Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học là đề bài Câu 1 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập) trang 126 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều tập 1. Sau đây là Top 3 Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học siêu hay, mời các em HS cùng tham khảo để có thêm ý tưởng viết văn hay hơn.

Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau:

b, Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 - 113). (Câu 1 Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Ôn tập) trang 126 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh Diều)

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học

Tìm ý Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học

– Em sẽ giới thiệu sự việc như thế nào ở câu mở đoạn?

– Ở phần thân đoạn, em sẽ bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về những chi tiết, hình ảnh nổi bật nào?

– Câu kết đoạn sẽ khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em hay sẽ liên hệ với thực tế?

1. Đoạn văn tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học số 1

Bài đọc “Chuyện nhỏ trong lớp học” đã để lại trong em nhiều cảm xúc sâu sắc. Trước hết, em cảm thấy buồn khi biết về việc I-li-cô phải chịu đựng sự trêu chọc từ bạn San-đrô chỉ vì em đã cắt tóc. Tuy nhiên, sự buồn bã của em dần biến mất khi thấy thầy giáo đã xử lý tình huống một cách tinh tế và nhân văn. Thầy giáo không chỉ khen ngợi kiểu tóc mới của I-li-cô mà còn khích lệ các bạn khác trong lớp đồng lòng ủng hộ em. Điều này đã khiến em cảm thấy ấm áp và hạnh phúc.

Khi thầy giáo nói thầm với San-đrô và I-li-cô, em cảm nhận được sự công bằng và trách nhiệm của một người thầy. Thầy giáo đã dạy cho San-đrô biết rằng hành động của em không phải là cách xử sự đẹp đẽ và khuyến khích em xin lỗi I-li-cô. Đồng thời, thầy cũng khuyến khích I-li-cô tha thứ cho San-đrô nếu em xin lỗi. Điều này đã khiến em cảm thấy trân trọng và tôn trọng thầy giáo hơn.

Cuối cùng, khi thấy San-đrô và I-li-cô đã làm theo lời khuyên của thầy giáo, em cảm thấy rất vui. Em hiểu rằng mỗi chúng ta đều có thể mắc lỗi, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận lỗi và xin lỗi. Bài học này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em và em sẽ nhớ mãi. Bài đọc “Chuyện nhỏ trong lớp học” đã giúp em hiểu rõ hơn về tình bạn, lòng khoan dung và trách nhiệm của một người thầy.

2. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học số 2

Mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc dưới đây do HoaTieu.vn thực hiện, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn. 

Câu chuyện Chuyện nhỏ trong lớp học đã để lại trong em nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Em cảm thấy xót xa khi I-li-cô bị bạn bè trêu chọc vì kiểu tóc mới, và ngưỡng mộ sự khéo léo của thầy giáo khi xử lý rất tốt tình huống xảy ra trong lớp học. Thay vì la mắng hay trách phạt San-đrô, thầy đã khéo léo dùng lời khen ngợi để giúp I-li-cô tự tin hơn về kiểu tóc mới của mình. Thầy giáo còn nhẹ nhàng nhắc nhở San-đrô về cách cư xử đúng mực và khuyến khích em xin lỗi bạn, cũng như hướng dẫn I-li-cô bỏ qua lỗi lầm của bạn bè. Qua câu chuyện này, em hiểu rằng, lời nói có ảnh hưởng rất lớn, nó như một con dao hai lưỡi, có thể mang lại niềm vui hoặc nỗi buồn cho người khác. Chúng ta cần phải cẩn thận với những gì mình nói và luôn đối xử với nhau một cách tử tế.

3. Tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học số 3

Trong câu chuyện “Chuyện nhỏ trong lớp” đã xảy ra việc bạn San-đrô trêu I-li-cô về bộ tóc mới của cậu ấy và khiến I-li-cô bật khóc. Em cảm thấy rất thích thú về cách xử lý của thầy giáo trong bài đọc, trước khi thầy phân xử đúng sai thì thầy đã an ủi I-li-cô bằng những câu hỏi thăm và khen ngợi giúp cho cậu bé trở nên mình tĩnh hơn và bớt tự ti hơn về kiểu tóc mới của mình. Sau đó trong giờ học, thầy giáo đã nhẹ nhàng đến bên San-đrô khen ngợi cậu bé về bài làm đúng, và nhẹ nhàng nhắc nhở San-đrô về việc làm của cậu khi sáng với I-li-cô và khuyên cậu nên xin lỗi bạn. Đồng thời, thầy giáo cũng đến bên I-li-cô và nói với cậu bé về việc nên tha thứ cho bạn khi nhận được lời xin lỗi. Cách xử lý mâu thuẫn của thầy giáo rất tinh ý và hợp lí, thay vì trách phạt San-đrô trước mặt I-li-cô cùng các bạn học sinh khác thì thầy chỉ nhắc nhở San-đrô một cách nhẹ nhàng như vậy sẽ không khiến cậu bé cảm thấy xấu hổ khi nhận ra mình đã làm sai.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
2 97
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm