuối và tre hóp bốn bề. Trước sân có một con mương chảy qua. Họ lội đi trong sình lầy, trong tre hóp, trên đầu máy bay OV10, "Rọ gáo" bay rà rà. Anh em rẽ hóp mà đi, lòng đau nhói…".

Và khi họ vừa đi khuất thì bọn thám báo quay trở lại. Hai chân nát bươm, máu chảy quá nhiều đến kiệt sức, đồng chí Văn Ngọc Bé đã không kịp làm điều mình ấp ủ là nổ tung hai quả lựu đạn trên tay cùng với quân thù. Anh nằm sấp, úp mặt xuống mảnh đất quê hương đau thương, trên lưng găm nhiều mảnh đạn thù. Liệt sĩ Văn Ngọc Bé đã cùng với nhiều cán bộ chiến sĩ khác của đơn vị đã dùng máu của mình góp phần viết nên bản tráng ca bất tử của lòng dũng cảm giành lại nền hòa bình cho dân tộc, nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của Anh hùng Văn Ngọc Bé.

Anh đã hi sinh một cách oai hùng. Không có anh, chúng ta sẽ không có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Noi gương anh, chúng em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

6. Kể lại một câu chuyện chống chiến tranh

Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều tấm gương anh dũng đã nằm xuống để đổi lấy hòa bình của dân tộc. Trong đó, không thiếu những anh hùng tuổi còn rất nhỏ, nhưng công lao bỏ ra lại chẳng kém cạnh ai. Tiêu biểu cho những tấm gương đó chính là anh Kim Đồng, một chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi còn rất nhỏ. Câu chuyện về tuổi thơ của anh Kim Đồng đã thể hiện được rõ tuổi trẻ nhưng chí lại chẳng nhỏ. Đặc biệt, hình ảnh cậu bé 14 tuổi ngã xuống đã làm rung động rất nhiều người.

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở Cao Bằng, anh là một chiến sĩ nhỏ tuổi, một trong những thành viên đầu tiên của Đội thiếu niên Tiền Phong. Những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, cuộc sống của nhân dân khắp nơi đều khổ cực. Thương nhà, hận giặc, tuy chỉ mới rất nhỏ tuổi nhưng Kim Đồng đã tham gia hoạt động cách mạng. Anh được giao nhiệm vụ làm giao liên, đưa đón những cán bộ chiến sĩ và gửi thư từ.

Một câu chuyện nhỏ vô cùng thú vị về Kim Đồng được Tô Hoài ghi lại khi anh vẫn còn nhỏ là giai đoạn đầu hình thành nên tinh thần căm hận kẻ thù. Truyện Kim Đồng được Tô Hoài ghi lại dưới dạng tác phẩm truyện ngắn, những câu đối thoại và cả khung cảnh, nhân vật đều vô cùng chân thực. Dường như, Tô Hoài đã chính mắt chứng kiến được câu chuyện về người thanh niên trẻ tuổi và dũng cảm đó.

Câu chuyện bắt đầu khi vẫn còn sớm, khi ba và má của anh vẫn còn sống và khỏe mạnh. Một ngày, bọn lính vào nhà và bắt bố đi lao động. Ba mẹ con ở nhà, tuy còn bé nhưng hai anh em đã biết làm việc giúp mẹ và quan tâm mẹ. Đợi mãi, nhưng Tết ba vẫn chẳng về. Mẹ mới sai hai anh em mang đôi vịt to ra chợ bán, nếu bố về thì vịt nhỏ lớn lên là vừa. Nghe lời mẹ, hai anh em ôm theo đôi vịt dắt nhau ra chợ bán. Anh hai vào trước, bảo Dền đợi anh ở ngoài. Có hai tên lính tới, bắt mất vịt của Dền, bảo mang đi biếu quan. Dền vừa khóc vừa đánh chúng, nhưng chẳng thể đánh lại được. Vừa lúc anh trai đi ra, hai người liền chạy theo để toan đòi lại vịt. Nhưng chẳng tìm được bọn chúng, khắp nơi đều là bọn lính đi giày da, gọi không ai nghe, kêu không ai thấy. Vậy là, trong lời khuyên của các bá gần đó, hai anh em buồn tủi tay trắng ra về.

Dền tuổi tuy còn nhỏ nhưng lại có sự dũng cảm mà lứa tuổi đó chẳng có được. Anh sẵn sàng đánh lại bọn lính giặc, biết đề phòng bọn xấu xa từng bắt bố mình đi. Chi tiết này có thể được xem là những nguyên nhân khiến cho người anh hùng nhỏ tuổi nuôi lòng căm hận và biết được rằng, sức mạnh của mình không để đánh lại bọn chúng. Câu chuyện về nhân vật anh Kim Đồng đã khiến cho thế hệ trẻ ngày nay khi đọc truyện ý thức được hoàn cảnh sống khó khăn của người dân, cũng thấy được một anh Kim Đồng dũng cảm và mạnh mẽ. Ngày nay, thử hỏi có ai gan dạ và dũng cảm được như cậu bé mười bốn đó?

Anh Kim Đồng là một nhân vật có thực không phải hư cấu, là một người lính cũng là một tấm gương cho hàng triệu thanh thiếu niên noi theo. Qua đây, ta cũng biết ơn những người lính anh dũng đã hy sinh để bảo vệ nền hòa bình của dân tộc. Thế hệ trẻ cần biết ơn, ghi nhớ công lao của họ.

Kể câu chuyện về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh
Kể câu chuyện về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh

7. Kể câu chuyện về hòa bình hữu nghị

Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa trước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.

Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ trưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. Bước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ tướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ tướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:

- Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.

Tươi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ tướng Nêru:

- Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Nghe Bác nói, Thủ tướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:

- Thưa Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.

Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.

Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư­ luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: Đây là cánh cửa hoà bình.

Theo 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

8. Kể lại một câu về Tấm gương bảo vệ hòa bình

Trong những câu chuyện về năm tháng kháng chiến chống Mỹ, em rất xúc động trước câu chuyện về nhà sư Thích Quảng Đức.

Chuyện xảy ra, khi nhân dân ta đang phải sống dưới chính quyền Mỹ Ngụy do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Hắn không chỉ đàn áp, bóc lột nhân dân ta một cách tàn bạo. Mà còn đưa ra các chính sách kì thị Phật giáo - một tôn giáo đã tồn tại ngàn đời nay ở dân tộc ta. Các tăng ni, phật tử thường bị lính bắt bớ vô tội vạ, khiến lòng dân phẫn uất. Đặc biệt trong chương trình Phật Đản tháng 4 Âm lịch, Ngô Đình Diệm còn dám cho lính vào đàn áp, gây ra cái chết thương tâm của 8 vị phật tử. Hành động táng tận lương tâm ấy của chính quyền Ngô Đình Diệm là hành vi gây chiến tranh với chính nhân dân mình, đồng thời cũng trở thành lưỡi dao của đế quốc Mỹ hòng phá hoại truyền thống văn hóa của dân tộc. Để ngăn cản điều này, thầy Thích Quảng Đức đã quyết định tự thiêu ngay ngã tư thành phố Sài Gòn. Thầy ngồi kết ấn, điềm tĩnh châm lửa, trở thành ngọn đuốc sống vạch trần sự độc ác, tàn bạo của chính quyền tay sai. Vị cao tăng ấy đã dùng tính mạng của mình để soi sáng, mở đường cho Phật Pháp, cho văn hóa truyền thống dân tộc ngàn đời nay vùng dậy, cùng dân tộc chống lại lũ ngoại xâm, bán nước.

Câu chuyện về thầy Thích Quảng Đức giúp em thêm hiểu về những năm tháng lịch sử cam go. Không chỉ các chiến sĩ bộ đội trên chiến trường, mà cả những người dân ở hậu phương, những người Phật tử cũng đã tham gia chống chiến tranh theo cách của mình. Thật đáng trân trọng và tự hào biết bao nhiêu.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Tiếng Việt 5 - Lớp 5 chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 2.582
0 Bình luận
Sắp xếp theo