(Siêu hay) Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ

Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ là nội dung bài tập Câu 4 trang 13 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều tập 1, bài "Khi bé Hoa ra đời" mà các em học sinh phải hoàn thành. Sau đây là gợi ý giải bài tập chi tiết, đúng chuẩn nhất. Mời các em cùng tham khảo trên HoaTieu.vn.

 Gợi ý Giải Câu 4 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh Diều do HoaTieu.vn thực hiện, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn. 

Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ Khi bé Hoa ra đời
Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ Khi bé Hoa ra đời

1. Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ

Trả lời:

- Các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ Khi bé Hoa ra đời: ông trăng, rời cây, đan, má đỏ.

  • Búp bê được nhân hóa như người bạn "cầm quà đến chơi" với bé.
  • Ông trăng được nhân hóa như một nhân vật có tình cảm: "nghiêng mình trước vành nôi bé nằm" thể hiện sự quan tâm và yêu thương dành cho bé Hoa.
  • Mây và gió được nhân hóa như những người bạn đến thăm bé Hoa.
  • Cây cao được nhân hóa như một giáo viên dạy bé hát ca.

- Các hình ảnh nhân hóa có tác dụng:

+ Làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối và thiên nhiên trở nên gần gũi, gắn bó thân thiết với con người.

+ Làm cho bài văn trở nên sinh động và có hồn hơn rất nhiều so với cách miêu tả bình thường khác.

+ Hơn tất cả, hình ảnh nhân hóa đã khiến người đọc cảm nhận được sự ra đời của bé Hoa là niềm mong ngóng, chờ đợi của tất cả mọi người. Bé sinh ra trong vòng tay trìu mến, tình yêu thương của cha mẹ, người thân yêu.

2. Bài thơ Khi bé Hoa ra đời

(Trích)

Từ khi bé Hoa ra đời

Con cò về đậu vành nôi dẻo mềm

À ơi…lời mẹ cất lên

Dẫu mưa gió với đêm đen kín trời

Con cò vẫn đến vành nôi

Chập chờn cánh trắng vỗ hoài trong mơ.

Từ khi mẹ sinh bé Hoa

Len đan thành áo đợi mùa đông sang

Cây bông làm gối mịn mang

Vải hoa bướm trắng, bướm vàng về bay

Trái hồng má đỏ hây hây

Trái cam chín vội rời cây vào nhà.

Từ khi mẹ sinh bé Hoa

Búp bê tết tóc, cầm quà đến chơi

Ông trăng cao tít trên trời

Cũng nghiêng mình trước vành nôi bé nằm

Mây bay cùng gió vào thăm

Cây cao dạy bé hát thầm lời ca

(Nguyễn Đức Mậu)

3. Nhân hóa là gì? Ví dụ về nhân hóa

Nhân hoá là một phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Biện pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học, khiến tác phẩm ấy trở nên sinh động, có hồn hơn.

Ví dụ như:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

(Trần Đăng Khoa)

Thay vì sử dụng các câu thơ, câu văn đặc tả đơn giản như:

  • Bầu trời đầy mây đen
  • Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, là bay phấp phới
  • Kiến bò đầy đường

Có thể thấy, biện pháp tu từ nhân hoá đã được sử dụng khá nhiều trong đoạn thơ này. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng các từ ngữ như: ông, mặc áo, ra trân, múa, hành quân - những từ ngữ vốn được dùng để gọi người hoặc tả người, nay được dùng để gọi, hoặc tả đồ vật, cây cối, sự vật. Cách dùng này đã gợi tả chính xác và sinh động quang cảnh thiên nhiên trước cơn mưa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi và sống động. Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của sự vật khi trời sắp mưa: hối hả, nhộn nhịp, khẩn trương, đan xen với sự hân hoan. Việc sử dụng biện pháp nhân hoá một cách uyển chuyển, mượt mà như vậy cũng đã thể hiện tài quan sát, ngòi bút miêu tả tinh tế và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
5 65
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi