Câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên là đề bài câu 1 trang 122 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều phần Đọc sách báo. HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý giải bài tập chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Đọc sách báo về trật tự, an ninh trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
1. Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Câu chuyện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Chú bé có tài mở khoá
Tác phẩm "Chú bé có tài mở khóa" của cố nhà văn Nguyễn Quang Thân được tái bản sau hơn 30 năm ra mắt. Truyện thuộc thể loại phiêu lưu, mở đầu bằng tình tiết cậu bé Nam ở quê ra tỉnh chơi. Bố đi vắng, Nam trở nên bơ vơ. Cậu làm quen với Hùng "lé" - một chú bé có biệt tài mở khóa. Sau một lần, khu tập thể Nam bị trộm, cậu bị bọn lưu manh bắt cóc. Hùng "lé" giúp Nam trốn khỏi hang ổ bọn cướp nhưng bản thân Hùng lại sa vào tay một bọn gián điệp kiêm buôn lậu, cầm đầu là tên trùm có biệt danh Cóc Vàng. Hùng bị cuốn vào những cuộc phiêu lưu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Đến khi gặp công an, Hùng mới hiểu thêm về bản thân, biết mình là con một liệt sĩ, Cóc Vàng là kẻ trước đây đã giết bố Hùng. Trong truyện, nhân vật Hùng "lé" đuợc nhiều thế hệ khán giả yêu thích. Cậu bé có những tính xấu như ham chơi, ngại học nhưng là một thiếu niên lương thiện. Dù gặp cảnh khó khăn, sa vào tay bọn lưu manh, phải làm việc bất lương, Hùng luôn day dứt, muốn về với cuộc sống bình thường, đoàn tụ gia đình. Độc giả nhí có thể học ở Hùng tính táo bạo, lòng tự tin, sự tháo vát, nhất là sự thông cảm với nỗi bất hạnh của người khác. Sách từng đoạt giải văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985.
Câu chuyện về người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh
Mời các bạn lắng nghe câu chuyện về một người anh hùng, người tỏa sáng trong cộng đồng của chúng ta - anh Chắng Vòng Phẩu, người đứng đầu tổ dân phố số 56, tọa lạc tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM. Anh là một phần quan trọng của đội dân phòng thuộc phường Hòa Thạnh và đã đóng góp không ít vào việc duy trì an ninh và trật tự trong khu vực.
Suốt nhiều năm, anh Phẩu không chỉ tham gia tích cực vào các hoạt động tuần tra và bảo vệ an ninh cộng đồng, mà còn đứng đầu các nỗ lực để đưa hàng trăm thanh niên bị nghiện điều trị và tái hòa nhập xã hội. Hôm nay, phường Hòa Thạnh không còn phải đối mặt với tình trạng nghiện ngập như trước. Anh đã phải đưa ra nhiều phương thức khác nhau để thuyết phục và "nắm bắt" các thanh niên này, từ việc thuyết phục nhẹ nhàng đến "đe dọa" nếu cần. Khi gia đình của người nghiện đồng ý, anh sẽ tự mình đón họ và đưa đến các trung tâm cai nghiện ở các tỉnh xa như Bình Dương, Lâm Đồng, Đắklắk... Không ai biết tại sao anh lại thành công đến vậy trong việc này, nhưng tiếng lành của anh đã lan tỏa và bất kỳ gia đình nào có con mắc chất kích thích cũng tìm đến anh Phẩu để nhận sự giúp đỡ.
Hàng ngày, anh Phẩu còn phải đứng ngoài nắng trong vài giờ đồng hồ, thực hiện nhiệm vụ làm "cảnh sát giao thông" để kiểm soát lưu thông và giảm tắc nghẽn giao thông trong khu vực phố. Ngoài ra, anh cũng tham gia cùng cảnh sát khu vực trong việc truy quét và bắt giữ những đối tượng buôn bán và lưu trữ ma túy. Trong một dịp đi tuần tra đêm, anh đã phát hiện một kẻ nghi ngờ là tên cướp. Anh tiếp cận kẻ này bằng những kỹ năng "lỏm" mà anh học được từ các cảnh sát, và tên cướp đã thú tội và khai sạch.
Anh Chắng Vòng Phẩu đã được trao hơn 60 bằng khen trong những năm qua, với điểm nhấn là các giải thưởng từ ủy ban Nhân dân thành phố, quận, Thành đoàn, và Công an thành phố vì những thành tựu xuất sắc trong việc bắt giữ tội phạm và truy quét các hoạt động tội phạm. Mặc dù đã bước sang tuổi 30, anh vẫn được cộng đồng tin tưởng bầu làm tổ trưởng tổ dân phố số 56, và anh được coi là một trong những tổ trưởng trẻ tuổi nhất tại TP.HCM.
Bài thơ Khúc bảy – tác giả Thanh Thảo
Chúng tôi không mệt đâu
Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!
Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ
Nhiều đổi thay như một thoáng mây
Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó
Ngậm im lìm một cọng cỏ may..
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em..
Bài thơ Chú công an - tác giả Phạm Vân Anh
Vầng trăng trên trời vằng vặc
Soi đường tuần tra đêm nay
Những vì sao lấp lánh bay
Tinh nghịch đậu vai các chú.
Nhà nhà chìm vào giấc ngủ
Hoa cau dịu tỏa hương lành
Các chú thức cùng đom đóm
Qua đêm dài tới bình minh.
Ai vắng nhà quên khóa cửa
Chú nhắc giữ gìn an ninh
Xóm nào xảy ra tranh cãi
Chú đến hòa giải phân minh.
Những hộ neo đơn nghèo khó
Chú luôn thăm hỏi ân cần
Thanh niên có anh ngỗ ngược
Chú gặp, khuyên răn tận tình.
Cảnh phục tươi như sắc nắng
Quân hàm thắm đỏ màu hoa
Ai cũng cảm ơn các chú
Giữ bình yên cho mọi nhà.
Bài thơ Anh chiến sĩ an ninh - tác giả Lê Đức Thọ
Thân mến tặng anh em cán bộ và chiến sĩ CAND
Một cuộc chiến tranh thầm lặng
Không thời gian và không có cả không gian.
Trước mặt, sau lưng, đâu cũng là trận tuyến,
Máu không đổ, mà vô cùng quyết liệt.
Tìm kẻ thù để kết bạn làm thân.
Vũ khí trong tay, gái đẹp, tiền hàng,
Mà lợi hại còn hơn súng đạn;
Bạn bỗng hóa thành thù, biến kẻ thù thành bạn
Lấy đối phương mà quật ngã đối phương,
Thủ đoạn này đây thâm độc khôn lường
Những kỹ thuật tinh vi, vô hình, vô ảnh,
Theo dõi quanh mình không biết đâu mà tránh,
Hở một giây, tai nghe, ắt thấy đủ điều.
Bám bên mình, như theo sát gót người yêu,
Lỡ một chút, tai bay vạ gió.
Giở lắm trò yêu ma quỷ kế,
Bị mắc lừa vào bẫy gỡ không ra.
Chỉ một phút sai lầm, đang thắng hóa thành thua.
Cuộc sống tạm thời còn khó khăn, tiêu cực.
Không bỏ lỡ thời cơ địch đang tận dụng,
Thò bàn tay vào khắp chốn khắp nơi,
Phá hoại hòa bình, no ấm, vui tươi.
Anh đứng trước một “trận đồ bát quái”;
Bao trắc trở tưởng chừng không vượt nổi.
Vũ khí chính trong anh là khối óc trái tim,
Biết nghĩ suy, biết yêu ghét, căm hờn;
Lấy tai mắt nhân dân làm chỗ dựa;
Sức mạnh đó địch không sao có được,
Gặp khó khăn không ăn non, bỏ dở nửa chừng,
Đầy nhiệt tình dũng cảm khôn ngoan,
Lắm mưu trí phá tan địch thủ.
Giành chủ động từng giờ từng phút.
Bắt thật nhanh những biến đổi hằng ngày,
Để linh hoạt kịp thời, đối phó được ngay
Không bị động trước mưu sâu kế hiểm.
Đánh ngã địch nhằm vào chỗ yếu.
Phối hợp nhịp nhàng chiều rộng lẫn chiều sâu.
Phòng ngự, tấn công gắn chặt với nhau,
Tạo thế trận thật là vững chắc.
Muốn thắng địch phải có tài tổ chức,
Mạng lưới giăng, trải rộng khắp trong ngoài.
Lưới rách chỗ nào, cá vọt ra ngay,
Không có lưới, cá tha hồ vùng vẫy.
Những kinh nghiệm hay không mấy ai chỉ dạy.
Tự rèn mình trên mỗi bước đường đi.
Phải động não nhiều trong những lúc nghĩ suy.
Công tác khẩn trương, biết bao phương án,
Thần kinh anh suốt ngày đêm căng thẳng.
Có lắm khi mất ngủ, quên ăn.
Đôi mắt anh trong sáng đã thâm quầng
Phụ cấp làm đêm, đâu đủ tiền mua bát phở,
Chưa hết tháng, lương không còn một đồng dính túi
Bữa cơm rau với mấy quả cà,
Đi làm về phải nuôi lợn tăng gia,
Cũng cải thiện được một phần cuộc sống.
Bộ quần áo nhuộm màu mưa nắng.
Chiếc xe anh, xích líp đã mòn,
Người bạn đường gắn bó lâu năm,
Nay lạch cạch, không kịp theo đối tượng.
Anh làm việc âm thầm, trong bóng tối
Nhưng xa hoa không thay đổi được lòng anh
Giản dị như xưa với cuộc sống trong lành.
Biết trọng nghĩa, khinh tài, coi thường cái chết,
Vào hang cọp, để mà bắt cọp,
Đã mấy ai biết rõ được tên anh,
Thay hình đổi dạng, hết bí số lại bí danh.
Năm tháng trôi qua nghìn vất vả,
Chí kiên định trước những đòn đánh trả,
Vẫn một lòng son sắt thủy chung.
Trái tim anh đỏ rực căm hờn.
Mặc gian khổ có bao giờ lùi bước.
Thắng trận này, lao ngay vào trận khác,
Say đắm, miệt mài không mấy lúc nghỉ ngơi.
Pháo giao thừa đã nổ trước nhà ai.
Anh len lỏi trong đêm khuya gió lạnh,
Giữ cho đời một cuộc sống yên vui.
Trời sáng rồi, đào nở thắm cành tươi.
(Xuân 1985)
2. Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên
Bài báo về cảnh sát hình sự bắt cướp
Bài báo Nghe cảnh sát hình sự kể chuyện bắt cướp đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 10/10/2012, nội dung cụ thể như sau:
Đang công tác "ngon lành" ở Đội CSGT, Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM), đại úy Lâm Tiến Đức (36 tuổi) tự nguyện xin về Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, bởi máu mê săn bắt cướp.
Nhìn thấy anh lên xe chuẩn bị cho trận chiến mới, chúng tôi thầm nghĩ: dường như anh sinh ra là để săn bắt tội phạm.
Tôi với anh Đức biết nhau khá lâu từ lần anh tham gia giao lưu gương điển hình phố phường, được truyền hình trực tiếp.
Niềm đam mê, yêu nghề của anh luôn làm mọi người thán phục. Đức vốn là con một, bố mẹ là giáo viên. Vừa tốt nghiệp phổ thông, anh nộp đơn xin vào ngành công an. Hiểu tính con, bố mẹ cũng chiều anh.
Không ít lần tôi làm về khuya thấy anh đi lang thang một mình trên đường với bộ đồ cũ kỹ, trông chẳng khác người chạy xe ôm. Anh cười nói: “Buồn quá, ngủ không được nên rảo xe đi tuần cho vui”. Nếu ai không biết công việc của anh thì chắc chắn họ nghĩ anh là người không bình thường.
Cũng giống như đồng nghiệp thường trêu đùa anh bị... “khùng”, vì đang công tác ổn định, công việc nhẹ nhàng bên Đội CSGT lại chuyển qua cảnh sát hình sự đặc nhiệm (CSHSĐN - Công an Q.Bình Thạnh), vốn cực khổ và đầy hiểm nguy.
Chuyển qua môi trường làm việc mới, chuyện lái xe, bắn súng đối với anh không khó, nhưng anh phải mất nhiều thời gian để học hỏi cách nhận dạng nghi phạm; tra cứu hồ sơ, lý lịch của các băng nhóm, từng đối tượng cụ thể..., để phục vụ tốt hơn cho việc SBC.
Công việc của điều tra viên phải tốn nhiều thời gian điều tra, truy tìm chứng cứ khám phá án; còn lính SBC trong chớp nhoáng phải lên kế hoạch triệt phá ngay trên đường lúc đeo bám, cách thức vây bắt, giao nhiệm vụ cho từng người truy đuổi truy bắt…
Sinh ra để săn bắt tội phạm
Nhắc đến thành tích bắt cướp của anh Đức, nhiều đồng đội tỏ ra nể phục. Dù là CSHSĐN cấp quận, nhưng đồng đội ở cấp TP và các quận, huyện khác đều biết tên tuổi anh.
Mỗi năm trung bình anh bắt hàng trăm tên tội phạm các loại và anh đã chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần trong lúc truy bắt tội phạm; đầu, tay chân, mặt mũi đều bị sứt mẻ.
Có lần anh cùng đồng đội đi tuần tra ngang qua siêu thị Co.op mart Đinh Tiên Hoàng, phát hiện 2 tên cướp giật dây chuyền của một phụ nữ vừa từ siêu thị đi ra. Anh liền quay xe đuổi theo, nhưng bọn cướp cứ tưởng anh là người đi đường nên tỏ ra xem thường. Chúng cứ đưa sợi dây chuyền cướp được trước mặt hòng chọc tức anh. Thấy Đức vẫn lì lợm đuổi theo, tên ngồi sau rút dao ra đe dọa, rồi ngoắc tay thách thức.
Đến chợ Bà Chiểu, Đức rút súng bắn chỉ thiên, lúc này chúng mới biết anh là hình sự nên lấy bột tiêu ra ném tới tấp. Dù nước mắt nước mũi chảy ra, cay xè, nhưng anh vẫn cố truy đuổi và tóm được chúng...
Xem tiếp TẠI ĐÂY
Bài báo Quyết liệt đấu tranh với tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam
Bài báo Quyết liệt đấu tranh với tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam đăng trên báo Nhân dân số ra Thứ năm, ngày 31/10/2024, nội dung cụ thể như sau:
Tình hình tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam thuộc tỉnh Long An và Đồng Tháp trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Các lực lượng chức năng liên tục đấu tranh, bắt giữ nhiều đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, buôn lậu, bị truy nã…
Thượng tá Phạm Thành Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) cho biết, địa bàn huyện có 25,39 km đường biên giới giáp ranh Campuchia, có Cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Phía ngoại biên xã Som Rong, MesoThNgot, Campuchia có 5 casino hoạt động. Qua trao đổi tin tức, nắm tình hình từ sớm, từ xa với các đơn vị phía ngoại biên cũng như các đơn vị chức năng của Việt Nam, ngày 12/9, đơn vị đã phối hợp triệt phá thành công Chuyên án LA824.2p, bắt giữ Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1994, ngụ xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, thu giữ 4 kg ma túy; một chuyên án lớn về buôn lậu thuốc lá; triệt phá thành công chuyên án về mua bán vàng… Qua các nguồn tin, lực lượng Biên phòng Mỹ Quý Tây đã bắt được tám đối tượng truy nã đặc biệt liên quan tội phạm giết người, ma túy…
Trước đó, vào ngày 5/9, Đồn Biên phòng Sông Trăng, huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) đã triệt phá thành công Chuyên án A3-824p, bắt giữ đối tượng Trần Văn Mển, sinh năm 1982, ngụ xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An, thu giữ 25 kg ma túy. Thiếu tá Nguyễn Hùng Cường, Đồn phó nghiệp vụ Đồn Biên phòng Sông Trăng cho biết, riêng tội phạm về ma túy, trong chín tháng năm 2024, đơn vị đã phối hợp các lực lượng điều tra xử lý 4 vụ, bắt giữ 5 đối tượng; đã khởi tố 3 vụ với 4 đối tượng; xử lý vi phạm hành chính 1 vụ, thu giữ gần 30 kg ma túy các loại…
Thượng tá Võ Văn Vũ, Phó Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp) cho biết, hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy diễn ra trên địa bàn biên giới rất tinh vi, có sự móc nối chặt chẽ giữa các đối tượng trong và ngoài biên giới. Các đối tượng chủ mưu, cầm đầu lợi dụng mạng viễn thông để thông tin liên lạc, điều khiển đường dây vận chuyển hàng cấm. Ma túy được các đối tượng mua từ Campuchia, thuê người dân hoàn cảnh khó khăn, thông thạo địa bàn vận chuyển vào nội địa qua hình thức cất giấu, ngụy trang trong các loại hàng hóa và đưa về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã chủ trì, phối hợp xác lập và đấu tranh thành công 3 chuyên án về ma túy, 9 chuyên án về buôn lậu và 1 chuyên án về mua bán người… Qua đó, bắt giữ 51 đối tượng cùng 58 bánh heroin, hơn 40 kg ma túy tổng hợp, hơn 5 tấn pháo nổ, gần 88.000 bao thuốc lá ngoại nhập lậu cùng nhiều tang vật khác, như: Vàng, tiền mặt, ô-tô, xe máy.
Tại Đồng Tháp, trong 9 tháng qua, các lực lượng đứng chân trên địa bàn biên giới đã phát hiện, xử lý 92 vụ, bắt giữ buôn lậu, buôn bán hàng cấm 198 đối tượng. Tang vật thu giữ gần 4 kg ma túy đá, gần 25.000 bao thuốc lá ngoại các loại; 4,5 tấn đường cát; 7,2 kg pháo nổ; 5 khẩu súng; 54 viên đạn các loại…
Theo ngành chức năng, bên cạnh tội phạm về ma túy, các loại tội phạm mua bán, vận chuyển pháo nổ, buôn lậu thuốc lá, đường cát, các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng đã qua sử dụng... trên tuyến biên giới Long An và Đồng Tháp còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tình trạng xuất, nhập cảnh, tổ chức cho người xuất, nhập cảnh trái phép, mua bán người... và các tệ nạn xã hội như: Đánh bài, đá gà, tài xỉu... vẫn còn diễn ra trên địa bàn biên giới.
Xem tiếp TẠI ĐÂY
Bài báo Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở
Bài báo Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở đăng trên báo Nhân dân số ra Thứ năm, ngày 01/02/2024, nội dung cụ thể như sau:
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh, trật tự, nhất là ở cơ sở diễn biến phức tạp: tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã xuất hiện các "điểm nóng", các vụ khiếu kiện đông người, các mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài dẫn đến xung đột xảy ra ở một số nơi với tính chất nghiêm trọng, tác động đến ổn định và phát triển đất nước. Đáng chú ý là các loại tội phạm lợi dụng tôn giáo, dân tộc, tội phạm môi trường, tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc ở các vùng nông thôn, lối sống thực dụng, buông thả trong một bộ phận lớp trẻ đô thị phát triển.
Tình hình an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cửa khẩu, khu vực biên giới cũng có những diễn biến xấu: tội phạm xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản của người lao động và các loại tệ nạn xã hội khác; tội phạm buôn lậu, tội phạm về ma túy; xuất, nhập cảnh trái phép, xâm nhập lãnh thổ, mua bán phụ nữ và trẻ em ở các địa bàn khu vực biên giới có xu hướng gia tăng.
Tình hình trên đây có nhiều nguyên nhân: hệ thống chính trị cơ sở có nơi chưa được trong sạch, vững mạnh; sự yếu kém trong quản lý của chính quyền cơ sở; tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, các thế lực thù địch ráo riết hoạt động chống phá; các lực lượng chuyên trách, nòng cốt bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tuy đã từng bước được xây dựng, củng cố, nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Việc ban hành Pháp lệnh Công an xã là một bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta nói chung, lập pháp về Công an xã nói riêng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của Công an xã, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng Công an xã, giám sát hoạt động của Công an xã và cộng tác, phối hợp với Công an xã trong bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tuy nhiên, xã hội phát triển nhưng tội phạm không giảm đi, do đó pháp luật phải điều chỉnh để ngăn ngừa, đấu tranh. Trên lĩnh vực bảo vệ trật tự an toàn xã hội cũng có nhiều cái khác. Từ tình hình đó, việc tổ chức lại bộ máy của lực lượng Công an và sửa đổi chế độ chính sách để lực lượng Công an các cấp có thể hoàn thành nhiệm vụ nặng nề là cần thiết. Thực hiện khẩu hiệu “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, "bám cơ sở tức là bám vào dân”, chuyển biến lớn nhất của Bộ Công an là bố trí Công an cấp xã chính quy.
Năm 2018, Quốc hội ban hành Luật Công an nhân dân, khẳng định Công an xã là một cấp trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân. Về việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, Luật giao Chính phủ quy định cụ thể. Còn về các chức danh Công an xã bán chuyên trách được bổ nhiệm, bố trí theo quy định của Pháp lệnh Công an xã kết thúc nhiệm vụ và được sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác; đối với các xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy thì các quy định về Công an xã tiếp tục được áp dụng theo Pháp lệnh Công an xã và Luật Tổ chức chính quyền địa phương...
Xem tiếp TẠI ĐÂY
Bài văn về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Xem chi tiết tại đây:
- Kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh
- Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Hạt đậu nhỏ
- Ngày:
Tham khảo thêm
Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
Đề thi học kì 1 Tiếng Anh 5 Global Success năm học 2024-2025
Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
Đề thi Toán lớp 5 Học kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
Đề thi Học kì 1 Tiếng Anh 5 English Discovery năm học 2024-2025
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích với những chi tiết sáng tạo
Đề thi Tiếng Anh lớp 5 học kì 1 có đáp án năm 2024
- Tiếng Việt 5 KNTT
- Tuần 1
- Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
- Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
- Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
- Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 2
- Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa ngắn, hay nhất
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
- Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước
- Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát
- Tuần 7
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
- Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, có dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên, vô số, vô giá, vô hình
- Tuần 13
- Tuần 14
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
- Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em
- Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
- Tuần 15
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc 2 có điệp từ, điệp ngữ
- Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
- Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
- Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: trẻ thơ, gắn bó, yêu mến
- Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn
- Ghi lại 1-2 hình ảnh em thích trong bài Chiều dưới chân núi và lí do em thích mỗi hình ảnh đó
- Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
- Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,...
- Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tìm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ quả. Đặt câu với từ quả theo nghĩa chuyển
- Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh có hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi
- Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập có từ đồng nghĩa
- Bài văn tả danh lam thắng cảnh lớp 5
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tìm đọc bài văn về vẻ đẹp, việc làm có ý nghĩa, ước mơ đẹp của thiếu nhi
- Viết 3-4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc Lớp 5
- Tìm 2-3 từ có tiếng "dân" đứng trước và đứng sau
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc làm thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân nhỏ tuổi
- Viết báo cáo về một công việc mà nhóm, tổ hoặc lớp em đã thực hiện và kết quả của công việc đó
- Giới thiệu về một gương thiếu nhi mà em đã học trong chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
- Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp có sử dụng đại từ
- Viết 2-3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học có đại từ dùng để thay thế
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 12
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tưởng tượng kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện Trước ngày Giáng sinh
- Ý kiến về nhận định Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 13
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tìm đọc một bản tin về một hoạt động thiện nguyện, trường học xanh-sạch-đẹp, trải nghiệm thú vị
- Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó
- Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt
- Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu: phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp
- Tuần 14
- Tuần 15
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
- Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ
- Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
- Viết 2-3 câu về ngày xuân ở xã Phố Cáo, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp kết từ
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
- Giới thiệu một tác phẩm về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống
- Đoạn văn nêu nhận xét về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô
- Bài 9
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc trật tự an ninh
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc đã học có cặp kết từ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
- Bài 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Cánh Diều
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Người chăn dê và hàng xóm
Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
(Mẫu chuẩn) Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
Đoạn văn về các chiến sĩ công an, có sử dụng cặp kết từ