Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây

Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây là hướng dẫn giải bài tập tiết Nói và nghe: Học và hành trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều.

Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau: 1, Nêu ý kiến của em về một câu tục

a, Có cày có thóc, có học có chữ.

b, Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

c, Chậm đến đâu, học lâu cũng biết.

d, Học thầy không tày học bạn.

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo gợi ý giải đề 1 trang 39 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều do HoaTieu.vn thực hiện để hiểu rõ nghĩa của các câu tục ngữ nêu trên và nhanh chóng bài tập theo tiết Trao đổi Học và hành trên lớp nhé.

Câu 1 Học và hành trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Câu 1 Học và hành trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

1, Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây:

a, Có cày có thóc, có học có chữ.

"Có cày có thóc, có học có chữ" nghĩa là có lao động mới có thóc gạo ăn, có chăm chỉ học hành thì mới thành tài được.

Câu tục ngữ này mang ý nghĩa sâu sắc về mối liên hệ giữa nỗ lực lao động và thành quả đạt được trong cuộc sống, khuyến khích mỗi người cần có tinh thần học tập. Chỉ có học tập mới là cách duy nhất để ta có kiến thức, cũng như việc chỉ khi đi cày thì mới có thành quả là thóc gạo để ăn.

Giải nghĩa:

- "Có cày có thóc": Vế đầu của câu nhấn mạnh rằng để có được mùa màng bội thu, người nông dân cần phải chăm chỉ làm việc, cày cấy. Điều này thể hiện sự cần thiết của lao động trong việc tạo ra của cải vật chất.

- "Có học có chữ": Vế sau của câu khẳng định rằng để thành công trong cuộc sống, con người cần phải học hỏi, trau dồi kiến thức. Việc học không chỉ giúp nâng cao hiểu biết mà còn mở ra nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống.

- Em thích câu tục ngữ Có cày có thóc, có học có chữ vì câu tục ngữ cho em thấy bài học về tầm quan trọng của lao động và tri thức để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Qua câu tục ngữ em rút ra được nhiều bài học:

  • Phải chăm chỉ học học hành để nâng cao khả năng và kiến thức
  • Không ngừng nỗ lực, chăm chỉ trong công việc để đạt được thành quả.

- Giải thích thêm:

  • Cày: lật, xới đất lên bằng cách dùng sức trâu bò để kéo dụng cụ làm nông có lưỡi bằng sắt, gang.
  • Thóc: hạt lúa còn nguyên cả vỏ trấu.

b, Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

Dao có mài mới sắc, người có học mới nên nghĩa là dao là một loại kim loại được làm từ sắt thép nếu như để lâu không sử dụng nó sẽ bị han rỉ và không sử dụng được lâu dài, nên cần phải mài thường xuyên để sắc hơn. Người có học mới nên ý là con người cũng cần trải qua học tập và rèn luyện thường xuyên mới có thể trở thành người tài.

Câu tục ngữ là lời khuyên của người xưa về việc học tập. Giống như việc mài dao, con người cần kiên trì, nỗ lực học hỏi mỗi ngày để đạt được thành công rực rỡ.

c, Chậm đến đâu, học lâu cũng biết.

"Chậm đến đâu, học lâu cũng biết nghĩa" là cho dù bạn có chậm hiểu chậm tiếp thu đến đâu thì chỉ cần bạn chăm chỉ siêng năng cố gắng trau dồi kiến thức thì có khả năng làm được, vận dụng được.

Trong cuộc sống, không ai vừa sinh ra đã có cho mình sự thông minh, mà ai cũng cần phải trải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta khẳng định dù bạn có kém cỏi, không có năng lực như những người khác, nhưng nếu bạn “học lâu” hay chính là chăm chỉ, nỗ lực học tập những gì mà bạn chưa tốt, trải qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ hiểu được và có được năng lực như bao người để đi đến thành công.

Giải thích thêm:

  • Chậm đến đâu: kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu
  • Học lâu: vừa thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại vừa sửa lỗi sai của bản thân mình
  • Biết: có khả năng làm được, vận dụng được do học tập, luyện tập

d, Học thầy không tày học bạn.

Học thầy không tày học bạn nghĩa có nghĩa là Học thầy không bằng học bạn. Câu tục ngữ có nghĩa là Học thầy không bằng học bạn.

Câu tục ngữ này không muốn hạ thấp vai trò của người thầy mà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học ở bạn bè. Ngoài thầy cô thì bạn bè và những người xung quanh cũng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều bài học. Không chỉ là bài học về cuộc sống mà nhờ tiếp xúc cùng các mối quan hệ xung quanh chúng ta bắt đầu học được cách đối nhân xử thế.

- Câu tục ngữ đó khuyên ta nên học tập mọi lúc mọi nơi, không kể phạm vi và giới hạn nào, không chỉ học kiến thức từ thầy cô mà còn từ bạn bè

- Qua câu tục ngữ em rút ra được bài học cho bản thân cần phải siêng năng học tập nhiều hơn các kiến thức kỹ năng khác tù mọi người xung quanh

- Em thích câu tục ngữ này vì câu tục ngữ này giúp em cảm thấy có động lực nhiều hơn trong học tập.

Giải thích thêm

  • Thầy: người đàn ông làm nghề dạy học hoặc nói chung người dạy học, trong quan hệ với học sinh (có thể dùng để xưng gọi)
  • Tày: có thể sánh với, sánh như (đồng nghĩa với từ bằng).

2. Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam

Tham khảo gợi ý đáp án ý 2 câu 1 trang 39 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều tại đây:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
6 126
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi