Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh và viết vào phiếu đọc sách

Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh. Viết vào phiếu đọc sách theo mẫu là đề bài tập Câu 1, 2 Đọc mở rộng trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức tập 1. Sau đây, HoaTieu.vn xin giới thiệu tuyển tập những câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh ngắn, hay nhất và gợi ý giải bài tập viết phiếu đọc sách lớp 5. Mời các em cùng tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bài tập của mình nhé.

Đề bài: 

  • Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh. (Câu 1 trang 87 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1)
  • Viết phiếu đọc sách theo mẫu. (Câu hỏi 2 trang 87 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1).
Giải Câu 1, 2 Đọc mở rộng trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 KNTT
Giải Câu 1, 2 Đọc mở rộng trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 KNTT

1. Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh

Một số câu chuyện về trường học, thầy cô, học sinh mà các em có thể tìm đọc như:

Thầy giáo của tôi (Tác giả: Nguyên Hồng), Ngày em tới trường (Tác giả: Lê Phương Liên), Mái trường thân yêu (Tác giả: Lê Khắc Hoan), Những tấm lòng cao cả (Tác giả: A-mi-xi), Người thầy và chiếc đồng hồ, Bàn chân kì diệu, Câu chuyện "Buổi học đặc biệt", Câu chuyện về bài kiểm tra, Trường em...

Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh

Câu chuyện Người thầy và chiếc đồng hồ

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

– Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

– Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Nghề giáo cần rất nhiều tình thương yêu, lòng nhiệt huyết, đam mê, và cả sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục con người.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng, hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ.

Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.

Đừng để chữ “tâm” của người thầy ngày càng mai một, vơi đi.

Người thầy đáp: – Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng… nhắm mắt!

Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em. Thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng, em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.

(Sưu tầm)

Câu chuyện Dù thầy không phải là cha

Hồi đó tôi chỉ là cậu bé 6 tuổi sống cùng cha mẹ ở Los Angeles. Cha tôi là thầy giáo, ông dạy môn văn tại một trường trung học.

Một buổi chiều cha trở về, mặt đầy phiền muộn. Ngồi vào bàn ăn ông chẳng nói lấy một câu, mẹ lựa lời hỏi: “Ở trường xảy ra chuyện à?”. Trầm ngâm một lúc, ông khẽ trả lời: “Cậu David ở lớp anh bị bắt vì mang cocain vào trường… Trước kia nó là một đứa ngoan, tại sao nay lại đổ đốn như vậy…”.

Ghen tị vì bị người khác chia sẻ tình cảm nên tôi đã thốt ra một câu mà bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn hổ thẹn: “Anh ấy đâu phải là con của bố mà bố rầu rĩ thế?”. Ông quay sang nhìn tôi, ánh mắt thật nghiêm khắc: “Con không được nói như vậy… Bố thấy bất lực vì không làm tốt vai trò của mình, những điều tốt lành từ chữ nghĩa văn chương bố truyền thụ cho học sinh đã không có tác dụng…”.

Rồi giọng ông trầm xuống như tự nói với bản thân: “David không còn mẹ, bố nó làm việc ở nước ngoài nên thỉnh thoảng mới ghé thăm con, nó thiếu tình thương… Năm nay là năm học cuối, không ai bảo lãnh, nó nguy mất…”. Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy ông đã đi rồi. Mẹ bảo: “Bố đến đồn cảnh sát”.

Câu chuyện về bài kiểm tra

Một ngày nọ, cô giáo ra bài kiểm tra toán cho lớp. Bài kiểm tra có 10 câu, mỗi câu đúng được 1 điểm. Cô giáo yêu cầu học sinh làm bài trong 30 phút và không được nhìn bài của bạn bên cạnh.

Có một học sinh rất lười biếng, không chịu học bài mà chỉ thích chơi trò chơi điện tử. Khi làm bài kiểm tra, anh ta không biết làm câu nào cả. Anh ta liếc sang bên phải, thấy bạn của mình đang làm bài rất nhanh và chính xác. Anh ta liền quyết định sao chép bài của bạn ấy.

Anh ta sao chép từng câu một, rất cẩn thận để không bị cô giáo phát hiện. Khi sao chép đến câu cuối cùng, anh ta thấy bạn của mình viết: “Em xin lỗi cô, em không biết làm câu này”. Anh ta nghĩ: “Thôi kệ, sao chép luôn cho đủ”. Anh ta viết y chang: “Em xin lỗi cô, em không biết làm câu này”.

Khi cô giáo thu bài và chấm điểm, cô giáo rất ngạc nhiên khi thấy hai bài giống nhau từ đầu đến cuối. Cô giáo gọi hai học sinh lên và hỏi: “Các em có gì giải thích không?”. Học sinh lười biếng liền đáp: “Thưa cô, em không sao chép bài của bạn ấy đâu ạ. Em chỉ làm được 9 câu đầu thôi, còn câu cuối em không biết làm nên em xin lỗi cô”. Cô giáo nghe xong tức giận và phạt anh ta 0 điểm.

Câu chuyện Bàn chân kì diệu

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:

– Em muốn hỏi gì cô phải không?

Cậu bé khẽ nói:

– Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?

Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.

Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.

Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.

Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.

Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký.

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

(Nguyễn Ngọc Ký)

2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu

Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh và viết phiếu đọc sách theo mẫu số 1

PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên câu chuyện: Bàn chân kì diệuTác giả: Truyện đọc lớp 3, trang 94, NXB Giáo dục – 2001Ngày đọc: 23/11/2024
Tên nhân vật: Nguyễn Ngọc Ký, cô giáo CươngNội dung chính của câu chuyện:  Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký. Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.
Sự việc đáng nhớ về nhân vật: Lúc đầu cây bút không theo ý Kí, bàn chân dẫm lên trang giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngon chân mỏi chuột rút, bàn chân co quắp lại, đau điếng. Kí quẳng bút chì vào góc lớp, chán nản. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên Kí lại lao vào tập luyện một cách kiên nhẫn và bền bỉ.Mức độ yêu thích: 5 sao

Viết phiếu đọc sách theo mẫu sau khi đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh số 2

PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên câu chuyện: Những tấm lòng cao cảTác giả: A-mi-xiNgày đọc: 23/11/2024
Tên nhân vật: Enricô, cụ giáo Crôxetti, thầy Pecbôni, Garone, De Rossi, Votini,….Nội dung chính của câu chuyện: Cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” là thiên tiểu thuyết viết dưới dạng nhật ký của cậu bé 11 tuổi người Ý tên là Enricô, trong suốt năm học lớp ba đã đều đặn ghi lại những mẩu chuyện ấn tượng nhất đối với em. Từ những việc làm của thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm cho đến những câu chuyện được đọc trên lớp, những bức thư của cha mẹ hay những sự kiện gặp trên đường phố, tất cả đều được ghi vào cuốn nhật ký của cậu bé. Với Enricô, mỗi câu chuyện là một bài học về tình thầy trò, bè bạn và cha con, về sự yêu thương, lòng trắc ẩn và tình yêu nước vô bờ bến.
Sự việc đáng nhớ về nhân vật: cụ giáo Crôxetti, người đã vượt qua tuổi 80 nhưng vẫn không ngừng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức.Mức độ yêu thích: 5 sao

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Lớp 5 góc Học tập trên trang HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
91 18.514
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm