Câu chuyện, bài thơ về ý chí, nghị lực

Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực; 1 bài văn tả người là bài tập thuộc nội dung Câu hỏi 1 bài Tự đọc sách báo trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ Top 5 câu chuyện, bài thơ về về ý chí, nghị lực hay và ý nghĩa nhất giúp các em HS có thêm tài liệu tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bài làm của mình.

Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà:

- Hai câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực (tinh thần và hành động quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu tốt đẹp đã đề ra)

- 1 bài văn tả người. (Câu 1 trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều: Tự đọc sách báo).

Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực

Một số câu chuyện, bài thơ về ý chí, nghị lực hay mà các em có thể tìm đọc như: Hai bàn tay (Câu chuyện về ý chí nghị lực của Bác Hồ), Nguyễn Ngọc Ký - Bàn chân diệu kỳ, Nick Vujicic, bài thơ Hãy cố gắng con nhé, bài thơ Niềm Tin và Động Lực...

1. Câu chuyện về ý chí nghị lực

Câu chuyện về ý chí nghị lực của Bác Hồ: Hai bàn tay

CÂU CHUYỆN HAI BÀN TAY

Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Người bạn đột nhiên đáp:

- Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba hỏi tiếp:

- Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

- Có

Anh Ba nói tiếp:

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?

Anh Lê đáp:

- Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?

- Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

Câu chuyện về ý chí nghị lực
Câu chuyện về ý chí nghị lực

Bài học kinh nghiệm: Câu chuyện ngắn gọn nhưng nhắc nhở chúng ta rằng, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho ta những điều bất ngờ, có khi là cả sự thành công.

Tham khảo thêm:

Câu chuyện về ý chí nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký: Bàn chân diệu kỳ

CÂU CHUYỆN: BÀN CHÂN KỲ DIỆU – CẬU BÉ NGUYỄN NGỌC KÝ

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:

- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:

- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?

Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu:

Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.

Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.

Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.

Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.

Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Câu chuyện về ý chí, nghị lực của Nick Vujicic

Có lẽ nhiều người trên thế giới, trong đó có cả người Việt Nam đã từng được nghe câu chuyện về Nick Vujicic - một tấm gương sáng về nghị lực phi thường vượt qua nỗi đau và mặc cảm tự ti về cơ thể khiếm khuyết của mình để trở thành một diễn giả nổi tiếng và thành công toàn cầu. Sau đây, em xin kể cho cô và các bạn cùng lớp nghe câu chuyện về Nick Vujicic.

Nick Vujicic sinh ra đã mắc hội chứng Tetra-amelia bẩm sinh gây ra sự thiếu hụt chân tay.

Nick cảm thấy cô đơn và chỉ muốn tan biến khỏi cõi đời thật sớm, để thoát khỏi đau khổ, tủi nhục, năm lên 8 tuổi, Nick từng muốn tự tử và từng tự dìm mình vào bồn tắm khi lên 10. “Hơn ai hết, tôi cũng đã từng rất tuyệt vọng, đã từng muốn tự tử, trốn chạy khỏi cuộc đời và rất nhiều lần định bỏ cuộc, buông xuôi, nhưng cuối cùng tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng nghìn lần ngã…” - khi nhận thức được sự thật cay đắng, Nick đã thốt lên.

Hằng ngày, Nick vật lộn với công việc tập luyện để tự phục vụ bản thân mình. Nick luôn gắng tập luyện, anh còn tỏ ra vui vẻ, che giấu sự đau đớn thể xác đang rỉ máu, trầy xước.

Anh cũng từng bị chế giễu bởi bạn bè, bị soi mói, dè bỉu, nhưng ý chí, nghị lực vượt khó và tình yêu thương gia đình đã giúp anh vượt mọi rào cản.

Khi mới 17 tuổi, Nick đã tự mình lập nên tổ chức phi chính phủ Life Without Limits (Cuộc sống không giới hạn). Từ đó, anh được mời đi diễn thuyết khắp thế giới để truyền động lực qua những bài diễn thuyết tới tất cả mọi người, đồng thời tiếp thêm hi vọng trong cuộc sống cho những người có hoàn cảnh giống mình

Anh Nick Vujicic đã làm được những điều và đạt được thành công mà không phải người bình thường nào cũng có thể đạt được. Vì vậy, Nick Vujicic luôn là tấm gương sáng về nghị lực phi thường để em học tập và noi theo.

Tham khảo thêm:

2. Bài thơ về ý chí nghị lực

Hãy cố gắng con nhé

Dẫu con lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời mẹ luôn dõi theo con
Chẳng so đo chẳng suy tính thiệt hơn
Chỉ tha thiết mong đời con hạnh phúc.

Trong cuộc sống, dẫu đôi khi có lúc
Điều không may đã xãy đến với con
Con lao đao đau buốt tận đáy lòng
Thì con hỡi, hãy gắng lên con nhé!

Thương con lắm nhưng mẹ lại ko thể
Thốt nên lời…sợ chạm phải nỗi đau
Nén cảm xúc ngầm thỏa hiệp cùng nhau
Giữ im lặng, chôn sâu vào trong ngực.

Rồi như thế bằng tất cả sức lực
Mẹ như con phải trực diện chính mình
Phải chấp nhận với sự thật vô tình
Để đứng vững trên con đường đi tới.
Bài thơ về ý chí nghị lực
Bài thơ về ý chí nghị lực

Niềm Tin và Động Lực

Khi vấp ngã trên con đường dài,
Niềm tin là ánh sáng chỉ lối.
Dù gian nan, dù vất vả,
Động lực sẽ giúp ta vượt qua.

Mỗi bước đi, dù chậm rãi,
Là một phần của cuộc hành trình.
Tự tin vào khả năng của mình,
Sẽ dẫn lối cho những ước mơ.

Đôi khi, bão tố đến gần,
Nhưng niềm tin không bao giờ lụi tàn.
Động lực làm sáng từng bước,
Giúp ta vững vàng giữa phong ba.

Vậy hãy luôn giữ niềm tin vững chắc,
Và động lực mãi mãi trong lòng.
Bởi vì thành công không ở đích đến,
Mà là hành trình với đam mê và sức sống.

4. Bài văn tả người

Gia đình luôn quan trọng đối với mỗi chúng ta. Không giống như mẹ luôn dịu dàng săn sóc. Bố lại luôn nghiêm khắc dạy dỗ hơn rất nhiều. Nhưng đối với em, bố là người mà em cảm thấy yêu mến và kính trọng nhất.

Bố em năm nay đã bốn mươi hai tuổi. Dáng người cao, nhưng tương đối đầy đặn. Làn da của bố rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường kể em rất giống bố ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và phúc hậu. Giọng nói của bố trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên bố. Đôi bàn tay của bố thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả bố đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn.

Bố em làm nghề lái xe, công việc của bố là chuyển những chuyến hàng đi đến khắp mọi miền tổ quốc. Vì vậy, bố thường xuyên phải xa nhà. Mỗi khi có ngày nghỉ, bố lại dành thời gian ở bên gia đình. Bố luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Bố luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng.

Mỗi lần đi xa về, bố đều đem theo về những món quà nhỏ từ những miền đất nơi bố đã từng đi qua. Em rất thích và vui khi được nghe bố kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Đó là động lực giúp em cố gắng học tập thật tốt để tương lai có thể đặt chân đến mọi miền tổ quốc.

Những lúc bố có thời gian rảnh, bố thường đưa em đi chơi. Hoặc khi em đạt được thành tích tốt, bố sẽ tặng cho em những món đồ chơi, sách vở, quần áo mà em muốn. Không chỉ vậy, bố cũng chỉ bảo em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Bố của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi việc buồn vui. Bố vừa là một người thầy, vừa là một người bạn của em vậy.

Em cảm thấy bố là một người cha lý tưởng. Em sẽ nỗ lực học tập thật tốt để bố luôn cảm thấy tự hào về mình. Em rất thương bố của mình.

Tham khảo thêm:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
5 140
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi