Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường gồm dàn ý và Top 6 mẫu Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5 hay đặc sắc nhất. Mời các em HS cùng tham khảo để có thêm ý tưởng Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội hay và đạt điểm cao.
Đề bài: Dựa vào dàn ý mà em đã lập ở Bài 7 (trang 95 – 96), hãy viết đoạn văn nêu ý kiến của em về một hiện tượng xã hội theo đề bài mà em đã chọn.
- Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường.
Học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Dàn ý nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- 1. Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 1
- 2. Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 2
- 3. Học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 3
- 4. Học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 4
- 5. Đoạn văn nêu ý kiến đồng tình về việc học sinh tiểu học nên mang điện thoại tới trường số 5
- 6. Học sinh tiểu học có nên sử dụng điện thoại khi tới trường?
- 7. Học sinh tiểu học mang điện thoại có vi phạm nội quy trường học, quy định pháp luật?
- 8. Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
Dàn ý nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
* Mở đoạn
Đưa ra ý kiến không đồng ý với vấn đề đã nêu ở trên
* Thân bài
- Khi học sinh mang điện thoại đến trường sẽ có những vấn đề gây hại sau:
+ Một là việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập rất khó
+ Khi mang điện thoại đến trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học học sinh lén lút sử dụng điện thoại để làm các hoạt động khác
+ Mang điện thoại đến trường sẽ khiến các em ít giao tiếp qua lại với nhau hơn mà thay vào đó là cầm điện thoại mỗi giờ ra chơi
* Kết đoạn
Việc mang điện thoại đến trường là không cần thiết, trong một vài trường hợp khẩn cấp học sinh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm để liên lạc với phụ huynh
1. Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 1
Việc cho trẻ mang điện thoại đến trường mang lại cả tác dụng tích cực và tác hại. Mang điện thoại có thể giúp trẻ giải quyết các tình huống khẩn cấp và cảm thấy an toàn hơn. Tuy nhiên, sử dụng điện thoại trong giờ học có thể làm mất tập trung và giảm hiệu suất học tập của trẻ. Quyết định nên hay không nên cho trẻ mang điện thoại tới trường cần phải căn nhắc dựa trên quy định của trường và sự đồng ý của phụ huynh.
2. Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 2
Theo em, không nên cho học sinh mang điện thoại tới trường. Lý do là việc mang điện thoại tới trường sẽ khiến giáo viên khó kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập. Khi mang điện thoại tới trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học, học sinh lén lút sử dụng điện thoại để làm các hoạt động khác. Ngoài ra, mang điện thoại đến trường sẽ khiến các bạn học sinh ít giao tiếp qua lại với nhau. Vì vậy, việc mang điện thoại đến trường là không cần thiết. Trong một vài trường hợp khẩn cấp, học sinh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc các thầy cô có trên trường để kịp thời liên lạc với phụ huynh.
3. Học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 3
Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Vì thế cũng có một số gia đình cho con em mình lạm dụng về điện thoại gây nên hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ. Vậy học sinh tiểu học có nên mang điện thoại đến trường hay không? Và việc mang điện thoại đến trường có thật sự cần thiết? Theo em việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến trường là không cần thiết vì một số lí do như: Thứ nhất khi học sinh mang điện thoại đến trường việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập rất khó khăn đối với giáo viên. Thứ hai khi mang điện thoại đến trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học học sinh lén lút sử dụng điện thoại để làm các hoạt động khác, quan trọng hơn hết nếu học sinh được phép mang điện thoại đến lớp sẽ khiến các em ít giao tiếp qua lại với nhau hơn mà thay vào đó là cầm điện thoại mỗi giờ ra chơi. Học sinh tiểu học là lứa tuổi còn nhỏ, việc tiếp xúc với điện thoại quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho các bạn và sẽ tạo cho các bạn một thói quen xấu. Khi đến lớp nếu xảy ra vấn đề gì cần liên lạc với phụ huynh các bạn có thể thông qua các thầy cô giáo chủ nhiệm để liên lạc. Vậy qua những lí do đã nêu ở trên bản thân em cảm thấy việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến lớp là không cần thiết, các bạn học sinh lứa tuổi tiểu học nên dành nhiều thời gian cho việc vui chơi với bạn bè ở trường hơn là những giờ phút chỉ tập trung vào màn hình điện thoại.
4. Học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường số 4
Theo em, chúng ta không nên để học sinh tiểu học mang điện thoại tới trường vì những ảnh hưởng xấu của điện thoại. Học sinh có thể sử dụng điện thoại không đúng cách như dùng trong giờ học, để nhắn tin, lướt web trong khi kiểm tra, và sử dụng với mục đích không tốt như phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng hoặc trêu chọc người khác. Nghiện điện thoại thông minh có thể gây hại cho sức khỏe, tâm lý và học tập của các bạn trẻ. Ngoài ra có thể gây ra nhiều hậu quả xấu như ảnh hưởng đến khả năng học tập, gây mất tập trung và lười biếng, vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Vì những lí do nêu trên, chúng ta không nên để học sinh tiểu học mang điện thoại tới trường.
5. Đoạn văn nêu ý kiến đồng tình về việc học sinh tiểu học nên mang điện thoại tới trường số 5
Trẻ con nên được phép mang điện thoại tới trường nếu có sự cho phép từ cả trường học và phụ huynh. Việc này có thể mang lại nhiều lợi ích đặc biệt đối với trẻ trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày tại trường. Một trong những lợi ích quan trọng nhất là khả năng giải quyết các tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi gặp phải những tình huống bất ngờ hoặc cần sự hỗ trợ, việc có điện thoại di động sẽ giúp trẻ linh hoạt trong việc liên lạc và nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ gia đình hoặc nhà trường.
6. Học sinh tiểu học có nên sử dụng điện thoại khi tới trường?
Trong nhiều tiết học hiện nay cần tương tác và thực hành nên giáo viên cho phép học sinh dùng thiết bị thông minh; tuy nhiên các tiết học này có kế hoạch và đều được thông báo trước để cả học sinh và phụ huynh nắm được, chuẩn bị. Do vậy, việc cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường là cần thiết; thậm chí cần đưa ra cách làm cụ thể kèm hình thức xử lý để các trường thống nhất trong thực hiện.
Nguyên tắc dạy học là tạo chú ý cho học sinh. Nếu học sinh không tập trung sẽ khó hoàn thành được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra; bởi vậy việc đưa ra quy định cấm sử dụng điện thoại trong tiết học là vô cùng cần thiết.
Không ai phủ nhận tác dụng của điện thoại và công nghệ trong cuộc sống cũng như trong học tập, nhưng rõ ràng, điện thoại di động đang lấy đi của học sinh quá nhiều thời gian; gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em. Đã đến lúc cần một giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt và rõ ràng hơn để giảm thiểu tác động tiêu cực của điện thoại di động đến học sinh mỗi ngày đến lớp.
7. Học sinh tiểu học mang điện thoại có vi phạm nội quy trường học, quy định pháp luật?
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT về Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Ngoài ra, để hướng dẫn giáo viên và các nhà trường quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học (trong đó có điện thoại di động) một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Bộ GD&ĐT có Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020, nêu rõ: “Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học”.
Như vậy, việc sử dụng điện thoại ở trường về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm và học sinh chỉ được sử dụng khi được sự đồng ý của giáo viên và phục vụ mục đích học tập dưới sự quản lý, giám sát của giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh.
Hiện tượng học sinh dùng điện thoại vẫn tiếp diễn, ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, môi trường sư phạm của lớp, trường. Do đó, nhiều nhà trường đã có các biện pháp mạnh tay trong việc cấm học sinh mang điện thoại tới trường, sử dụng điện thoại trong giờ học hay chuẩn bị sẵn một chiếc hộp, học sinh trước khi vào lớp sẽ được nhắc nhở để điện thoại ở chế độ yên lặng và lần lượt bỏ điện thoại vào đó, tránh ảnh hưởng đến chất lượng giờ học.
8. Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
Tham khảo chi tiết tại đây:
- Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
- Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường
- Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường
- Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Thái Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Bài 8
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Cánh Diều
Top 9+ Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học lớp 5
Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
(Siêu hay) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm đã đọc hoặc đã nghe
Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế