(Mẫu chuẩn) Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang

Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao? - Giải bài tập về Từ đồng nghĩa Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều. HoaTieu.vn xin đưa ra gợi ý trả lời bài tập về những từ có nghĩa giống nhau, mời các em HS cùng tham khảo.

Gợi ý Giải Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh Diều do HoaTieu.vn thực hiện, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Đề bài: Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều.

Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thưu điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khỏe hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

Theo sách Tiếng việt 5 (2006)

Giải bài tập về Từ đồng nghĩa trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Giải bài tập về Từ đồng nghĩa trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

1. Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang

Trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ "mang" là: đeo, xách, vác, khiêng.

2. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?

Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp là để vừa tránh lặp từ, vừa để phù hợp với từng ngữ cảnh, cách thức hành động của các nhân vật.

Việc sử dụng những từ có nghĩa giống nhau như "đeo", "xách", "vác", và "khiêng" trong đoạn văn là hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh. Mỗi từ đều thể hiện cách thức "mang" khác nhau, phù hợp với kích thước và trọng lượng của từng vật thể. Sự đa dạng trong từ vựng không chỉ làm cho đoạn văn phong phú hơn mà còn giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về các hành động của các nhân vật trong đoạn văn.

Cụ thể:

  • Đeo: Từ "đeo" rất phù hợp khi nói về việc mang ba lô, vì ba lô thường được đeo trên vai.
  • Xách: Từ "xách" cũng phù hợp khi nói về việc mang túi đàn ghi ta, vì túi thường được cầm trên tay.
  • Vác: Từ "vác" phù hợp khi nói về việc mang thùng giấy, vì từ này thường được dùng cho những vật nặng hoặc lớn.
  • Khiêng: Từ "khiêng" rất phù hợp khi nói về việc mang lều trại, vì lều thường có kích thước lớn và cần sức mạnh để nâng lên.

3. Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó

4. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
5 27
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi