Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau

Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau: a. Đánh dấu các ý liệt kê... Giải Câu 3 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức: Luyện tập về dấu gạch ngang. Mời các em HS cùng tham khảo gợi ý giải bài tập chi tiết để nhanh chóng hoàn thành tốt bài tập về dấu gạch ngang lớp 5 theo chương trình mới nhé.

Giải Luyện tập về dấu gạch ngang: Câu 3 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Giải Luyện tập về dấu gạch ngang: Câu 3 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Câu 3 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 KNTT tập 1

Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau

  • a. Đánh dấu các ý liệt kê.
  • b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  • c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Gợi ý trả lời:

2. Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau mẫu 1

a. Cây chuối có rất nhiều công dụng:

- Quả dùng để ăn.

- Lá dùng để gói bánh

- Thân dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

b. Chuyến tàu Hà Nội – Vinh đã khởi hành lúc 6 giờ sáng.

c. Mai – cô bạn thân nhất của tôi – đã xuất sắc giành được huy chương vàng môn điền kinh.

3. Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau mẫu 2

Hà Nội – thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam được mệnh danh là một trong những thành phố đáng sống. Nơi đây quy tụ những tinh hoạ bậc nhất:

a. Là thành phố hội tụ những giá trị văn hoá, văn hiến lớn nhất Việt Nam;

b. Là thành phố quy tụ hoạt động chính trị trong và ngoài nước lớn;

c. Là thành phố vì hoà bình và có chế độ phúc lợi xã hội tốt của Việt Nam.

3. Dấu gạch ngang là gì? Tác dụng của dấu gạch ngang

- Dấu gạch ngang, được viết là (–), là một dấu câu của Tiếng Việt. Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng.

Dấu gạch ngang (–) có một hình dạng đặc biệt, chúng ta thường gặp trong văn bản, và nó thường gây nhầm lẫn với dấu gạch nối (-) hoặc dấu trừ (—). Dấu gạch ngang được sử dụng để phân tách các thành phần trong văn bản một cách rõ ràng và thường xuất hiện trong các ngữ cảnh về biểu đồ, danh sách, hoặc để tạo ra sự nổi bật cho một từ hoặc cụm từ cụ thể.

- Tác dụng của dấu gạch ngang

+ Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

Ví dụ: Đó là anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.

+ Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

Ví dụ:

– Anh viết bài gì đấy?

– Tôi viết bài Dấu gạch ngang và Dấu gạch nối để gửi tạp chí Xuất bản Việt Nam.

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).

Ví dụ:

Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:

– Khái niệm gạch ngang, gạch nối

– Phân biệt gạch ngang, gạch nối

– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối

– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.

+ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh.

Ví dụ: Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.

+ Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số.

Ví dụ: Nhiệt độ trung bình của nước ta là 22 – 250C, lượng mưa trung bình năm 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí 80 – 85% …

+ Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.

Ví dụ: Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào …

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
1 51
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm