Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống

Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống gồm Top 6 dàn ý chi tiết tả cảnh hồ nước, dòng sông, con suối theo trình thời gian, không gian... giúp các em học sinh nắm được cách triển khai luận điểm để tự lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh sông nước thật hay, sống động, chân thực và giàu sức gợi.

Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối
Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối

1. Lập dàn ý tả cảnh sông nước ngắn gọn

1. Mở bài: Giới thiệu về dòng cảnh sông nước em muốn tả:

- Dòng sông ấy có tên không? Đó là một dòng sông lớn đi qua nhiều tỉnh hay chỉ đi qua một vùng nhất định?

- Cảnh dòng sông ấy có gì đặc biệt khiến em yêu thích và tả lại?

2. Thân bài

- Tả cảnh dòng sông:

+ Kích thước dòng sông: chiều dài, chiều rộng, chiều sâu - có thể ước chừng

+ Nước sông: trong vắt hay đục ngầu, chảy xiết hay chảy chậm, luôn đứng yên hay dâng lên hạ xuống tùy thời điểm…

+ Đáy sông: là sỏi đá hay lớp bùn đất mềm…

+ Sinh vật: trên mặt sông, trong lòng sông và đáy sông có những loài vật nào sinh sống, chúng là loài tự nhiên hay do con người nuôi

+ Hai bên bờ sông: cảnh tự nhiên (thảm cỏ, cây cối, đường đi…) hay cảnh nhân tạo (nhà hàng, bờ kè, khách sạn…)

- Tả lợi ích của dòng sông:

+ Cầu nối, đường vận chuyển người và hành khách tiện lợi

+ Cung cấp nguồn nước phong phú cho trồng trọt

+ Cung cấp nguồn thủy sản phong phú

- Tả hoạt động của con người với dòng sông:

+ Tắm sông, chèo thuyền trên sông

+ Đánh bắt tôm cá, mùa cua ốc…

+ Chở hàng trên mặt sông

+ Dẫn nước vào ruộng, vườn

3. Kết bài

Tình cảm, cảm xúc của em với con sông mà mình vừa miêu tả.

Tham khảo chi tiết: 

2. Dàn ý tả hồ nước lớp 5

Lập dàn ý tả một hồ nước ngắn gọn số 1

1. Mở bài:

- Dịp hè em có dịp vào thăm gia đình chú và được thăm hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương

2. Thân bài:

- Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam

- Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

- Mặt hồ trải rộng mênh mông, thi thoảng có những làn sóng nhẹ lăn tăn trên mặt nước

- Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo.

- Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò...

* Vai trò:

- Điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây

- Cung cấp nước cho sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận...

Kết bài:

- Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

Dàn ý tả sông nước
Dàn ý tả sông nước

Dàn ý tả Hồ Gươm lớp 5 số 2

1. Mở bài:

Giới thiệu về Hồ Gươm: Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, đây là một di tích gắn liền với lịch sử dân tộc. đồng thời hồ Gươm còn là một danh lam thắng cảnh được nhiều người dân trong nước và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Phong cảnh nơi đây cũng khiến em ngỡ ngàng đến lạ.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát cảnh hồ Gươm:

- Hồ Gươm nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, thuộc tại quận Hoàn Kiếm

- Hồ Gươm gắn với nhiều di tích lịch sử và chiến tích của dân tộc

- Khung cảnh toàn hồ rât êm đềm và sâu lắng

b. Tả chi tiết cảnh hồ Gươm:

* Tả mặt nước Hồ Gươm:

- Mặt nước hồ Gươm đẹp như tranh

- Nước hồ trong xanh

- Mặt nước in bóng mây và cây xanh hai bên đường

- Trên mặt nước chó những vịt bơi

c. Tả cảnh vật xung quanh hồ Gươm:

- Cây côi hai bên hồ um tùm nhưng rất thẳng hàng

- Những chú chim bay ríu rít trên cao

- Tiếng gió rì rào thổi

- Những ngọn cây đung đưa theo gió

- Những người di tham quan đi rất nhiều: những đứa trẻ, những người lớn, những cụ già, những người nước ngoài,...

- Quanh hồ Gươm rất ồn ào và tấp nập

d. Những kiến trúc xung quanh hồ Gươm:

- Cầu Thê Húc

- Tháp Rùa

- Đền Ngọc Sơn

- Tháp bút

- Đài Nghiên

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm là một di tích lịch sử của dân tộc, là một di tích đi suốt với con người Việt Nam. Em sẽ ghé thăm lại hồ Gươm một lần nữa.

3. Lập dàn ý tả dòng sông quê em

Dàn ý tả dòng sông quê em theo trình tự thời gian số 1

1. Mở bài: Giới thiệu con sông.

  • Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
  • Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
  • Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
  • Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.

b) Tả chi tiết:

- Buổi sáng:

  • Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
  • Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
  • Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
  • Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
  • Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
  • Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.

- Buổi trưa:

  • Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
  • Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
  • Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
  • Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
  • Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
  • Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.

- Buổi chiều:

  • Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
  • Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.

- Buổi tối:

  • Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
  • Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
  • Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
  • Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.

3. Kết bài:

  • Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
  • Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.

Dàn ý tả dòng sông quê em theo trình tự không gian số 2

a. Mở bài: Giới thiệu về dòng sông quê em mà em muốn miêu tả

Gợi ý: Trên đường đến trường, ngày nào em cũng đi qua một đoạn bờ kè cạnh dòng sông. Con sông ấy có ở đây từ lâu lắm rồi, người dân vẫn gọi nó bằng cái tên thân thương là sông Khá.

b. Thân bài: Miêu tả dòng sông theo một trật tự nhất định

- Miêu tả khái quát dòng sông:

  • Kích thước dòng sông (bằng số liệu cụ thể hoặc áng chừng, có thể so sánh với các con sông khác hoặc các địa điểm quen thuộc như hồ nước trong công viên, lớp học…)
  • Hai bên bờ sông (là kiến trúc gì: đường đi, bờ kè, công viên, ruộng lúa, dãy nhà cao tầng, nhà hàng…)
  • Nước sông (màu sắc như thế nào, vì sao lại có màu sắc đó, có sự thay đổi theo ngày hay theo mùa không)
  • Dưới lòng sông (có các loài vật, loài cây gì, dưới đáy sông có gì, những đặc điểm đó đem lại lợi ích gì…)

- Miêu tả hoạt động với dòng sông:

  • Hai bên bờ sông (xây bờ kè để chống sụt lún, xây cầu bắc qua sông, xây bậc thang dẫn xuống sông, xây nhà hàng, công viên để ngắm cảnh…)
  • Dưới sông (đánh bắt cá ốc, tàu bè qua lại vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa…)

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho dòng sông đó

Gợi ý: Dòng sông quê em tuy không lớn hay đặc biệt như những con sông lớn đã đi vào thơ ca. Nhưng em vẫn yêu con sông ấy lắm. Bởi tuổi thơ của em chính là những kỉ niệm bên dòng sông này cùng anh chị và bè bạn. Nó chính là một người bạn luôn thầm lặng bên em trên hành trình trưởng thành.

4. Lập dàn ý tả con suối lớp 5

1. Mở bài:

Giới thiệu về con suối: Kì nghỉ hè em có dịp tham quan thác Bạc ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

2. Thân bài:

- Tả cảnh bao quát: Nhìn từ xa, thác như một dải lụa bạc đổ từ trên cao xuống

- Tả cảnh chi tiết:

+ Dòng thác rộng khoảng mười mét, bắt nguồn từ một đỉnh núi có độ cao khoảng 60 mét.

+ Nước từ trên thác đổ xuống rất trong và mát lạnh

+ Cảnh hai bên dòng thác là những bụi cây xanh rì, những tấm rêu xanh....

+ Những dòng nước mát từ thác đổ xuống len lỏi từng tảng đá chảy về xuôi....

+ Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

+ Gió rừng thổi mát, dễ chịu,.....

- Nêu ích lợi của dòng suối:

+ Là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch

+ Điều hoà thời tiết.

3. Kết luận:

Em rất thích thác bạc, về thành phố em sẽ giới thiêu với mọi người.

5. Bài văn tả cảnh sông nước lớp 5

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi! Con sông thân thương!

Xa xa, dáng nằm của con sông Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Có lẽ mặt sông thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm sương đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào. Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi dâu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy…

Ôi dòng sông! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.

Sông ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân.

Tham khảo thêm:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Lớp 5 góc Học tập trên trang HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
43 6.565
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm