Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì?

Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì?" là đề bài Thảo luận câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ Top 5 bài văn về lợi ích của việc tự học, vai trò của tự học hay đặc sắc với những lí lẽ, dẫn chứng trực quan nhất giúp các em HS có thêm thêm ý tưởng mới hoàn thành tốt bài tập của mình.

Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì?
Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì?

1. Lợi ích của việc học

Tự học là gì? Tự học là quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác.

Lợi ích của việc học: Tự học giúp bạn lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện một cách hứng thú. Đồng thời, tự học giúp bạn có tư duy không ỷ lại hay phụ thuộc vào người khác. Người có tinh thần tự học là người luôn chủ động và tự tin trong cuộc sống. Tự học giúp bạn tự biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Đây là con đường ngắn nhất để biến ước mơ và mục tiêu của bạn thành hiện thực.

Dẫn chứng những tấm gương tự học và thành công nhờ tự học: Chủ tịch Hồ Chí Minh (bác đi khắp các nước, vùng lãnh thổ như Anh, Nga, Pháp…, dù là khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết,… ở đâu và làm gì, Bác đều tranh thủ để tự học; Bác đến thư viện đọc sách, nghe những buổi nói chuyện trau dồi kiến thức); Nguyễn Ngọc Ký – một nhà giáo ưu tú Việt Nam (nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh, bị bệnh và liệt cả hai tay nhưng ông cố gắng học tập từ hai đôi bàn chân – luyện viết, làm việc nhà bằng chân – được trao tặng Huy hiệu cao quý của Bác Hồ; tham gia kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5 năm 1963 – được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2… và nhiều thành tích tự hào khác).

2. Vai trò của tự học

Trong một xã hội mà những kiến thức mới xuất hiện không ngừng như ngày hôm nay, thì việc có khả năng tự học là điều vô cùng quan trọng. Tự học là việc chúng ta tự mình tìm kiếm, học hỏi, tiếp thu những tri thức mới. Một người biết tự học là người có khả năng tự đặt ra mục tiêu học tập và kế hoạch học tập để khám phá tri thức cho bản thân mình. Tự học có vai trò rất quan trọng đối với con người. Khi tự học, chúng ta có thể tiếp thu những kiến thức bên ngoài nhà trường, hiểu biết thêm những kiến thức xã hội. Không những vậy, tự học còn giúp con người phát triển khả năng tư duy độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Bên cạnh đó, người có khả năng tự học còn có thể rèn luyện tính kiên trì, tự giác. Với những vai trò như vậy, một người có khả năng tự học sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng của tinh thần tự học, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Bác đã tích luỹ cho mình khả năng giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng, từ đó hỗ trợ đắc lực cho công việc của mình. Khả năng tự học của cá nhân còn là tiền đề cho sự phát triển của xã hội, người Nhật nổi tiếng với việc tự học hết sức nghiêm túc và đất nước Nhật Bản luôn thuộc những nước phát triển nhất thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những người không có khả năng tự học, luôn ý lại, dựa dẫm vào những kiến thức trong nhà trường. Những người đó có vốn hiểu biết hạn hẹp, tư duy thiếu độc lập và khó có được sự kiên trì, tự giác. Là một học sinh còn đang trên ghế nhà trường, em ý thức được tầm quan trọng của việc tự học và sẽ cố gắng tự mình tìm tòi những tri thức mới mẻ để phát triển khả năng của mình.

3. Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì?

Lợi ích của việc học
Lợi ích của việc học

Học tập là một vấn đề rất rộng lớn và mang tính chất giáo dục. Đó cũng là một công việc thiết yếu của mỗi người. Để học tập hiệu quả, con người có nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp đó đều giúp ta thu nhận kiến thức được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một vấn đề đã được đặt ra mà không phải ai cũng nắm được trong con đường tìm tri thức: vấn đề tự học.

Học là thu nhận kiến thức của người khác truyền lại. Học giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng. Tuy nhiên nếu chỉ học tập một cách thụ đồng từ việc tiếp thu kiến thức mà người khác truyền đạt, con người sẽ không thể phát triển bản thân.

Nếu muốn có nhiểu hiểu biết thì không chỉ có thể học đơn thuần mà còn phải tự học. Thế nhưng, nhiều người đã tự hỏi: “Tự học là gì?”. Tự học là tự mình làm giàu vốn kiến thức, tự mình tìm ra những phương pháp khoa học để biên công việc học tập trở nên dễ dàng hơn. Tự học giúp cho chúng ta biến kiến thức, tri thức của nhân loại thành của bản thân; đồng thời tạo thói quen tự suy nghĩ, tự khám phá những điều cần biết, cần học để đi đến sáng tạo. Hay có thể nói, tự học là một phương pháp học thông minh và đạt được kết quả cao hơn so với học thụ động bình thường.

Tự học có thể rất tốt, nhưng tự học như thế nào lại là một vấn đề mà con người cần phải học hỏi và rèn luyện mới có thể đạt được hiệu quả cao.

Có nhiều cách tự học. Tự học sách giáo khoa giúp nắm được lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản. Tự học sách tham khảo giúp ta luyện các dạng bài tập khó hơn và nâng cao sự tìm tòi và ham muốn học tập. Tự học khi nghe giảng bài (bằng phương pháp ghi chép): giúp ta tiếp thu những mẹo, những cách học bài có hiệu quả của những người có kinh nghiệm. Tự học khi làm bài tập sẽ nâng cao ý thức tự làm bài tập và giúp ta nắm chắc kiến thức qua nhiều dạng bài khác nhau. Tự học thuộc lòng lại giúp ta nhớ lâu kiến thức, lí thuyết và tạo phản xạ nhanh nhẹn trong quá trình học và trả lời câu hỏi, luyện trí nhớ. Tự học khi làm thực nghiệm giúp ta một lần nữa được ôn lại lí thuyết, các thí nghiệm qua một mô hình học tập sống động. Tự học khi liên hệ với thực tế là khi chúng ta sử dụng đến vốn kiến thức mà mình có, tạo thói quen suy nghĩ logic và mở rộng tầm hiểu biết. Quả thật, có nhiều phương pháp tự học.

Chúng ta có thể thấy để tìm ra những phương pháp học đúng đắn đã khó. Làm thế nào để tự học hiệu quả càng khó hơn. Chính vì vậy, mỗi người phải biết tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tìm ra phương pháp tự học hiệu quả.

Có một điều mà chúng ta có thể khẳng định nếu mỗi người đều thực hiện tốt các khâu tự học trên sẽ có thể trở thành một người giỏi giang, có tầm hiểu biết khá lớn, có ý chí học tập bền bỉ và mạnh mẽ, và sẽ thành công trên con đường phía trước. Học mà đi với tự học thì chúng ta sẽ khó có thể thành công. Quả mới thấy được tự học đóng vai trò to lớn như thế nào.

Như vậy, tự học là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình học tập của mỗi người.

4. Thảo luận Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì?

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết nhưng không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh...Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệm của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

5. Viết đoạn văn về lợi ích của việc tự học

Ý thức giúp con người có những hành động chính xác, chuẩn mực, không chỉ giúp chúng ta tạo ra của cải vật chất mà còn giúp ta rèn luyện một tâm hồn đa dạng màu sắc. Một trong những ý thức quan trọng mà ta cần rèn luyện chính là tinh thần tự học. Tự học là việc mỗi cá nhân sử dụng quỹ thời gian của mình để tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình. Ngoài ra nó còn giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn. Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Lại có những người học hỏi được nửa chừng thì bỏ dở, không đến được vạch đích,… những người này khó có được thành công và sẽ sớm bị xã hội đào thải. Tự học là một đức tính tốt không chỉ giúp mỗi chúng ta rèn luyện để nâng cao kiến thức mà còn góp phần chung vào sự phát triển của toàn xã hội. Mỗi người hãy cố gắng học tập, tích lũy cho bản thân mình những điều bổ ích nhất có thể để phát triển bản thân và cống hiến toàn diện cho xã hội.

6. Nghị luận về lợi ích của việc tự học

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết nhưng không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh...Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệm của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì ? - mẫu 4
Sự phát triển ngày càng văn minh, hiện đại của xã hội là dẫn chứng rõ ràng nhất để chứng minh cho sức mạnh vĩ đại của con người, chúng ta có thể làm được mọi thứ! Tuy nhiên, trong chặng đường phát triển ấy, không người nào có thể làm được điều gì đặc biệt nếu thiếu đi kiến thức. Nhưng kiến thức không tự nhiên mà có, muốn có, ta phải học. Và tự học là phương pháp quan trọng, hữu hiệu nhất để chiếm lĩnh kiến thức.

Tự học là tự mình học tập mà không cần ai đôn đốc, nhắc nhở. Nghĩa là nằm ở ý thức rèn luyện, sự chủ động đối với kiến thức, sự chăm chỉ, tích cực và độc lập tìm hiểu của riêng cá nhân mà học tập.

Tự học - chìa khóa dẫn đến thành công

Tự học có nhiều hình thức. Đầu tiên là tự học ở nhà, thể hiện ở việc chuẩn bị bài, soạn bài, đọc sách tham khảo, lên mạng tra cứu và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học sẽ học trên lớp... Đồng thời cũng ôn lại những kiến thức cũ đã học để nắm chắc bài vở hơn. Tiếp nữa là tự học khi đến lớp, thể hiện ở việc ta chú ý nghe giảng, phát biểu, trả bài, thảo luận bài và tự mình làm bài tập, bài kiểm tra. Việc tự học này sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu ta biết tự lên một thời gian biểu học tập cụ thể ở nhà lẫn trường học. Tự học cũng có khi là tự bản thân mày mò, đôi khi cũng cần có sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy cô. Thế nhưng, tự học không chỉ thể hiện ở những điểm đó, với phạm vi bó gọn trong nhà trường. Biểu hiện của tự học còn được thể hiện ở việc ta tìm ra những ý tưởng làm bài mới, nhiều mặt khác của vấn đề, học được những điều bổ ích trong gia đình, ngoài xã hội. Tự học lúc này không chỉ thể hiện ở phương diện lĩnh hội tri thức nữa mà thể hiện cả trong việc tu dưỡng và rèn luyện nhân cách, đạo đức của người học.

Tự học là chìa khóa dẫn đến thành công. Tự học giúp chúng ta nhớ lâu, hiểu sâu và toàn diện kiến thức, vững căn bản, từ đó dễ dàng vận dụng bài học một cách hữu ích vào thực tế, cuộc sống. Việc tự học hình thành cho mỗi cá nhân ý thức chủ động, tự lực học và hành, không phụ thuộc hay ỷ lại vào người khác. Từ tự học, ta phát hiện được những khiếm khuyết của bản thân mà tôi luyện, sửa chữa, bổ sung. Tự học còn khơi dậy tính năng động, sáng tạo, niềm đam mê học tập của học sinh hơn, giúp học sinh hứng thú với bài vở, chủ động với kiến thức và có nhiều động lực học hành. Và hiển nhiên, khi khâu tự học được hoàn thành tốt thì đồng nghĩa với việc thành tích học tập sẽ ngày càng tiến bộ. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương thành công từ tự học, chúng ta có thể thấy, thủ khoa của các trường đại học, các kỳ thi lớn cấp quốc gia, những học sinh khi được hỏi tại sao có thể đạt thành tích cao như vậy, họ đều trả lời là nhờ những bí quyết tự học của riêng mình.

Phương pháp tự học hiệu quả

Dẫu biết tự học là cần thiết nhưng vẫn có nhiều học sinh xem nhẹ. Cụ thể là các em bỏ bê tự học để rồi chạy đi học thêm tràn lan, phụ thuộc quá nhiều vào bài giảng giáo viên dạy trên lớp, không mở mang thêm những nguồn kiến thức mới. Hậu quả của việc này dẫn đến tình trạng học tủ, học vẹt, học chạy đua theo thành tích, hoặc học chỉ để “lấy lòng” giáo viên. Điều này chỉ càng khiến cho việc học tập sa sút, không vững kiến thức và hình thành những quan điểm sai lầm về việc học tập.

Chính vì tự học rất quan trọng nên chúng ta cần trang bị cho mình phương pháp tự học đúng đắn và hiệu quả. Khi ở nhà, ta phải có ý thức chuẩn bị bài vở, làm bài tập thầy cô đã giao và tìm tòi thêm những nguồn kiến thức khác. Chủ động tiếp nhận những vấn đề thời sự trên báo chí, truyện sách... cũng là một cách tự nâng cao hiểu biết. Khi đến lớp, cần chú ý nghe thầy cô giảng bài, vận dụng tất cả thao tác để học tập: mắt đọc bài, tai nghe giảng, tay ghi bài, động não suy nghĩ. Hơn nữa, đừng bó gọn phạm vi học tập ở trường học, cần kết hợp tự học ở nhà, ở trường lẫn ngoài xã hội. Bên cạnh đó, để dốc hết toàn tâm toàn ý học hành, mỗi học sinh cần sáng suốt tránh xa những thú chơi vô bổ như game online, những tình cảm ngoài luồng... Một điều quan trọng khác là khi tự học, ta cần biết tinh lọc, tiếp thu những cái có ích và loại bỏ cái chưa toàn diện. Đôi khi, ta cũng cần có sự giúp đỡ của thầy cô, người thân. Có như vậy, tự học mới thu lại kết quả tốt nhất.

Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, đại dương kiến thức của nhân loại cũng ngày càng mênh mông, nếu mỗi con người không muốn bị tụt lại phía sau, thì không có con đường nào đúng đắn hơn tự học. Tất cả những thiên tài, nhà bác học, doanh nhân thành đạt… của thế giới không ai đi đến đỉnh vinh quang mà bỏ qua con đường tự học. Thế nên, mỗi cá nhân cần lấy đó làm gương mà phấn đấu, tự học nhiều hơn nữa. Biết đâu mai này trong lịch sử được nhắc lại, ta cũng sẽ được nêu gương như họ.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Lớp 5 góc Học tập trên trang HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
11 1.792
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm