Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17, 18 Tiếng Việt 5

Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh - Giải câu hỏi 1, 2 phần viết trang 17, 18 sgk Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 giúp các em HS tham khảo để nắm vững nội dung bài học, qua đó biết cách quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh hay và sinh động. Sau đây là mẫu Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 17, 18. Mời các bạn cùng tham khảo.

Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi phần viết trang 17, 18 sgk Tiếng Việt 5 CTST tập 1

Câu 1 trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Trăng lên

Câu 1 trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Theo Thạch Lam

a. Bài văn tả cảnh gì?

b. Khi mới lên và lên trăng thế nào?.

c. Dưới ánh trăng tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17

d. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?

e. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nếu tác dụng của những hình ảnh đó.

Trả lời:

a. Bài văn tả cảnh trăng lên.

b.

- Khi mới lên: Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn.

- Khi lên cao: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

c.

Khi mới lênTrăngTròn, to, đỏ
Sợi mâyMảnh dần, rồi đứt hẳn
Quãng đồngRộng, gió nhẹ hiu hiu, thoang thoảng hương thơm ngát.
Khi trăng lên caoTrờiTrong vắt, thăm thẳm, cao
TrăngNhỏ lại, sáng vằng vặc

d. Tác giả sử dụng các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.

e. Hình ảnh so sánh:

- Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh.

  • Hình ảnh so sánh "lá lựu dày và nhỏ lấp lánh như thủy tinh" miêu tả vẻ đẹp của lá lựu dưới ánh sáng như những mảnh thủy tinh lấp lánh, tinh khiết và trong trẻo, giúp người đọc hình dung vẻ đẹp của cây lựu.

- Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

  • Hình ảnh so sánh giúp người đọc cảm nhận được màu sắc, sự chuyển động của cành cây cối rất nhẹ nhàng, uyển chuyển dưới ánh trăng sáng lung linh.

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây cối.

Cả hai câu đều sử dụng hình ảnh so sánh để tăng tính biểu cảm và tạo ra những liên tưởng phong phú, từ đó giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và sự sống động của cảnh vật.

Câu 2 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được.

Gợi ý:

a. Em đã quan sát cảnh đẹp nào?

  • Đường phố
  • Công viên
  • Dòng sông
  • Cánh đồng
  • ?

b. Em đã quan sát cảnh đẹp đó vào lúc nào?

  • Một thời điểm trong ngày.
  • Các thời điểm khác nhau.
  • ?

c. Em đã quan sát theo trình tự nào?

  • Từ xa đến gần.
  • Từ ngoài vào trong.
  • Từ trên xuống dưới.
  • ?

d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?

e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?

Câu 2 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Trả lời:

Đoạn văn dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Quê em ở SaPa, nơi có những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài trên triền đồi. Vào mùa lúa chín, cả không gian đượm một màu vàng nắng đầy mộng mơ. Những hạt thóc trắc mẩy, vàng giòn, nặng trĩu cả bông lúa, đang khẽ đung đưa theo gió, hương lúa thoang thoảng đến cả thung lũng đằng xa. Đứng từ trên cao nhìn xuống, ruộng bậc thang đan xen những khối màu xanh non, màu vàng đậm nhạt như bức tranh sơn thủy được nhuộm màu, vẩy mực sống động. Em yêu cảnh vật nơi đây bởi đó là những hình ảnh tượng trưng cho bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người dân lao động vùng cao, nó báo hiệu cho một vụ mùa sung túc, đủ đầy.

Tham khảo thêm:

Vận dụng

Nói 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong phim hoạt hình đã xem.

Đoạn văn dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Trong bộ phim hoạt hình "Lọ Lem" em thích nhất là nhân vật bà tiên. Bà tiên có nhiều phép thuật và bà dùng của mình phép thuật để giúp đỡ cho người khác: biến ra bộ váy dạ hội lộng lẫy, chiếc xe ngựa bí đỏ xinh đẹp chở Lọ Lem đến vũ hội... Bà tiên và những câu chuyện cổ tích luôn là giấc mơ đẹp, gắn liền với kí ức tuổi thơ của trẻ con chúng em.

Tham khảo thêm:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
7 288
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi