Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô

Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong đó có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). Chỉ ra từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô) đó là đề bài Luyện tập về đại từ Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều tập 1. Sau đây là Top 5 Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô hay chọn lọc, giúp các em HS có thêm ý tưởng làm bài.

1. Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều tập 1

Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong đó có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). Chỉ ra từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô) đó. (Luyện tập về đại từ trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều tập 1).

Giải bài tập Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều tập 1
Giải bài tập Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Cánh Diều tập 1

2. Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong đó có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô)

- Lan là bạn thân nhất của em từ khi em học lớp một đến giờ. Bạn ấy không những xinh xắn mà còn học rất giỏi. Bạn Lan thật sự là một người bạn tốt. (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ Lan).

- Hân học cùng lớp với em, bạn ấy là lớp trưởng (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ Hân).

- Bạn Hoa mới mua bộ váy mới, rất đẹp (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ bộ váy).

- Hoàng Anh lớp tôi học giỏi Toán, cả Tuấn Anh cũng thế. (Từ thế thay thế cho cụm từ học giỏi toán)

- Bạn Hoa đạt điểm cao nhất lớp trong kì thi lần này. Đó là kết quả xứng đáng cho sự nỗ lực, chăm chỉ của bạn. (Từ Đó thay thế cho cụm từ đạt điểm cao nhất lớp trong kì thi lần này)

- Hùng là bạn thân của em, cậu ấy rất thích chơi bóng đá. Hùng thường rủ em ra sân tập luyện vào cuối tuần. (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ Hùng).

- Mai học vẽ rất đẹp. Các bức tranh của bạn ấy luôn được cô giáo khen ngợi. Mai thường tặng em những bức vẽ làm quà. (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là Mai).

- Bạn Hùng có một chú chó rất dễ thương, tên là Bông. (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ là từ chú chó.)

3. Đại từ là gì?

Đại từ là gì?
Đại từ là gì?

a. Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, trong câu cho khỏi lặp lại những từ ngữ ấy.

b. Đại từ xưng hô:

+ Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;…

+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy bạn,…

+ Khi xưng hồ cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

4. Danh từ là gì?

- Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

- Phân loại:

Có 2 loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng.

1. Danh từ chung: Dùng để gọi chung tên của các sự vật. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

- Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật có thể cảm nhận được bằng các giác quan như người, vật, các hiện tượng, đơn vị.

- Ví dụ:

- Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội,...

- Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,...

- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất,...

- Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm).

+ Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,...

+ Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút,...

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, khối, sải tay,...

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, xã, trường, lớp,...

+ Danh từ chỉ tập thể: cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,...

- Danh từ trừu tượng: Là các khái niệm trừu tượng tồn tại trong nhận thức của người, không nhìn được bằng mắt.

- Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui,...

2. Danh từ riêng: Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh.

Ví dụ:

  • Chỉ tên người: Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền,...
  • Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Người, Bác Hồ,...
  • Từ chỉ sự vật được nhân hoá: Cún, Dế Mèn, Lúa,...
  • Từ chỉ tên địa phương: Hà Nội,SaPa, Vũng Tàu,...
  • Từ chỉ địa danh: Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,...
  • Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,...

3. Cụm danh từ:

- Do danh từ chính kết hợp với từ hoặc một số từ khác. Như vậy cụm danh từ là một tổ hợp gồm 2 hay nhiều từ kết hợp lại.

- Cụm danh từ có danh từ chính đứng sau: Các từ đứng trước danh từ thường là những danh từ chỉ số lượng.

+ Ví dụ: mấy bạn học sinh, các thầy cô, những bông hoa, một chiếc ô tô,...

- Cụm danh từ có danh từ chính đứng trước: Các từ đứng sau danh từ thường bổ sung về tính chất, đặc điểm của danh từ chính.

+Ví dụ: áo đỏ, mưa rào, ghế nhựa, con nuôi, bố đẻ, cửa sắt, gà trống, ô tô con,…

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
2 25
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm