Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu

(Siêu hay) Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu là đề bài Nói và nghe trong chương trình Tiếng Việt 5 sách Chân trời sáng tạo, giúp các em HS tìm hiểu về văn hoá, nét đẹp truyền thống từng địa phương, từ đó nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và rèn luyện khả năng thuyết trình, tự tin giới thiệu, nói chuyện trước nơi đông người. Sau đây là Top 5 bài văn Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu hay nhất, mời các em cùng tham khảo.

Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu
Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu

1. Dàn ý Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu

– Tập trung giới thiệu những nét tiêu biểu về làng nghề.

+ Tên làng nghề

+ Địa chỉ

+ Sản phẩm

+ Cách làm ra sản phẩm

+ ?

– Thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ....

– Sử dụng tranh ảnh, vật thật,... hỗ trợ để nội dung giới thiệu có sức hấp dẫn.

2. Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Làng Bát Tràng nằm bên ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông – Nam.

Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 nay, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất nặn lên những giá trị nghệ thuật để rồi đến ngày nay nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế và được biết qua sự đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một làng nghề làm gốm sứ truyền thống và lâu đời, dưới bàn tay khéo léo của nhiều nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã sáng tạo nên những bộ ấm chén, bát đĩa cũng như những chậu qua, cây cảnh tinh xảo, kết hợp với màu sắc, hoa văn tinh tế, hài hòa và khiến cho những ai đã từng đến đây không thể không nán lại mà trầm trồ chiêm ngưỡng và trong lòng đầy tự hào về một nghề truyền thống của dân tộc.

Gốm sứ của làng Bát Tràng hết sức độc đáo, quá trình làm ra một sản phẩm bao gồm 2 giai đoạn chính đó là: Quá trình tạo cốt gốm và trang trí họa tiết, giai đoạn tiếp theo là phủ men lên lớp sản phẩm. Ngoài ra, trong công đoạn tạo cốt gốm cũng có nhiều bước nhỏ như: Trước tiên là cách chọn đất, tiếp đến là xử lý và pha chế đất, tạo hình dạng sản phẩm theo ý muốn và sau cùng là phơi sấy, sửa sang lại hình dạng. Ở mỗi công đoạn đều cần đến sự khéo léo của người làm ra sản phẩm để có thể thổi hồn và tâm tư của mỗi sản phẩm. Có một điều vô cùng đặc biệt trong quá trình tạo tác men và trang trí để phác họa được phong cách và dấu ấn riêng của gốm sứ Bát Tràng.

Là một trong những nơi cung cấp những đồ gốm sứ cho cả nước, những sản phẩm của Bát Tràng luôn đậm chất riêng và nổi bật với chất men trong từng sản phẩm. Với màu men phổ biến như màu búp dong, có màu trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt, ở Bát Tràng có loại men lý, men nho, loại men này có màu sắc gần giống như màu ngọc thạch, nên nhiều người thường gọi là men ngọc. Bên cạnh đó, men rạn cũng là sự kết hợp của rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng tạo nên sự hòa hợp khá độc đáo. Vậy nên, những sản phẩm gốm sứ của làng Bát Tràng luôn đẹp mắt, sáng bóng và những hình thái, sắc nét họa tiết trên sản phẩm luôn được giữ gìn qua thời gian mà lo bị hỏng hay vỡ nét.

Với những ai đã từng có dịp ghé thăm làng nghề Bát Tràng thì không thể không bỏ qua những sản phẩm mà những nghệ nhân nơi đây làm ra và đây là một trong những món quà ý nghĩa và sang trọng cho người thân yêu, bạn bè.

3. Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề lụa Vạn Phúc

Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu hay nhất
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu hay nhất

Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông với những đường thêu chỉ và mẫu hoa văn tinh tế.

Làng lụa Vạn Phúc vốn tồn tại hơn một nghìn năm là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam. Đây cũng chính là cái nôi lụa gấm nước ta lưu giữ được những nét truyền thống và đặc trưng vốn có của vùng quê thanh bình. Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao tặng. Hơn nữa, làng lụa Hà Đông cũng là 1 điểm đến hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước.

Nơi đây nổi tiếng tới mức được đưa vào thơ ca và đồng thời trở thành một đặc sản văn hóa, một nét đẹp của Hà Nội. Làng lụa Vạn Phúc là sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. Làng nghề truyền thống này hiện có hơn 800 hộ dân làm nghề.

Nhiều gia đình nơi đây vẫn còn giữ lại những khung dệt từ thời cha ông để lại. Bên cạnh đó là những khung dệt cơ khí hiện đại hơn. Tham quan làng, bạn như lạc vào một thế giới khác với bầu không khí cổ kính, dung dị và bình yên. Ngắm nhìn những biểu tượng của một thời vàng son như cây đa, giếng nước, sân đình và những phiên chợ.

Đối với người dân Vạn Phúc mỗi dải lụa là kết quả của quá trình trồng dâu nuôi tằm kéo kén, ươm tơ cho đến lúc dệt. Họ xem đó là kết tinh của đất trời, thấm đượm công sức, tài hoa của những nghệ nhân. Đem về đặc sản quý giá của quê hương, gửi tặng sản vật quý nhất của làng cho các bậc cao niên đáng kính, đáng trọng còn có ý nghĩa nào bằng. Sắc thái văn hoá nghề nghiệp ở làng dệt Vạn Phúc thấm sâu trong tình cảm, trong lối ứng xử của con người Việt Nam.

Xưa kia, lụa Vạn Phúc được sử dụng nhiều trong cung đình nhờ chất lượng tốt và hoa văn đẹp và mặt hàng đa dạng như : Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm… Ngày nay Lụa Vạn Phúc nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà nhận được sự ưa chuộng từ du khách nước ngoài.

4. Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề trồng hoa ở Sa Đéc

Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu lớp 5
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu lớp 5

Các bạn thân mến! Việt Nam chúng ta có rất nhiều làng nghề truyền thống như: làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội, làng hương Thuỷ Xuân ở Huế, làng đúc đồng Phước Kiều ở Quảng Nam,… Hôm nay, tôi sẽ cùng các bạn đến với làng hoa Sa Đéc ở Đồng Tháp. Một nơi có sông nước hữu tình và ngập tràn sắc hoa.

Làng hoa Sa Đéc hình thành từ cuối thế kỷ 19, nằm cạnh bên dòng sông Tiền. Phường Tân Quy Đông được xem là cái nôi của làng nghề, có diện tích hơn 300 ha. Làng hoa Sa Đéc trồng khoảng 2.000 giống hoa kiểng các loại, từ cây nở hoa cho đến kiểng lá, cây công trình, kiểng cây ăn trái… Vì sự phong phú về chủng loại nên mùa nào cũng có trăm hoa đua nở, nhiều người ví làng hoa Sa Đéc là nơi có “bốn mùa xuân”. Hiện Sa Đéc là một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất miền Tây. Sản phẩm hoa kiểng Sa Đéc không chỉ cung cấp khắp cả nước mà còn xuất khẩu sang Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và các nước Ả Rập…

Cùng với việc bán sản phẩm hoa kiểng, các nhà vườn tại Sa Đéc đã mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch làng hoa, đưa danh tiếng làng hoa càng vươn xa. Làng hoa Sa Đéc đã có nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương.

Hi vọng làng nghề này sẽ mang đến cho các bạn những trải nghiệm và kỉ niệm tuyệt vời!

5. Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)

Làng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là cái tên không hề xa lạ đối với mỗi người Việt Nam bởi đây là làng tranh này có lịch sử lâu đời nhất hiện nay. Nghề vẽ tranh dân gian ở đây đã có từ lâu đời và vẫn gìn giữ cho đến ngày nay.

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề cổ truyền thống với lịch sử hơn 400 năm tuổi. Khi đến đây, du khách sẽ được các nghệ nhân giới thiệu về làng tranh Đông Hồ qua câu ca: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh”

Tranh dân gian Đông Hồ có những nét đặc trưng riêng ở bố cục tranh, giấy in, màu sắc hài hòa… Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó và màu là: gạch non, lá cây, rễ cây đốt thành than. Hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc,ấm no…cho nên thường được treo trong nhà trong những dịp Xuân về.

Trước đây, làng chỉ vẽ tranh để bán trong dịp Tết Nguyên Đán nhưng nay, tranh dân gian Đông Hồ được vẽ cả những ngày thường để phục vụ khách du lịch.

6. Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về làng nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình)

Làng nghề cói Kim Sơn có lịch sử thăng trầm với biết bao nhiêu biến cố của lịch sử vẫn trường tồn với thời gian và phát triển cho tới bây giờ. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng một giống cói,thứ tưởng chừng như không có giá trị lại có được độ mềm mải, óng ả lý tưởng, thích hợp để đan, dệt nên thành những sản phẩm mỹ nghệ thủ công khéo léo, tinh xảo.

Nơi vùng đất Kim Sơn này,. Nổi bật nhất trong số các sản phẩm được hoàn thành dưới đôi bàn tay của những người thợ lành nghề nơi đây phải kể đến chiếu cói. Để dệt nên một tấm chiếu cói quả là một quá trình lao động đầy sáng tạo nhưng cũng rất đỗi vất vả, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chăm chút trong từng khâu, từ chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao để cói có màu đỏ tươi và bền màu, đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu nữa. Người dệt hoa cải đòi hỏi thao tác phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại và mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để khi đan không mắc lỗi.

Ngoài ra, không chỉ có chiếu cói, những người thợ lành nghề nơi Làng nghề cói Kim Sơn còn tạo ra những sản phẩm độc, lạ, có giá trị mà hiếm nơi khác có thể bì được, chẳng hạn như chiếu, mũ, dép, túi sách, hộp, cốc.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
5 169
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm