Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì

Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì - Giải bài tập Đại từ Câu 2 Luyện tập trang 94 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều. Sau đây là gợi ý giải bài tập chi tiết, mời các em HS cùng tham khảo để nắm được cách đặt câu có đại từ hay và ý nghĩa.

Giải bài tập Đại từ trang 94 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Giải bài tập Đại từ trang 94 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

1. Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì

- Mẹ tôi rất khéo tay, và đảm đang - Đại từ tôi được dùng để xưng hô.

- Chiếc cốc có giá bao nhiêu? - Đại từ dùng để hỏi.

- Khi nào cậu đi học tan học? - Đại từ dùng để hỏi.

- Lan rất cao, Minh cũng như vậy. - Đại từ dùng để thay thế.

2. Đại từ là gì? Ví dụ và phân loại

Đại từ là gì?
Đại từ là gì?

Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Ví dụ:

  • Đại từ để trỏ người sự vật: Chúng đã về chưa?
  • Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia vào hoạt động tình nguyện?
  • Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao?

Chức năng của đại từ trong Tiếng Việt là có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

Vai trò của đại từ trong câu: Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc là phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ có thể trở thành thành phần chính trong câu, đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế các thành phần khác.

Phân loại đại từ trong Tiếng Việt

Về cơ bản, đại từ trong Tiếng Việt được chia thành 3 loại: Đại từ nhân xưng, đại từ dùng để hỏi, đại từ thay thế.

- Đại từ nhân xưng (dùng để xưng hô) còn được gọi là đại từ chỉ ngôi. Đại từ nhân xưng được dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp. Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi là ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 được dùng để chỉ người nghe và ngôi thứ 3 là người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói tới. Gồm có 3 ngôi:

  • Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…
  • Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …
  • Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…

Ngoài các đại từ nhân xưng phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ như trong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…

- Đại từ sử dụng với mục đích hỏi như hỏi về người, vật (là ai, cái gì,…),hỏi về nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…

- Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp. Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:

  • Đại từ thay thế cho danh từ. Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…
  • Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…
  • Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…

* Ngoài ra, đại từ sẽ được chia làm 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

- Đại từ để trỏ có tác dụng trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm bao gồm:

  • Đại từ để trỏ người và sự vật: Tôi, tao, tớ, mày, chúng mày, chúng tôi, chúng ta, nó, hắn, bọn hắn, chúng nó, họ…
  • Đại từ để trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu…
  • Đại từ chỉ hoạt động, tính chất sự việc: Vậy, như thế…

- Đại từ để hỏi để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng trong câu nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định. Loại này có 3 nhóm bao gồm:

  • Đại từ để hỏi về người và sự vật: Ai, gì, đâu, sao....
  • Đại từ để hỏi về số lượng: Mấy, bao nhiêu, bấy nhiêu,…
  • Đại từ hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào,…

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
4 6
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm