Câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp; 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên là đề bài câu 1 trang 78 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều phần Tự đọc sách báo. HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý giải bài tập chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp;
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Tự đọc sách báo về nghề nghiệp trang 78 Tiếng Việt 5 Cánh diều
1. Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp
Bài thơ về nghề nghiệp: Bé làm bao nhiêu nghề
Bé chơi làm thợ nề
Xây nên bao nhà cửa
Bé chơi làm thợ mỏ
Đào lên thật nhiều than
Bé chơi làm thợ hàn
Nối nhịp cầu đất nước
Bé chơi làm thầy thuốc
Chữa bệnh cho mọi người
Bé chơi làm cô nuôi
Xúc cơm cho cháu bé
Mỗi ngày ở nhà trẻ
Bé “làm” bao nhiêu nghề
Chiều mẹ đến đón về
Bé lại là … cái Cún.
Bài thơ về nghề nghiệp ngắn: Bé làm họa sĩ
Bé muốn làm họa sĩ
Để vẽ ông mặt trời
Với những tia nắng ấm
Sáng rực khắp muôn nơi
Bé thích làm họa sĩ
Để vẽ cô và mẹ
Mẹ có đôi mắt tròn
Còn cô cười rất tươi
Bé ước làm họa sĩ
Để vẽ bạn, vẽ trường
Vẽ những gì yêu thích
Đậm hình trên tranh bé
( Phỏng theo thơ của Tạ Minh Thùy )
Bài thơ về chủ đề nghề nghiệp: Xe chữa cháy
Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy?
“ Có… ngay! Có… ngay!”
Phạm Hổ
Bài thơ Làm bác sĩ
Mời mẹ ngồi yên lặng
Để “ bác sĩ” khám cho
Chắc lại đi đầu nắng
Bệnh này là bệnh ho
Thuốc ngọt chứ không đắng
Phải uống với nước sôi
Nếu tiêm thì đau lắm
Mẹ lại khóc nhè thôi
Mẹ bỗng hỏi “ bác sĩ”
Sổ mũi uống thuốc gì?
“Bác sĩ” chừng hiểu ý
Uống sữa với bánh mỳ!
Lê Ngân
Câu chuyện Ba anh em
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình. Ông bố thì con nào cũng quí, thành ra rất phân vân, không biết tính sao cho các con vừa lòng. Bán nhà đi thì có tiền chia cho chúng, nhưng là của hương hỏa nên ông không muốn bán. Sau ông nghĩ được một kế, bảo các con:
– Chúng mày hãy đi chu du thiên hạ, thử gan thử sức một phen. Mỗi đứa học lấy một nghề. Đứa nào giỏi nhất, bố cho cái nhà.
Ba người con lấy làm thích lắm. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn làm thợ cạo, còn người em út muốn làm thầy dạy võ. Ba anh em hẹn nhau ngay về, rồi chia tay ra đi.
Cả ba người đều gặp được thầy giỏi truyền cho biết hết bí quyết nhà nghề. Người đóng móng ngựa được làm việc cho nhà vua và nghĩ bụng: “Phen này, chắc nhà không thoát khỏi tay mình”. Người thợ cạo được sửa tóc cho những nhà quyền quí nên chắc mẩm là được nhà. Anh học võ bị đấm nhiều miếng nhưng vẫn cắn răng chịu, nghĩ bụng: “Nếu sợ bị đấm thì bao giờ được nhà?”.
Đến hẹn, ba anh em trở về nhà. Nhưng chẳng ai biết làm thế nào để thi thố tài nghệ của mình, bèn ngồi bàn với nhau. Đương lúc ấy chợt có một chú thỏ băng qua cánh đồng. Anh thợ cạo reo lên: “May quá, thật là vừa đúng dịp”. Anh liền cầm đĩa xà phòng, đánh bọt, đợi thỏ ta đến gần, anh vừa chạy theo vừa quét xà phòng, cạo râu thỏ mà không hề làm thỏ xầy da chút nào. Người bố khen: “Khá lắm! Nếu hai thằng kia không làm được trò gì hay hơn thế thì cho mày cái nhà”.
Một lát sau có một cỗ xe ngựa chạy qua như bay. Anh đóng móng ngựa nói: “Bố xem tài con nhé!”. Anh liền chạy đuổi theo cỗ xe, tháo bốn móng sắt của một con ngựa và thay luôn bốn móng mới trong khi ngựa vẫn phi đều. Người bố lại khen: “Mày giỏi lắm! Mày chẳng kém gì em mày. Không biết cho đứa nào cái nhà đây!”.
Lúc bấy giờ người con út mới nói:
– Thưa bố, bây giờ đến lượt con, bố cho con thử tài.
Vừa lúc ấy trời bắt đầu mưa. Anh ta rút ngay gươm múa kín trên đầu, người không dính một giọt nước nào. Trời mưa ngày càng to, anh ta múa càng hăng, áo quần vẫn khô như đứng nơi kín đáo. Người bố ngạc nhiên quá reo lên:
– Con thật là tài nhất! Thôi con được cái nhà rồi.
Hai anh cũng phục người em út lắm và đồng ý với cha. Ba anh em rất mực thương nhau nên ở cùng một nhà, mỗi người làm nghề của mình. Họ tài khéo nên kiếm được nhiều tiền. Họ sống sung sướng như vậy mãi cho đến lúc tuổi già, một người ốm chết, hai người kia buồn rầu cũng chết theo. Cả ba anh em vừa khéo vừa giỏi, lại vừa quý mến lẫn nhau, đều được chôn chung một mộ.
Câu chuyện Vẽ chân dung Mẹ
Mẹ vừa ra ngoài một lát mà Đông đã nhớ mẹ. “Con đếm từ 1 đến 3 là mẹ phải về đấy nhé!” – Đông thầm nghĩ và giơ bàn tay ra bắt đầu đếm. Đông đếm mỗi con số kéo dài ra: “Một…” và vểnh tai lắng nghe.
Ngoài cửa vẫn chưa nghe thấy tiếng chân mẹ. “Hai…” – Đông lại đếm con số hai rõ dài, và dỏng tai lắng nghe. Vẫn chưa có động tĩnh gì. Rồi Đông đếm con số ba dài hơn “Ba…”. Vẫn không có động tĩnh gì.
Em bước đến cửa, dán mắt vào khe cửa nhìn ra ngoài, chẳng có ai cả. Mẹ chưa về. Đông nhớ mẹ quá! “Mình sẽ vẽ chân dung mẹ!” Đông vẽ một vỏng tròn rõ to rồi hôn lên vòng tròn to đó. Nhẹ hôn lên hai vòng tròn nhỏ, Đông thì thầm: “Đây là đôi mắt của mẹ”. Đông vẽ tiếp đôi môi của mẹ. Vừa vẽ xong, Đông bổng nghe tiếng gõ cửa và giọng nói quen thuộc của mẹ: “Mẹ đây, cực cưng của mẹ”. Đông vội mở cửa và ào vào lòng mẹ, sung sướng reo lên: “Mẹ!”. Em ôm lấy cổ mẹ thì thầm: “Mẹ, con đếm đến 3 mà mẹ vẫn chưa về. Con hôn lên mắt mẹ thì mẹ về ngay”. Nói xong Đông hôn tiếp lên má mẹ.
Câu chuyện Người làm đồ chơi
Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào chỗ ấy trẻ con xúm lại.
Dạo này, hàng của bác Nhân bỗng ế. Những đồ chơi mới bằng nhựa đã xuất hiện. Một hôm, bác Nhân bảo bác sắp về quê làm ruộng. Tôi suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh:
- Bác ở đây làm đồ chơi cho chúng cháu. Cháu sẽ rủ các bạn cùng mua.
Bác cảm động ôm lấy tôi.
Hôm sau là buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân. Tôi đập con lợn đất, đếm được hơn mười nghìn đồng. Tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.
Gặp tôi chiều hôm ấy, bác rất vui. Bác bảo: “Thì ra, vẫn còn nhiều trẻ nhỏ thích đồ chơi của bác.”.
Bác còn bảo:
- Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Trẻ ở nông thôn thích thứ này hơn trẻ ở thành phố.
Theo XUÂN QUỲNH
Tham khảo thêm:
2. Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên
Bài báo Lính cứu hoả là những người truyền cảm hứng
- Bài báo Lính cứu hoả là những người truyền cảm hứng trên báo Lao động số ra ngày Thứ ba 02/08/2022.
Bài báo “Nghề” bộ đội
- Bài báo “Nghề” bộ đội trên báo Quân đội nhân dân số ra ngày Thứ hai, 01/11/2010.
Bài báo Khám phá chân dung nghề nghiệp của một Biên Tập Viên
- Bài báo Khám phá chân dung nghề nghiệp của một Biên Tập Viên phần 1 đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 20/06/2023, tác giả: Kim Bình
Khi nhắc đến nghề biên tập viên, chắc chắn sẽ rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những người đưa tin trên thời sự. Cùng CareerBuilder tìm hiểu về cẩm nang nghề nghiệp này trong bài viết dưới đây nhé!
Vị trí biên tập viên là gì?
Biên tập viên là người chịu trách nhiệm rà soát, kiểm duyệt tính đúng đắn của nội dung và cách trình bày, đảm bảo nội dung xuất bản được chỉn chu. Đây là một chức danh dùng chung cho các biên tập viên truyền hình, radio, sách, phim,...
Tại các nhà đài, tòa soạn, hãng phim, nhà xuất bản sách, công ty truyền thông,... đều có vị trí biên tập viên. Vị trí này yêu cầu kỹ năng viết lách tốt, sự tỉ mỉ và có chuyên môn trong lĩnh vực đang công tác để đảm bảo chất lượng của nội dung.
Công việc của biên tập viên trong các lĩnh vực
Lĩnh vực Báo chí
Mô tả công việc biên tập viên Báo chí phụ trách là tiếp nhận bài viết của phóng viên, kiểm tra nguồn thông tin, các lỗi sai trong bài và thực hiện biên tập nội dung. Trong lĩnh vực báo chí, biên tập viên chính là người loại bỏ các tin đồn bịa đặt, bảo vệ uy tín của tòa soạn và cung cấp cho người đọc thông tin chính xác.
Ở lĩnh vực này, biên tập viên được chia ra nhiều loại dựa vào quy trình làm việc như: biên tập viên đầu vào, biên tập viên tương tác, biên tập viên đầu ra,...
Lĩnh vực Xuất Bản
Trong lĩnh vực xuất bản, biên tập nội dung sẽ đảm nhận trọng trách về hình thức và cách sắp xếp nội dung bên trong của một quyển sách. Nếu là một người biên tập nội dung xuất sắc, bạn có thể đồng hành cùng tác giả tạo nên một tác phẩm tuyệt vời. Khi đó, biên tập viên và tác giả sẽ thảo luận để tạo nên một cấu trúc hoàn hảo cho một quyển sách. Điều này bao gồm việc chỉnh sửa tiêu đề hấp dẫn thu hút độc giả, chọn bìa sách, hình ảnh minh họa và chỉnh sửa các lỗi chính tả.
Lĩnh vực Truyền hình
Biên tập nội dung lĩnh vực Truyền hình có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Chỉ cần mở tivi thì bạn sẽ bắt gặp các biên tập viên thời sự đang cập nhật thông tin trong ngày.
Tuy nhiên, công việc này không dừng lại ở việc dẫn chương trình. Họ cần tìm kiếm thông tin hoặc nhận thông tin từ các bộ phận khác sau đó biên tập bản tin trở nên hoàn chỉnh. BTV Truyền hình đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, giọng nói chuẩn, truyền cảm, khả năng xử lý tình huống tốt và có ngoại hình ưa nhìn.
Lĩnh vực Website
Biên tập website hay còn được biết đến với tên gọi khác là biên tập viên content. Đây là công việc được những bạn trẻ đam mê viết lách lựa chọn. Các công ty sẽ có một bộ phận biên tập để viết bài phục vụ cho việc xây dựng website, viết bài PR trên các trang.
Biên tập viên mảng Website sẽ không đặt nặng vấn đề xã hội như Báo chí hay Truyền hình. Ho chỉ cung cấp những nội dung được người đọc hoặc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp quan tâm, nội dung phù hợp với mọi lứa tuổi.
Lĩnh vực Phát thanh
Công việc của phát thanh viên cũng tương tự như biên tập viên truyền hình, tuy nhiên, họ chỉ cần thu tiếng trong studio chứ không ngồi trước ống kính như mảng truyền hình. Để ứng tuyển vào vị trí biên tập viên phát thanh thì bạn cần có một giọng nói dễ nghe để truyền đạt thông tin đến các khán thính giả.
Vì sao nên trở thành biên tập viên trong tương lai?
Cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở
Trước đây, nghề biên tập bị giới hạn trong lĩnh vực sách báo, truyền hình hay văn học nhưng ngày nay nghề này đã lấn sân sang lĩnh vực truyền thông. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội mới cho giới trẻ, xóa bỏ đi sự đơn điệu trong công việc.
Thế nhưng song song với đó, nghề biên tập hiện nay cũng yêu cầu nhiều hơn về sự sáng tạo và các kỹ năng khác. Khả năng viết lách tốt và giọng nói hay thôi là chưa đủ. Để trở thành một biên tập viên thế hệ mới, bạn cần nắm bắt xu thế nhanh chóng và không ngừng trau dồi kỹ năng.
Mức lương hấp dẫn
Cũng như những ngành nghề khác, mức lương sẽ dựa vào năng lực, kinh nghiệm và thành tích. Nhưng so với các ngành khác thì thu nhập của biên tập viên được cho là nằm ở mức khá. Nếu bạn tự tin vào năng lực của bản thân thì có thể trao đổi với nhà tuyển dụng để nhận được mức lương xứng đáng.
Ngoài thu nhập tại công ty, các biên tập viên còn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách làm cộng tác viên bên ngoài. Điều này sẽ giúp tăng thu nhập hàng tháng và học hỏi thêm được nhiều lĩnh vực.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động
Biên tập viên sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động. Phổ biến là các cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay đài truyền hình. Môi trường làm việc này sẽ giúp bạn có ý tưởng dồi dào và tiếp xúc được với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực.
Tham khảo thêm:
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Cánh Diều
(Siêu hay) Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
(Siêu hay) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm đã đọc hoặc đã nghe
(Chuẩn) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành ở Bài 3