Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách. Thiên nhiên kỳ thú - hang Sơn Đoòng là hang động thiên nhiên lớn nhất thế giới, và cũng là nơi mà người Việt Nam luôn tràn đầy tự hào khi nhắc đến. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ top bài văn mẫu Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách hay đặc sắc nhất, giúp các em học sinh có thêm ý tưởng viết văn thật hay.
Đề bài: Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách (Câu 5 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 11: Hang Sơn Đoòng - Những điều kì thú).
Giới thiệu về hang Sơn Đoòng
1. Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
Chào mừng quý khách đến với hang Sơn Đoòng - một tuyệt tác của thiên nhiên! Hang Sơn Đoòng được xem là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, với chiều dài lên tới 9 ki-lô-mét và thể tích lên đến 38,5 triệu mét khối. Đây không chỉ là một hang động, mà còn là một hệ sinh thái đặc biệt với khu rừng nguyên sinh tuyệt đẹp và đa dạng loài sinh vật, bao gồm cả những loài không có mắt và cơ thể trong suốt. Hãy sẵn sàng khám phá những bí ẩn của hang Sơn Đoòng và trải nghiệm một cuộc phiêu lưu không giới hạn!
2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
Đến với hang Sơn Đoòng, du khách sẽ không bao giờ thất vọng bởi đây là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới được ghi nhận vào năm 2013, sở hữu một hệ sinh thái đặc biệt. Năm 2014, hang động được bình chọn là một trong 52 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Đến năm 2020, Sơn Đoòng được vinh danh là một trong 20 kì quan phá vỡ kỉ lục tự nhiên.
3. Giới thiệu về hang Sơn Đoòng
Chào mừng quý khách đến với điểm du lịch Hang Sơn Đoòng Quảng Bình nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được các thám hiểm, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và “team” mê khám phá coi là nơi phải đến ít nhất một lần trong đời. Hôm nay tôi sẽ là hướng dẫn viên của đoàn chúng ta.
Thưa quý vị, hang Sơn Đoòng hiện đang nắm giữ “ngôi vương” với danh hiệu hang động lớn nhất hành tinh. Hang động này có tọa độ 17°55’B và 106°14’Đ, nằm tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hang động Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, sát biên giới Việt Lào. Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước làm xói mòn và tạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những hố sụt, lâu ngày tạo thành những vòm hang khổng lồ. Hang có chiều rộng 150 mét, cao hơn 200 mét, chiều dài lên tới gần 9km. Ước tính dung tích của Hang Sơn Đoòng là 38.5 triệu mét khối (tương đương 15.000 bể bơi Olympic).
Với rất nhiều sông ngầm và hồ nước, việc bơi lội trong hang Sơn Đoòng vừa là bắt buộc, vừa là dịp để bạn lưu lại những trải nghiệm thú vị. Nước trong hang lưu thoát liên tục nên rất sạch và mát lạnh, tuy nhiên một số khu vực dòng chảy khá xiết nên bạn phải tuân theo quy định của hướng dẫn viên.
Những bức ảnh tia nắng và sương mù đã tạo nên “thương hiệu” cho hang Sơn Đoòng. Muốn ngắm nhìn và lưu lại hình ảnh tuyệt đẹp này, bạn nên đến đây vào mùa xuân bởi lúc này ánh mặt trời chiếu nghiêng xuyên qua hố sụt của hang. Sương mù giăng khắp trong hang cũng giúp cho khung cảnh trở nên kỳ ảo và đẹp hơn.
Hai khu cắm trại trong hang Sơn Đoòng Quảng Bình chắc chắn là một trong những khu cắm trại đẹp nhất, độc đáo nhất trên thế giới. Cả hai khu đều nằm ở rìa những hố sụt nên bạn có thể ngắm bầu trời sao vào những đêm quang mây.
Hành trình du lịch hang Sơn Đoòng chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa trong đời bạn khi được chứng kiến một kiệt tác thiên nhiên kỳ diệu và hùng vĩ nhất hành tinh này.
4. Thiên nhiên kỳ thú - hang Sơn Đoòng
Sơn Đoòng là hang động lớn nhất hành tinh và cũng là hang động hùng vĩ nhất tại Việt Nam. Hang Sơn Đoòng được Hồ Khanh - một thợ rừng người Phong Nha, Quảng Bình phát hiện ra cửa hang vào năm 1990 và đến năm 2009 thì được nhóm thám hiểm hang động Anh-Việt (The British Vietnam Caving Expedition Team) do ông Howard Limbert dẫn đầu vào thám hiểm, khảo sát và đo vẽ. Hang Sơn Đoòng được nhóm thám hiểm cùng với tạp chí National Geographic công bố là hang động đá vôi tự nhiên lớn nhất thế giới năm 2009. Năm 2013, Hang Sơn Đoòng được tổ chức kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Nguồn gốc tên Hang Sơn Đoòng là kết hợp của 2 từ: Sơn là núi, Đoòng là tên của thung lũng nơi có suối Rào Thương chảy qua, hay còn có ý nghĩa là hang trong núi (đá vôi), và có sông ngầm chảy qua).
5. Thuyết minh về hang Sơn Đoòng
Giữa những cảnh đẹp độc đáo khác lạ của tự nhiên và văn hóa tại Việt Nam. Hang Sơn Đoòng là một điều gì đó mà người Việt Nam luôn ưu ái và tràn đầy tự hào khi nhắc đến. Hang Sơn Đoòng, nơi được công nhận chính thức là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, lớn gấp năm lần so với Hang Deer (Malaysia) - nơi đã giữ danh hiệu đó từ rất lâu trở về trước.
Hang Sơn Đoòng là hang động đầu tiên và cũng là duy nhất trên trái đất sở hữu một khu rừng nguyên sinh, một con sông và hệ thống thời tiết riêng trong hang. Điều này đã được các nhà thám hiểm của tờ báo nổi tiếng thế giới National Geographic xác nhận là một trong những hang động độc đáo nhất thế giới.
Được biết, hang động lớn nhất thế giới này được tìm ra bắt đầu từ một người đàn ông bản địa. Sau này, đội thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã tiếp tục khám phá và công bố. Sơn Đoòng hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước sông Rào Thương ăn mòn qua hàng triệu năm đã tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi. Những vết nứt trên trần hang bị ăn mòn và sụt lún, tạo thành những hố sụt lớn thông ra bên ngoài.
Những giọt nước rơi xuống từ trên trần hang hàng triệu năm tạo nên những viên ngọc trai hang động có kích thước lớn bằng quả bóng chày. Bên trong không gian kỳ vĩ ấy là cả một thế giới tách biệt, cả một kỳ quan thiên nhiên hiếm có khiến cho các nhà chinh phục Sơn Đoòng phải sửng sốt.
Hiện tại, cách duy nhất đến được Sơn Đoòng đầu tiên phải đi bộ băng rừng qua Bản Đoòng – một bản nhỏ của cộng đồng người dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều sinh sống. Từ Bản Đoòng, tiếp tục tiến sâu vào khu rừng Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đến Hang Én – hang động lớn thứ ba thế giới và cũng là cửa hang Sơn Đoòng.
Điểm nổi bật bên trong hang là một khối thạch nhũ tự nhiên đồ sộ trong hang Sơn Đoòng, nhìn từ xa về phía khu vực Hố Sụt thứ nhất có thể nhìn thấy bóng dáng Khối Bàn Chân Chó hiện lên sừng sững, một cảnh tượng kỳ vĩ của hang động lớn nhất thế giới. Từ vị trí này để đến được Hố Sụt thứ nhất phải đi qua một đoạn hang khổng lồ hơn 1km. Từ trên vị trí này có thể gần như chiêm ngưỡng được toàn cảnh hang Sơn Đoòng.
Hố sụt thứ hai của Sơn Đoòng hay còn được gọi là “Vườn Địa Đàng”, từ đây có thể bao quát cả khu rừng ngay phía dưới. Sự hình thành của hố sụt cho phép ánh sáng len lỏi vào trong hang; tạo nên một khu rừng nhỏ với cây cối và thảm thực vật; một hệ sinh thái hang Sơn Đoòng đặc hữu đã có thể tồn tại nhờ có ánh sáng mặt trời.
Bên trong hang có hai bãi trại, bãi trại thứ nhất của hang Sơn Đoòng nằm ngay gần Hố Sụt thứ nhất. Bãi trại nằm trên khu vực nền cát khá phẳng và có tầm nhìn tuyệt đẹp nhìn về phía Hố Sụt thứ nhất. Bãi trại thứ hai còn được gọi là cắm trại bên bờ biển bởi bãi trại này nằm trên nền hang phủ cát trắng như bờ biển vậy. Đây cũng được xem là bãi cắm trại có khung cảnh hùng vĩ nhất thế giới. Đoạn cuối của hang là bức tường thạch nhũ cao 90m và được đặt tên là “Bức tường Việt Nam” và cũng là nơi trần hang cao nhất khoảng 200m, đoạn hang này khá bùn lầy. Khi lên đến đỉnh Bức tường Việt Nam là cửa ra của hang.
Hãng truyền hình BBC khi làm phim về Sơn Đoòng đã nhận định: “Một thế giới kỳ diệu bị quên lãng, nơi chứa đựng những cảnh đẹp không tưởng, là tài sản thiên nhiên vô giá đối với hành tinh chúng ta”.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Lớp 5 góc Học tập trên trang HoaTieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2-3 nghĩa chuyển của các từ: đầu, cao và đặt câu
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành ở Bài 3
Top 10 Mở bài trực tiếp, gián tiếp Tả người thân trong gia đình em
So sánh trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước với bài Đà Lạt
Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Tiếng Việt 5 KNTT
- Tuần 1
- Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
- Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
- Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
- Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 2
- Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa ngắn, hay nhất
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
- Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước
- Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát
- Tuần 7
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
- Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, có dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên, vô số, vô giá, vô hình
- Tuần 13
- Tuần 14
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
- Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em
- Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
- Tuần 15
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc 2 có điệp từ, điệp ngữ
- Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
- Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
- Tuần 16
- Tuần 17
- Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn
- Sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta. Giới thiệu với bạn về công trình kiến trúc đó
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích
- Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
- Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: trẻ thơ, gắn bó, yêu mến
- Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn
- Ghi lại 1-2 hình ảnh em thích trong bài Chiều dưới chân núi và lí do em thích mỗi hình ảnh đó
- Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
- Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,...
- Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tìm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ quả. Đặt câu với từ quả theo nghĩa chuyển
- Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh có hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi
- Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập có từ đồng nghĩa
- Bài văn tả danh lam thắng cảnh lớp 5
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tìm đọc bài văn về vẻ đẹp, việc làm có ý nghĩa, ước mơ đẹp của thiếu nhi
- Viết 3-4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc Lớp 5
- Tìm 2-3 từ có tiếng "dân" đứng trước và đứng sau
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc làm thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân nhỏ tuổi
- Viết báo cáo về một công việc mà nhóm, tổ hoặc lớp em đã thực hiện và kết quả của công việc đó
- Giới thiệu về một gương thiếu nhi mà em đã học trong chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
- Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp có sử dụng đại từ
- Viết 2-3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học có đại từ dùng để thay thế
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 12
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tưởng tượng kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện Trước ngày Giáng sinh
- Ý kiến về nhận định Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 13
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tìm đọc một bản tin về một hoạt động thiện nguyện, trường học xanh-sạch-đẹp, trải nghiệm thú vị
- Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó
- Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt
- Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu: phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp
- Tuần 14
- Tuần 15
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
- Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ
- Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
- Viết 2-3 câu về ngày xuân ở xã Phố Cáo, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp kết từ
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Tuần 16
- Viết 4-5 câu giới thiệu truyện Những lá thư
- Viết 3 – 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ
- Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu
- Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- Tuần 17
- Tìm đọc bài văn về một lễ hội, về mối quan hệ cộng đồng
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với đoàn kết, thân thiết
- Viết 3 – 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3
- Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
- Giới thiệu một tác phẩm về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống
- Đoạn văn nêu nhận xét về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô
- Bài 9
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc trật tự an ninh
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc đã học có cặp kết từ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
- Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông
- Viết đoạn văn kể lại một việc đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở
- Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân hoặc bảo vệ an ninh trật tự
- Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện Sang đường
- Bài 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Báo cáo thầy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua
Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện lớp 5
Kể thêm một đoạn cho câu chuyện Tôi sống độc lập từ thuở bé theo tưởng tượng của em
(Siêu hay) Đóng vai hạt thóc viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình lớp 5